Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa

2014-11-28 11:37 PM

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Tỷ lệ: 1/50 ca đẻ

Trong chuyển dạ có thể cúi hơn biến thành ngôi trán.

Nguyên nhân

Ngôi mặt nguyên phát rât ít. Đa sô ngôi mặt thứ phát, xảy ra trong chuyển dạ khi ngôi cao, bình chỉnh kém, dễ di động.

Các yếu tố thuận lợi cho ngôi mặt

Vê phía mẹ: khung chậu hẹp, dị dạng tử cung, tử cung hai sừng, tư thế tử cung lệch bên hay đô ra trước, tử cung có u xơ ở eo, tử cung nhão do đẻ nhiều lần.

Về phía thai: thai to, đâu to, u ở cổ, cột sống bị gù, thai vô sọ.

Về phần phụ của thai: rau tiền đạo, dây rau ngắn, cuốn cổ, đa ối.

Cơ chế đẻ trong ngôi mặt

Lọt: đường kính lọt hạ cằm thóp trước 9,5cm. Lọt không khó khăn. Khi lọt mặt trình diện hoàn toàn ở eo trên. Lọt đối xứng, trung tâm của ngôi cũng là trung tâm eo trên. Đường kính hạ cằm thóp trước trùng đường kính chéo (đặc biệt đường kính chéo trái 12cm) trong khi đường kính ngang lưỡng gò má (8,5 - 9cm) dê dàng lọt theo đường kính khác. Tuy vậy đường kính lớn nhất của ngôi chưa lọt ngay, sẽ lọt sau.

Xuống và quay: giai đoạn quyết định có thể đẻ đường dưới được hay không. Đường kính thượng châm vai (pre-sterno syncipital 13,5 - 14cm không có thê đi qua eo trên. Vì vậy phải tránh đường kính này, mà phải xuống theo đường kính lưỡng mỏm vai nhỏ 9,5cm. Tiên triên ngôi hoàn toàn phụ thuộc vào hướng quay của đầu.

Hướng ra trước: đầu phải quay 45° đối với kiểu thế trước, và 135° với kiểu thế sau. Quay phải sớm để đưa cằm về dưới khớp vệ trước khi ngôi xuống. Sự trượt của cằm dưới khớp vệ là có thế bởi chiều dài lớn nhất của co tương xứng với chiều dài của khớp vệ, cho phép triệt tiêu đường kính đường kính lớn nhất. Lấy cằm làm điếm tựa đầu quay xung quanh xương vệ, chẩm nằm trong hõm xương cùng, khối đầu thân không thành một khối. Ngôi theo trục trước sau của eo dưới, cho phép đầu sổ ra ngoài.

Hướng ra sau: cằm không thể sổ theo kiểu thế sau vì chiều dài xương cùng lớn hơn chiều dài cổ xương ức, gây vướng vào thành sau khung chậu, mà thành sau dài hơn khớp vệ so với kiểu thế trước. Ngôi không thể xuống được.

Sổ: cằm vệ sổ được, cằm cùng không sổ được vì thóp trước sẽ cố định ở dưới khớp vệ, sau đó ngửa dần cho tới đường kính ức thóp trước (15cm). sổ cằm vệ: hạ cằm cố định dưới khớp vệ, sau đó đầu cúi dần để xuất hiện đường kính hạ cằm trán, hạ cằm thóp trước, hạ chấm cằm. Sau khi số xong đường kính hạ chẩm cằm thì đầu sỗ hoàn toàn. Tuy nhiên nguy cơ rách tầng sinh môn do đường kính hạ chấm cằm 13,5cm.

Tiên lượng

So với ngôi chỏm, tiên lượng không tốt bằng. Thời gian chuyển dạ lâu hơn, ối phồng dễ gây vỡ ối sớm gây nhiễm khuấn ối. Đối với kiểu cằm sau thì khó khăn hơn nhiều vì ngôi có the bị mắc kẹt trong tiếu khung gây vỡ tử cung. Tiên lượng tốt với kiểu cằm sau thì khó khăn hơn nhiều vì ngôi có thế bị mắc kẹt trong tiểu khung gây vỡ tử cung. Tiên lượng tốt với kiếu cằm trước nhưng khi sổ dễ bị rách âm hộ âm đạo vì đường kính sổ của thai quá lớn.

Tiên lượng đối với thai không tốt vì chuyển dạ lâu, nhiều khi phải can thiệp bằng íorceps dễ gây sang chấn sọ não. Nếu đẻ được, thai có dấu hiệu uốn khuôn, mặt tím, phù, đầu dài, thân ưỡn cong.

Chẩn đoán

Trong khi có thai

Nhìn: không có gì đặc biệt, vẫn có thể thấy biểu hiện ngôi đầu, tử cung hình trứng.

Nằm: là phương pháp duy nhất cho biết rõ. Đầu ở phía dưới, chúc vào eo trên. Kiểu cằm trước, khó nắn thấy lưng, bướu chẩm và rãnh gáy, nắn rõ cằm hình móng ngựa, và nắn rõ các chi. Nếu là kiểu cằm sau, nắn thấy bướu chẩm to, tròn, rắn, giữa bướu chẩm và lưng có rãnh gáy, gọi là dấu hiệu nhát dìu (trừ trường hợp thai vô sọ), khó nắn thấy cằm và các chi.

Nghe: tim thai không có gì đặc biệt, vị trí tim thai ở vùng quanh rốn.

Thăm âm đạo không rõ vì cổ tử cung chưa xoá mở.

Chụp phim Xquang: thấy hình ảnh cột sống uốn cong, có thể phát hiện thai dị dạng, thai vô sọ hay có u bất thường ở cổ.

Trong khi chuyển dạ

Nhìn, nắn và nghe cũng giống như trong khi có thai nhưng khó hơn vì có cơn co tử cung. Có thể thấy dấu hiệu gợi ý đầu cúi không tốt.

Thăm âm đạo cần phải thăm khám nhẹ nhàng không gây chấn thương cho thai (ví dụ mặt). Là dấu hiệu chính phát hiện ngôi mặt. Khi ối chưa vỡ khám khó khăn vì ối phồng, ngôi cao, phải cẩn thận tránh vỡ ối, khám khi không có cơn co tử cung. Khi ối đã vỡ cố tử cung mở, luôn sờ thấy đường khớp giữa hai xương trán, sống mũi và hai hố mắt, hai lỗ mũi, hàm trên mồm, hàm dưới hình móng ngựa. Nhận rõ mỏm cằm là xác định ngôi. Không bao giờ sò được thóp trước.

Chẩn đoán thế và kiểu thế

Mốc ngôi mặt là mỏm cằm:

Thê: năn lưng bên nào thì thê bên đôi diện vì cằm đối diện với lưng.

Kiểu thế vị trí cằm so các phần khung chậu.

Có 4 kiểu thế lọt:

Cằm chậu trái trước (CaCTT) 20%.

Cằm chậu phải sau (CaCFS) 30%.

Cằm chậu phải trước (CaCFT) 27%.

Cằm chậu trái sau (CaCTS) 10%.

Chỉ có các kiểu thế trước mới đễ đàng quay ra trước trở thành cằm vệ mới đẻ được đường dưói.

Chẩn đoán phân biệt

Ngôi trán: không bao giờ được nhầm vói ngôi trán vì là ngôi không có cơ chế đẻ đường dưới. Trong ngôi trán không sờ được mồm và cằm.

Ngôi mông: khi nào có bưóu huyết thanh to mỏi nhầm với ngôi mông không toàn. Dễ nhầm hai má với mông. Phân biệt bằng cách khám ngoài thấy đầu ở trên mạng sườn, thăm âm đạo phân biệt mồm với hậu môn (bằng cách cho ngón tay thăm dò nếu là mồm có phản xạ mút, nếu là hậu môn có phân xu, chú ý chỉ phân biệt được khi ối đã vỡ).

Thái độ xử trí

Phải dựa vào tiến triển của ngôi.

Trong ngôi mặt phải loại trừ thai dị dạng: thai hình "ống máng" (đầu biến dạng, dài ra phía sau, môi và mi mắt phù nề). Thai vô sọ để đẻ đường dưới tự nhiên.

Nếu ngôi mặt kiểu cằm trước, khi chuyển dạ giữ ối đến cùng, chờ cổ tử cung mở hết, ngôi tiến triển tốt đầu ngửa hẳn và xuống, quay về cằm vệ, khi thai sổ phải cắt tàng sinh môn rộng.

Nếu ngôi mặt kiểu thế sau, theo dõi chuyển dạ sát sao, bảo vệ ối. Nếu vỡ ối, ngôi chưa quay về cằm trước phải mổ lấy thai.

Ngôi mặt nếu khung chậu không cân xứng với thai nhi, kèm theo yếu tố đẻ khó (con so lớn tuổi, tiền sử sản khoa nặng nề, vỡ ối) nên mổ lấy thai.

Ngôi mặt thai chết, huỷ thai bằng kẹp nát đáy sọ và lấy thai bằng đường âm đạo.

Nếu có dấu hiệu vỡ tử cung phải mổ lấy thai.

Hàm trên cố định bờ dưới khớp vệ, đầu cúi dần để các phần mũi, trán, thóp trưóc, chấm, hạ chấm ra dần, sau đó đầu ngửa, hạ chẩm tỳ vào hai ngành bên âm hộ, đầu ngửa dần để mồm và cằm sổ ra. Khi sổ chẩm tầng sinh môn phải dãn tối đa và chỉ định cắt tầng sinh môn rộng rãi. Đó cũng là chỉ định của thai non tháng và thai bé. Phần sau đẻ bình thường.

Triệu chứng

Trong khi có thai

Trong khi có thai không chẩn đoán được ngôi trán vì ngôi này chỉ xảy ra trong chuyên dạ.

Khi chuyển dạ

Thăm âm đạo: chỉ có chẩn đoán là ngôi trán khi khám thấy ngôi đã cố định vào tiểu khung, tất cả ngôi còn cao có thể cúi thêm để trở thành ngôi chỏm. Khi thăm âm đạo sờ thấy trán ở giữa tiểu khung có đường khớp giữa hai xương trán, sờ thấy thóp trước hình trám 4 cạnh, 4 góc, sờ được hai hốc mắt, gốc mũi và hai lỗ mũi, có thể thấy hàm trên. Không sờ thấy thóp sau, mồm và cằm.

Mốc của ngôi trán là gốc mủi, nó nỗi lên, hình tháp, cứng không bao giờ bị phù nề cả khi có bướu huyết thanh, hai bên sờ thấy gờ hốc mắt, phía trên là lông mày.

Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như đã mô tả, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chụp Xquang thai và siêu âm cho phép xác định ngôi thai khó chẩn đoán khi thấy đầu ngửa, tăng phần rỗng của tiểu khung. Ngoài ra còn loại trừ được thai dị dạng như vô sọ, não úng thuỷ tránh mổ lấy thai không cần thiết.

Chẩn đoán ngôi thế kiểu thế

Dựa vào mốc của ngôi là thóp trước ở vị trí nào so với khung chậu người mẹ để chẩn đoán.

Ngôi mũi chậu trái trước và mũi chậu phải sau lọt theo đường kính chéo trái.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Bài giảng sốt rét và thai nghén

Sốt rét là một bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét ác tính, vì nó đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi. Người ta nhận thấy tiên lượng thường xấu đối với người có thai con so bị bệnh sốt rét ác tính.

Bài giảng u tuyến vú và thai nghén

Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng ung thư vú (Breast cancer)

Đặc biệt ung thư vú liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở những phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn 9 lần so với thông thường.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén

Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.

Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì

Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.

Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản

Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, vàng da do có sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu, da nhìn thấy màu vàng khi lượng bilirubin trên 2mg% ở người lớn và trên 7mg% ở trẻ sơ sinh.

Bài giảng viêm ruột thừa khi mang thai

Chẩn đoán viêm ruột thừa trong lúc mang thai thường khó khăn hơn bình thường vì điểm đau không điển hình; đặc biệt nếu viêm ruột thừa xảy ra trong chuyển dạ.

Bài giảng chẩn đoán thai nghén

Nghén: Là sự thay đổi của người phụ nữ do tình trạng có thai gây nên. Nghén được biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi về khứu giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.

Bài giảng chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén

Chảy máu âm đạo trong thời gian này là triệu chứng thường hay gặp, do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đòi hỏi các bác sỹ phải chẩn đoán được nguyên nhân để kịp thời xử trí, vì có những trường hợp chúng ta phải can thiệp để giữ thai.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).

Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ

Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.

Bài giảng u nang buồng trứng

Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng gây mê gây tê cho mổ lấy thai

Thai nghén làm cơ thể mẹ có những thay đổi quan trọng nhằm thích nghi với điều kiện sinh lý mới. Những thay đổi này liên quan đến các hormon, sự tiến triển của tử cung có thai và tăng nhu cầu của chuyển hoá.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Bài giảng ối vỡ sớm, ối vỡ non

Quan điểm về ối vỡ sớm trước tuần 37 vẫn đang còn tranh cãi. Ở nhiều nước trên thế giói quan niệm ối vỡ non hay ối vỡ sớm chỉ là một và được định nghĩa ối vỡ là rách màng ối.

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng

Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.