- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng giác hút sản khoa
Bài giảng giác hút sản khoa
Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Giác hút sản khoa là một dụng cụ thông dụng trong sản khoa. Năm 1848 Sỉmpson đã sáng tạo ra một dụng cụ kiểu giác hút ngày nay dựa trên nguyên tắc dùng lực hút chân không tác động lên ngôi thai để kéo thai ra ngoài trong những trường hợp thai không sô được. Dụng cụ có nhiêu nhược điểm, có thể gây tai biến cho thai nhi nên không được sử dụng rộng rãi. Năm 1954 Malmstrom đã cải tiến dụng cụ cho hoàn chỉnh, từ đó được sử dụng rộng rãi hơn.
Tên gọi thông dụng theo quốc tế: vacuum extractor. Hiện nay có hai loại hay được sử dụng:
Giác hút bơm tay.
Giác hút bơm điện.
Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng vì người ta cho rằng tỉ lệ sang chấn trẻ sơ sinh còn rất cao. Trái lại, ở châu Âu thì lại được sử dụng phổ biến, thậm chí có khi còn quá lạm dụng. Ở Việt Nam, việc sử dụng giác hút sản khoa cũng có nơi rất phổ biến, có nơi thì lại rất hạn chế.
Tuy đánh giá về giác hút không giống nhau ở các nước, nhưng tất cả các tác giả đều công nhận rằng đây không phải là một thủ thuật vô hại. Tai biến xuất huyết nội sọ hay tổn thương não có thể xuất hiện tức thời hay nhiều ngày sau đẻ bằng giác hút. Những di chứng tâm thần, vận động có thể nhiều năm sau mói biểu hiện. Sau Malmstrom đã có hai cải tiến quan trọng nhằm đơn giản hoá việc sử dụng. Bird đã thay đổi cấu trúc của nắp và gần đây là sự thay thế bằng nắp plastic mềm.
Mô tả dụng cụ
Giác hút bơm điện hay bơm tay đều là một hệ thống hút kín bao gồm có hai phần:
Bộ phận tạo áp lực chân không
Bơm ngược chiều để hút khí ra. Bơm tay thì giống như bơm xe đạp, còn bơm điện thì dùng động cơ điện để hút không khí ra.
Bình thuỷ tinh có thể tích từ 650 - 1000ml.
Nút lọ bằng cao su có thể điều chỉnh không khí vào hay ra theo ý muốn.
Áp kế âm nối với bình thuỷ tinh qua nút cao su. Áp kế âm ghi sẵn từ 0 - 1 kg/cm2.
Vít áp lực để giữ được áp lực âm.
Bộ phận kéo
Dây cao su nối liền bình không khí với dây xích.
Các loại nắp kim loại để chụp ngôi thai vói nhiều kích cỡ khác nhau: số 4,5 và 6 với các đường kính tuơng ứng là 40, 50 và 60mm. Bề sâu của nắp là 15mm.
Dây xích dài 50 - 60cm, một đầu có gắn mảnh kim loại tròn áp chặt vào đáy nắp, một đầu gắn với tay cầm. Dây xích được luồn trong một dây cao su.
Tay cầm hình chữ thập rỗng ở trong, trong đó có luồn một cái đinh để xuyên qua một mắt của dây xích giúp cho giữ chắc khi kéo. Tay cầm được nối liền với bìn^i thuỷ tinh bởi dây cao su.
Tác dụng của giác hút
Hiện nay tác dụng duy nhất của giác hút sản khoa là kéo. Nhờ có áp suất âm năp kim loại sẽ bám chặt lây đâu thai nhi tạo ra một bướu huyết thanh trên nền xương sọ cứng do vậy có thê kéo được thai nhi ra ngoài trong những trường hợp sản phụ rặn không sô. Ta có thê tính được lực bám dính theo công thức sau đây:
F = P.π.R2
Với F là trị số của lực bám dính tính bằng kgF p là trị số áp suất chân không trong hệ thống tính bằng kg/cm2.
Π = 3,1416.
R là bán lánh của nắp giác hút tính bằng cm.
Lực bám dính này có trị số bằng với trị số của lực kéo tối đa cho phép trên lý thuyết cùng phương nhưng ngược chiều. Khi lực kéo vượt qua trị số này sẽ làm bật nắp giác hút.
Một điểm cần chú ý là khi kéo phải kéo theo phương thẳng góc với nắp giác hút. Nếu phương này bị nghiêng đi một góc alpha thì khả năng bật nắp giác hút tỉ lệ thuận với độ lớn của góc nằy.
Điều kiện
Phải hết sức tôn trọng và nắm vững điều kiện của giác hút. Đó là vấn đề then chốt của sự thành công và ít đưa đến sang chấn cho thai nhi: khung chậu và thai nhi phải tương xứng, nghĩa là thai có thể lọt và sổ được.
Cổ tử cung phải mở hết.
Mẹ còn sức rặn.
Thai còn sống.
Ngôi chỏm.
Ngôi đã lọt trung bình hoặc lọt thấp.
Ối đã vỡ.
Cơn co tử cung phải tốt.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định về phía mẹ
Mẹ rặn lâu không chuyển.
Mẹ rặn yếu cho chuyển dạ kéo dài.
Tầng sinh môn rắn làm cho thai nhi không sô được.
Mẹ mắc các bệnh nội khoa ở mức độ nhẹ: hô hấp, tim mạch, nhiễm độc thai nghén.
Chỉ định về phía thai
Suy thai, tim thai nhanh trên 160 lần/phút.
Các kiểu thế sau, ngang không quay tốt. Vì giác hút ưu điểm hơn forcefs là không làm tăng đường kính số.
Chống chỉ định
Về phía mẹ:
Mẹ bị mắc các bệnh toàn thân nặng như suy tim, tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp.
Doạ vỡ tử cung.
Sẹo mổ cũ ở tử cung.
Khung chậu bất thường, khung chậu hẹp eo giữa, eo dưới.
Cổ tử cung chưa mở hết.
Về phía thai:
Thai non tháng, thai suy dinh dưỡng, thai kém phát triển trong buồng tử cung.
Suy thai cấp.
Các ngôi thai bất thường.
Ngôi thai chưa lọt.
Thai dị dạng, đặc biệt là não úng thuỷ.
Bướu huyết thanh to.
Kỹ thuật giác hút
Chuẩn bị
Chuẩn bị như chuẩn bị làm forcefs.
Về phía mẹ:
Vệ sinh: thông đái, thụt tháo phân, sát khuẩn âm hộ.
Chuân bị tư tưởng cho thai phụ để cho thai phụ phối hợp rặn khi kéo thai nhi. + Hồi sức thai nhi nếu cần.
Về phía thai:
Nghe lại tim thai.
Chuẩn bị các phương tiện để hồi sức sơ sinh nếu cần thiết.
Dụng cụ:
Kiểm tra lại các bộ phận của giác hút và dụng cụ cần thiết để đón thai.
Thầy thuốc và người phụ:
Thăm khám lại toàn bộ thai phụ, kiểm tra lại ngôi thế, kiểu thế, độ lọt và các điều kiện.
Rửa tay, mặc áo đi găng, đội mũ và khẩu trang.
Kỹ thuật
Thì 1: Đặt nắp
Ngón cái và ngón trỏ tay trái banh môi lớn âm hộ, tay phải cầm nghiêng nắp lách vào âm đạo đặt trên nền xương của ngôi thai, nên đặt tránh các thóp và đường khớp, lý tưởng nhất là đặt vào xương chấm.
Chọn cỡ nắp cho thích hợp, nên đặt nắp có kích cỡ to nhất có thể được.
Thì 2: Bơm và kéo
Bơm: hút từ từ và theo dõi trên áp kế cho đến -0,2kg/cm2 sau đó kiểm tra lại xem nắp giác hút có hút vào cố tử cung hay không, tiếp tục hút cho đến khi áp suất âm đạt đến -0,7-0,8kg/cm2 trong thời gian 3-5 phút.
Kéo: kéo thẳng góc với ngôi thai, luôn luôn giữ cho nắp giác hút không bị hở, kéo đều tay và chỉ kéo bằng lực của cang tay, kéo theo trục của ống đẻ, kéo trong cơn co tử cung và kết hợp vói sức rặn của sản phụ.
Thì 3: Kéo cho đến khi ngôi thai lách qua được hai bướu đỉnh của âm hộ thì mở
từ từ vít áp lực để cho không khí vào trong bình thuỷ tinh, sau đó tháo từ từ nắp giác hút ra và đỡ đẻ như bình thường. Sau khi sổ rau cần kiếm tra lại thành âm đạo, cỗ tử cung, tầng sinh môn. Khám sơ sinh cần thăm khám kỹ vị trí đặt nắp giác hút.
Tai biến
Gồm các tai biến gàn và di chứng xa, các tai biến cho mẹ và cho con.
Tai biến cho mẹ ít hơn so với forcefs
Vỡ tử cung và rách cỗ tử cung hiếm gặp.
Rách âm đạo và tầng sinh môn.
Bí đái: có thể thấy do tổn thương vùng cổ bàng quang.
Tai biến cho con không nặng nề như trong trường hợp forcefs
Trầy da đầu và khối máu tụ dưới da đầu thường gặp. Đa số các trường hợp tự khỏi sau 3-5 ngày.
Xuất huyết dưới màng xương hiếm gặp hơn.
Xuất huyết não, màng não cũng có thể gặp và tần số gặp khác nhau tuỳ theo nghiên cứu của từng tác giả.
Tỷ lệ tai biến cho con tăng lên rõ rệt trong các trường hợp bật nắp giác hút, áp lực âm quá lón, hay thời gian thực hiện thủ thuật kéo dài.
Ưu điểm và nhược điểm của giác hút
Ưu điểm
Không cần gây mê.
Tôn trọng được sinh lý của cuộc chuyển dạ (cơn co và cơn rặn).
Thủ thuật đơn giản và nhẹ nhàng.
Có thể áp dụng được rộng rãi.
Nên tôn trọng các điều kiện và chỉ định thì rất ít tai biến.
Nhược điểm
Chỉ định hạn chế.
Đối với mẹ: không thể áp dụng cho các trường hợp mẹ bị bệnh lý.
Đối với thai nhi: chỉ làm được đối với trường hợp ngôi chỏm, trong một số trường hợp nhất định còn có thể gây nhiều thương tổn cho thai nhi.
Kết luận
Giác hút không thể thay thế được cho mổ lấy thai cũng như cho forcefs. Mỗ lấy thai, forcefs hay giác hút đều có những chỉ định riêng. Rất nhiều trường hợp giác hút không có chỉ định chính vì quyền lợi của mẹ cũng như của con.
Cần phải tôn trọng triệt để các điều kiện và các chỉ định, chống chỉ định.
Tuyệt đối không phải vì giác hút dễ dàng mà ta lạm dụng, dễ gây nhiều tai biến cho mẹ và cho con.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng u nguyên bào nuôi
Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.
Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản
Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.
Bài giảng nhiễm độc thai nghén ba tháng cuối thai kỳ
Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng cuối thai kỳ gồm ba triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp và protein niệu.
Bài giảng chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ
Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ bao gồm tất cả các trường hợp sản phụ bị chảy máu âm đạo vì bất kỳ nguyên nhân gì khi chuyển dạ, trước và sau khi thai ra khỏi tử cung trong vòng 6 giờ đầu sau khi đẻ.
Bài giảng bệnh tim và thai nghén
Sau đẻ lưu lượng tim trở lại bình thường trong thời kỳ hậu sản. Lưu lượng tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ (vú, tử cung), cho thai và phần phụ của thai. Khối lượng máu tăng, nên lưu lượng máu phải tăng theo.
Tư vấn xét nghiệm HIV, AIDS ở phụ nữ có thai
Về nguyên tắc, tư vấn HIV/AIDS là tư vấn riêng biệt. Tuy nhiên, riêng tư vấn trước xét nghiệm có thế được lồng ghép một phần với giáo dục - truyền thông cho từng nhóm nhỏ.
Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai
Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.
Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa
Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.
Bài giảng thai nghén có nguy cơ cao
Thông qua bệnh sử giúp các thầy thuốc phát hiện được các yếu tố nguy cơ và xử trí sớm được các yếu tố nguy cơ. Việc khai thác bệnh sử một cách liên tục giúp cho thầy thuốc phát hiện được những tình trạng bệnh tiến triển khi có thai mới bộc lộ ra.
Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì
Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.
Bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên
Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.
Bài giảng thiếu máu và thai nghén
Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).
Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung
Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.
Bài giảng ngôi mông sản khoa
Ngôi mông là một ngôi bất thường. Là một ngôi có khả năng đẻ đường dưới nhưng dễ mắc đầu hậu vì vậy nếu không được chẩn đoán sớm, tiên lượng tốt và xử lý thích hợp thì nguy cơ cho mẹ và thai sẽ rất cao.
Bài giảng đa thai (nhiều thai)
Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.
Bài giảng tia xạ và thai nghén
Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X
Bài giảng viêm ruột thừa khi mang thai
Chẩn đoán viêm ruột thừa trong lúc mang thai thường khó khăn hơn bình thường vì điểm đau không điển hình; đặc biệt nếu viêm ruột thừa xảy ra trong chuyển dạ.
Bài giảng bệnh vú lành tính
Ở phụ nữ trưởng thành kích thước và hình dạng bình thường của vú có thể thay đổi đáng kể. Khi đứng, núm vú ngang với khoảng gian sườn bốn, có thể thấy vú trải dài từ xương ức đến đường nách trước và vùng được gọi là đuôi nách.
Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa
Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.
Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung
Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).
Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén
Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.
Sử dụng Estrogen trong phụ khoa
Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.
Bài giảng thăm dò trong phụ khoa
Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.
Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai
Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.