- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa
Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa
Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng... nghĩa là thai năm ngang hay chéo trong tử cung. Vậy ngôi ngang là ngôi có trục của thai căt trục của tử cung. Khi chuyển dạ, ngôi xuống thấp hơn và thường trình diện vai trước eo trên, nên ta có thể sò thấy được mỏm vai, lúc đó gọi là ngôi vai và có mốc là mỏm vai. Vậy ngôi vai là ngôi ngang, nhưng ngôi ngang chưa có ý nghĩa là ngôi vai.
Tỷ lệ ngôi vai theo Dumont là 0,3%; Pinard là 0,8%; Việt Nam từ 0,3 - 0,5%.
Nguyên nhân
Hay gặp ở người đẻ nhiều, còn gọi là ngôi ngang ở những sản phụ này là ngôi ngang ngẫu nhiên, loại này chiếm tới 84% các ngôi ngang và dễ xoay thành ngôi dọc.
Ở người con so ít gặp hơn, khoảng 1-5%. Thường do dị tật của tử cung, không xoay thành ngôi dọc được. Dị tật hay gặp là tử cung hình tim, hoặc đáy tử cung có u, hay vách ngăn.
Do rau tiền đạo, làm cho ngôi không bình chỉnh được. Theo Vermelin nó chiếm tới 20% các ngôi vai. Gần đây tỷ lệ này ngày càng giảm, có lẽ các nguyên nhân gây ra rau tiền đạo giảm bớt.
Ngoài những nguyên nhân thường gặp đã nêu trên, ngôi ngang có thể do chửa nhiều thai, nhiều ối, hoặc do thai chết lưu - làm mất sự bình chỉnh theo quy luật Pajot. Ngôi ngang còn do khung chậu bất thường (khung chậu cong, khung chậu hẹp). Cũng có khi do hậu quả xấu của các phẫu thuật ở tiểu khung, gây xơ dính, làm cho trục của tử cung bị lệch. Ngôi ngang còn do dây rau ngắn, ối ít, thai không bình chỉnh được. Đẻ non cũng đồng thời là nguyên nhân và hậu quả của ngôi ngang (vì dễ vỡ ối non).
Phân loại
Dựa vào sự tương quan của thai nằm trong tử cung so với người mẹ, người ta có thế gặp nhiều tư thế của thai. Chẳng hạn dựa vào hai yếu tố đầu và lưng của thai, ta có:
Đầu ở bên phải: lưng ở trước, lưng ở sau, trên, dưới.
Đầu ở bên trái cũng vậy: lưng có thể ở dưới, trên, sau hay trước.
Để đơn giản và có lợi cho xử trí lâm sàng, nhiều tác giả chỉ phân loại ngôi ngang đâu bên phải hay bên trái, lưng ở trước hay ở sau so với người mẹ. Theo cách phân loại này, người ta ít thấy ít gặp loại lưng sau. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn có thê gặp ngôi ngang có lưng ở trên đáy tử cung, loại này dễ làm nội xoay thai hơn là loại lưng ở dưới, chân ở đáy tử cung.
Khi ngôi ngang biến thành ngôi vai thì ta có điểm mốc của ngôi; và như vậy ngôi vai cũng có các thế và kiểu thế như ngôi khác. Nghĩa là có hai thế và bốn kiểu thế chính. Nếu viết theo ký hiệu thì ta có: VchFT, VchFS, VchTT, VchTS. Khi làm nội xoay người ta chỉ cần biết hai yếu tố mỏm vai và lưng. Mỏm vai ở bên trái hay phải, lưng ở trước hay sau, trên hay dưới, từ đó sẽ suy ra phải đưa tay nào vào tử cung và kéo chân nào của thai nhi.
Triệu chứng
Trước chuyển dạ
Hỏi:
Thường sản phụ kể cho ta những tiền sử sản khoa có liên quan đến ngôi ngang. Ví dụ đẻ nhiều lần, đã bị phẫu thuật ở tiểu khung, đã từng đẻ ngôi ngang hoặc tử cung có tật hay dị dạng...
Nhìn:
Tử cung có hình bất thường: bè ngang, hình tim, tử cung hai sừng, tử cung lệch phải, lệch trái.
Sờ nắn:
Eo trên rỗng, đầu và mông nằm ở hai bên, thăm âm đạo thấy đoạn dưới thành lập kém.
Nghe:
Thường tim thai nghe rõ ở vùng quanh rốn.
Siêu âm hoặc chụp Xquang:
Siêu âm hoặc chụp Xquang bụng nếu thai đã trên 35 tuần hoặc đã chết, kết quả sẽ có hình ảnh của một thai ngang - trục của thai cắt trục của tử cung, có khi cột sống của thai nằm ngang đáy tử cung hay ngang eo trên khung chậu, đầu ở mạng sườn, hạ sườn hay hố chậu.
Khi chuyển dạ
Nhìn sẽ rõ hơn những hình thù của tử cung nhưng sờ nắn lại khó hơn vì có cơn co chuyển dạ, cơn đau, sản phụ sẽ phối hợp không tốt vói thầy thuốc.
Đặc biệt cần lưu ý trong chuyển dạ là tim thai hay bị mất đột ngột vì nhiều lý do, lý do hay gặp là sa dây rau hoặc ngôi vai buông trôi.
Thăm âm đạo, nếu cô tử cung xoá mở, có thể sờ được mỏm vai, mảng xương sườn, hõm nách. Trường hợp vỡ ối có thể sờ phải dây rau hay chi bị sa. cần khám thật can thận, đầy đủ để tiên lượng và xử trí hợp lý.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng thì dâu hiệu có giá trị nhất là tiểu khung rỗng, sờ thấy đầu và mông ở hai bên mạng sườn hay hố chậu. Khi chuyển dạ ở mức độ cho phép thì sờ thấy mốc của ngôi, mạng sườn hay hõm nách.
Chẩn đoán là ngôi vai buông trôi
Ngôi vai buông trôi là một ngôi ngang không được theo dõi hoặc theo dõi không tốt, lơ là, bị buông trôi thả nổi khi chuyển dạ, khi vỡ ối tự nhiên, dây rau hoặc chi bị sa vào âm đạo, cơn co tử cung cường tính, bóp chặt lấy thai làm suy thai hoặc chết thai. Như vậy không nên nhầm ngôi vai buông trôi với ngôi vai sa tay. Có thế một trường hợp ngôi ngang được theo dõi tốt nhưng vẫn bị sa tay, nghĩa là trường hợp này không phải bị buông trôi thả nối.
Chân đoán phân biệt
Phân biệt với ngôi đầu sa tay:
Ngôi đầu thì mông ở đáy tử cung, tiểu khung không rỗng mà đầu trình diện trước eo trên. Còn ngôi ngang thì ngược lại, tiểu khung rỗng, đầu và mông ở hai bên mạng sườn hay hố chậu.
Phân biệt với ngôi ngược hoàn toàn:
Khi ngôi ngược hoàn toàn, nếu nhầm chân là tay, mông là bụng sẽ chẩn đoán nhầm là ngôi ngang sa tay, nhất là những trường hợp cổ tử cung chưa mở nhiều, đặc biệt dễ nhầm nếu thai lưu hoặc non tháng.
Tóm lại chẩn đoán phân biệt đối vói các ngôi khác khi gặp ngôi ngang hoặc ngôi vai cần khám kỹ, đầy đủ, nếu còn nghi ngờ có thể nhờ siêu âm hoặc Xquang.
Tiến triển
Một ngôi ngang với thai và mẹ bình thường không bao giờ đẻ được, do đó không có cơ chế đẻ. Muốn đẻ được phải xoay thành ngôi dọc. Một trường hợp thai chết lưu, hoặc thai quá bé, khung chậu bình thường, thai có thể đẻ được đường dưới, khi đó thai phải gấp đôi thân mình để đẻ, mà không theo một cơ chế nào. Vì vậy ngôi ngang hay ngôi vai phải được chẩn đoán sớm, theo dõi và xử trí tốt trước và trong khi chuyến dạ, nếu không sẽ biến thành ngôi vai buông trôi, hoặc vỡ tử cung, chết thai, có khi chết cả mẹ.
Xử trí
Phải xử trí sớm và tích cực.
Trước chuyển dạ
Ngày xưa khi phát hiện ngôi ngang lúc mang thai người ta thường ngoại xoay thai đê biên thành ngôi dọc. Thủ thuật này có nhiều tai biến cho con và mẹ, có thê làm chêt thai hoặc vỡ tử cung và cũng chỉ thực hiện ở người con dạ.
Ngược lại, ngày nay điêu kiện và phương tiện cho phép chúng ta mổ lấy thai an toàn hơn xưa, vì vậy thủ thuật này hầu như bị cấm.
Ngoại xoay thai:
Phải làm nhẹ nhàng, cân thận vì nguy cơ vỡ ối sa dây rau. Xoay cực đầu hay cực mông vê eo trên sau đó khám và quản lý thai nghén, theo dõi chuyển dạ, cuộc đẻ tiến triển như bình thường.
Ngoại xoay thai thời điểm tốt nhất 34-36 tủần. Tuyệt đối không ngoại xoay thai sớm (32 tuần) vì thòi điểm này thường là ngôi mông, thai có khả năng tự bình chỉnh trong tử cung. Cũng không làm muộn quá 36 tuần bởi vì thai to, khó làm.
Khi ngoại xoay thai phải thực hiện dưới siêu âm, làm tại cơ sở có phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm viện theo dõi.
Tai biến ối vỡ, sa dây rau, máu tụ sau rau, gây chuyển dạ sớm.
Nội xoay thai:
Mục đích: biên ngôi ngang thành ngôi mông bằng cách cho tay vào buồng tử cung nắm được chân thai nhi kéo xuống.
Thủ thuật này chỉ thực hiện trong chuyển dạ, khi cổ tử cung mở hết, tử cung không có sẹo mô củ. Thường sau nội xoay thai, tiến hành đại kéo thai ra luôn khi có suy thai cấp (thai thứ 2 trong thai đôi).
Khi chuyển dạ
Nếu là con so thì chỉ định mổ tuyêt đối, nếu thai đã chết thì tuỳ vào phương tiện và trình độ kỹ thuật của từng nơi mà cắt (huỷ thai) hoặc mổ đường trên.
Nếu con dạ, phải thăm khám kỹ và cân nhắc, hoặc là nội ngoại xoay kết hợp (tức nội xoay), hoặc mo, kế cả trường hợp thai đã chết. Khi có chỉ định nội xoay thì phải theo dõi sát, nhất là tim thai. Chờ đủ điều kiện mới nội xoay. Thủ thuật nên tiến hành ở phòng mo, kết hợp với bác sỹ gây mê hồi sức chặt chẽ. Sau nội xoay có tai biến hoặc khi nội xoay thấy khó khăn thì mo được ngay.
Trong khi mổ, phải lấy thai nhanh ngay sau khi phá màng ối, nếu chậm, tử cung sẽ bóp chặt lấy thai, rất khó lấy và dễ gây sang chấn cho thai. Ớ trường hợp ngôi vai buông trôi, mặc dù thai đã chết, cũng lấy khó nếu tử cung quá tăng trương lực, để xử trí trường hợp này nên dùng thêm thuốc giãn cơ, chờ ít phút cho tử cung mềm lại hãy lấy thai. Có tác giả khuyên rạch dọc đoạn dưới để vết rạch rộng và xoay thành ngôi dọc trước khi lấy, cũng có the rạch chữ T ngược hoặc rạch đường giữa thân và đoạn dưới. Tuy vậy chỉ bất đắc dĩ mới phải làm như trên, đặc biệt ở những sản phụ còn sinh đẻ.
Trong trường hợp có thể, nên cho những sản phụ có ngôi ngang nằm viện trước chuyển dạ để chuẩn bị các xét nghiệm và thủ tục cần thiết, hoặc để có thêm điều kiện tìm ra nguyên nhân đến ngôi ngang, giúp cho việc xử trí, tiên lượng tốt hơn.
Tóm lại, thái độ xử trí trước chuyển dạ, trong chuyển dạ còn phụ thuộc vào tình trạng của thai (tuổi thai, sức khoẻ của thai...) và tình trạng của mẹ, độ xoá mở cổ tử cung, tình trạng ối, nguyên nhân của ngôi ngang...
Tiên lượng
Cho mẹ
Nói chung nếu được phát hiện sớm, xử trí tích cực sẽ có tiên lượng tốt hơn.
Cho thai
Trước đây tử vong chu sản chung cho ngôi ngang theo Vermelin là 56%. Ngày nay đã giảm đi rất nhiều, nhờ có sự quản lý thai nghén và phương tiện chẩn đoán sớm. Theo nội san sản phụ khoa 1961 của Việt Nam, tử vong con là 35% - mẹ 3%. Có thể nói tiên lượng cho ngôi ngang phụ thuộc rất nhiều vào sự chẩn đoán sớm, vào nguyên nhân dẫn đến ngôi ngang và những biến cố sản khoa kèm theo (như rau tiền đạo, ối vỡ sớm, vỡ non, sa dây rau, non tháng...). Hiệu quả và sự an toàn của phương pháp chẩn đoán, xử trí góp phần không chỉ cho một cuộc đẻ ngôi ngang.
Phòng ngừa
Chúng ta có thể làm giảm tỷ lệ ngôi ngang, hoặc làm giảm những nguy hiểm do ngôi ngang bằng cách làm giảm những nguyên nhân dẫn đến ngôi ngang, tăng cường quản lý tốt thai nghén để phát hiện sớm ngôi ngang, khi đẻ tránh những thủ thuật không có chỉ định hoặc không đủ điều kiện, tiến hành thủ thuật hay phẫu thuật nhẹ nhàng, theo dõi sát khi chuyến dạ, sinh đẻ ở những nơi có trang bị và kỹ thuật tốt.
Bài viết cùng chuyên mục
Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, vàng da do có sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu, da nhìn thấy màu vàng khi lượng bilirubin trên 2mg% ở người lớn và trên 7mg% ở trẻ sơ sinh.
Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai
Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.
Bài giảng sinh lý kinh nguyệt
Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc.
Bài giảng thai già tháng
Khoảng 3- 12% thai nghén vượt quá tuần 42, nhưng thực tế thì tỷ lệ thai già tháng không vượt quá 4% (do không nhớ ngày kinh cuối cùng chính xác, hoặc thời gian phóng noãn chậm).
Bài giảng đau bụng kinh (thống kinh)
Thống kinh là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.
Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa
Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.
Bài giảng sản giật
Sau cơn co giật toàn thân, bệnh nhân thở vào được một hơi dài, tình trạng thiếu oxy tạm thời chấm dứt. Nhưng sau đó lại có những cơn kích động, nét mặt lại nhăn nhúm.
Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Bài giảng ngôi trán trong sản khoa
Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.
Bài giảng chẩn đoán ngôi thế kiểu thế
Thai được bao bọc bởi một khối lượng nước ối lớn. Thai nằm trong buồng tử cung theo tư thế đầu cúi gập, lưng cong, chi trên gấp trước ngực, chi dưới gấp trước bụng.
Bài giảng chửa ngoài tử cung
Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.
Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa
Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.
Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh
Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.
Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.
Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai
Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.
Bài giảng khối u đệm buồng trứng
Khối u đệm buồng trứng thường là lành tính, hoặc độ ác tính thấp. Khoảng 50% khối u đệm buồng trứng là không có hoạt động nội tiết và hàu hết khối u đệm buồng trứng là u tế bào hạt (granualosa cell tumors).
Bài giảng sốt rét và thai nghén
Sốt rét là một bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét ác tính, vì nó đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi. Người ta nhận thấy tiên lượng thường xấu đối với người có thai con so bị bệnh sốt rét ác tính.
Bài giảng viêm âm đạo cổ tử cung
Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.
Bài giảng ung thư niêm mạc tử cung
Ung thư niêm mạc tử cung là các khối u phát triển từ niêm mạc tử cung, là một loại ung thư thường gặp ở người lớn tuổi. Có hơn 80% bệnh nhân ung thư niêm mạc tử cung gặp ở người mãn kinh, trong đó có khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyến của nội mạc tử cung.
Bài giảng thai chết lưu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.
Bài giảng viêm ruột thừa khi mang thai
Chẩn đoán viêm ruột thừa trong lúc mang thai thường khó khăn hơn bình thường vì điểm đau không điển hình; đặc biệt nếu viêm ruột thừa xảy ra trong chuyển dạ.
Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung
Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).
Bài giảng song thai (thai đôi)
Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.
Bài giảng u nguyên bào nuôi
Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.
Sử dụng Estrogen trong phụ khoa
Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.