- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng các phương pháp đình chỉ thai nghén
Bài giảng các phương pháp đình chỉ thai nghén
Đình chỉ thai là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện trong điều kiện đảm bảo và do cán bộ y tế đủ trình độ đảm trách. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai nghén nên thực hiện ở các tuyến y tế có đủ điều kiện, nhằm giảm các tai biến có thể xảy ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong các trường hợp có thai ngoài ý muốn vì những lý do khác nhau (như công tác, kinh tế khó khăn...) thì việc đình chỉ thai là cần thiết.
Đình chỉ thai là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện trong điều kiện đảm bảo và do cán bộ y tế đủ trình độ đảm trách. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai nghén nên thực hiện ở các tuyến y tế có đủ điều kiện, nhằm giảm các tai biến có thể xảy ra.
Đình chỉ thai hiện nay gồm hai phương pháp: nội khoa và nạo hút thai.
Phá thai nội khoa (đối với tuổi thai không quá 49 ngày)
Các thuốc sử dụng
Mifepristone (RU 486): là 17 Norsteroid có tính kháng Progesterone, có hiệu quả gây thai chết. Mifepristone tranh chấp các thụ thể progesteron.
Misoprostol (Cytotec, Alsoben): là một prostaglandin E1 có tác dụng gây co tử cung.
Cách sử dụng
Cho bệnh nhân uống 1 viên Mifepristone 200mg, theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng toàn thân trong 15 phút. Sau 36 - 48 giờ uống Misoprostol (400mcg), theo dõi sau 4 giờ. Việc dùng Misoprostol tại nhà là an toàn với điều kiện người phụ nữ dễ dàng đến cơ sở y tế không quá 30 phút bằng bất cứ phương tiện gì.
Có thể cho uống thêm Paracetamol, Papaverin.
Đa số trường hợp sẽ sẩy thai tự nhiên một thì, không cần phải nạo kiểm tra buồng tử cung.
Nếu sau khi sẩy thai, ra máu nhiều thì nạo cầm máu cho kháng sinh, theo dõi 5 - 7 ngày.
Hút thai chân không
Chỉ định
Tuổi thai ≤ 12 tuần.
Chống chỉ định
Nhiễm trùng đường sinh dục cấp.
Kỹ thuật
Cho uống thuốc giảm đau trước nửa giờ.
Khám xác định kích thước và tư thế tử cung
Thay găng vô khuẩn.
Sát khuẩn âm hộ, trải săng sạch.
Đặt van âm đạo, sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo.
Gây tê tại cổ tử cung.
Đo buồng tử cung bằng ống hút.
Nong cổ tử cung nếu cần.
Hút thai.
Kiểm tra chất hút.
Xử lý dụng cụ và chất thải theo quy trình.
Sau thủ thuật, cần theo dõi 30 phút, cho kháng sinh uống trong 5 - 7 ngày và hẹn tái khám sau 7 ngày.
Bệnh nhân có thể ra ít máu một vài ngày, không sốt, không đau bụng, kinh nguyệt thường trở lại sau 1 tháng.
Thủ thuật được coi là kết quả khi tử cung không to lên sau 2 tuần thăm khám lại và xét nghiệm thai nghén âm tính. Nếu xét nghiệm còn dương tính và siêu âm còn sót tổ chức thì nên hút lại.
Nong và nạo thai
Chỉ định
Tuổi thai từ 8 đến 12 tuần lễ và ở những nơi chưa thực hiện hút thai.
Kỹ thuật
Giảm đau toàn thân.
Đặt van âm đạo, sát khuẩn âm đạo, cổ tử cung, sau khi đã khám để xác định độ lớn và tư thế của tử cung.
Nong cổ tử cung từ số nhỏ đến lớn tuỳ tuổi thai.
Dùng kẹp hình tim luồn vào buồng tử cung, khi chạm vào đáy tử cung thì lùi lại một ít để gắp thai.
Dùng thìa nạo lại lòng tử cung. Khi niêm mạc tử cung sạch, người nạo có cảm giác gờn gờn ở đầu thìa.
Đo lại buồng tử cung (nếu cần).
Xử lý dụng cụ và chất thải.
Trong khi gắp và nạo lòng tử cung, có thể truyền 5 đơn vị oxytoxin trong dung dịch Dextrose 5% hay tiêm bắp 5 - 10 đơn vị oxytoxin để tử cung go tốt và tránh thương tổn niêm mạc tử cung.
Sau nạo xong cần cho kháng sinh 5 - 7 ngày, theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn, ra máu kéo dài, sốt, đau bụng...
Các tai biến có thể xảy ra trong và sau nạo thai
Choáng do đau.
Chảy máu do đờ tử cung, sót rau, rách hoặc thủng tử cung.
Thủng tử cung, bệnh nhân cảm giác đau chói, có dấu xuất huyết nội. Cần theo dõi sát, để phát hiện kịp thời, có thể can thiệp bằng phẫu thuật nếu cần.
Nhiễm trùng sau nạo do sót rau, hay do không được vô khuẩn cần cho kháng sinh mạnh, sau 1, 2 ngày thì nạo lại.
Dính buồng tử cung do hút, nạo gây tổn thương niêm mạc tử cung. 2, 3 tháng sau nạo không có kinh, kèm đau bụng vùng tiểu khung. Có thể xác định bằng chụp buồng tử cung có thuốc cản quang, siêu âm.
Nhiễm trùng nặng, tử vong, đặc biệt trong các trường hợp nạo phá thai không an toàn.
Nong và gắp thai
Chỉ định
Tuổi thai từ 13 đến 18 tuần.
Kỹ thuật
Phương pháp này chỉ áp dụng ở các bệnh viện thành phố, tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Cần thận trọng với các trường hợp dị dạng sinh dục, có sẹo mổ cũ và các bệnh nội khoa.
Sử dụng thuốc Misoprostol (Cytotec) để làm mềm cổ tử cung.
Nong cổ tử cung bằng que nong, sau đó dùng bơm chân không ống hút lớn (12mm) kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra.
Sau thủ thuật cần theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung trong vòng 4 giờ.
Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. Hẹn tái khám sau 10 - 15 ngày để xử trí kịp thời các tai biến có thể xảy ra.
Tư vấn nạo phá thai
Thảo luận kỹ với khách hàng về quyết định chấm dứt thai kỳ.
Cần nói rõ sự nguy hiểm và những tai biến có thể xảy ra trong lúc nạo phá thai và những hậu quả của nó.
Sau khi nạo phá thai, cần nói rõ các dấu hiệu nguy hiểm cho khách hàng biết để đến khám ngay, tránh tình trạng chậm trễ gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng của khách hàng.
Cần thông tin về các biện pháp tránh thai, hướng dẫn lựa chọn biện pháp thích hợp và sử dụng đúng, để tránh có thai ngoài ý muốn.
Nói rõ các dấu hiệu có thai sớm để khách hàng nhận biết, hạn chế các trường hợp phá thai lớn gây hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.
Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén
Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.
Bài giảng cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước
Ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.
Bài giảng phù phổi cấp trong sản khoa
Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá với biến chứng chủ yếu của nó là phù phổi (70-90%). Hẹp càng khít bệnh càng nặng và biến chứng càng nhiều.
Bài giảng chẩn đoán ngôi thế kiểu thế
Thai được bao bọc bởi một khối lượng nước ối lớn. Thai nằm trong buồng tử cung theo tư thế đầu cúi gập, lưng cong, chi trên gấp trước ngực, chi dưới gấp trước bụng.
Bài giảng ối vỡ sớm, ối vỡ non
Quan điểm về ối vỡ sớm trước tuần 37 vẫn đang còn tranh cãi. Ở nhiều nước trên thế giói quan niệm ối vỡ non hay ối vỡ sớm chỉ là một và được định nghĩa ối vỡ là rách màng ối.
Bài giảng ung thư vú (Breast cancer)
Đặc biệt ung thư vú liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở những phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn 9 lần so với thông thường.
Bài giảng song thai (thai đôi)
Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.
Bài giảng chẩn đoán thai nghén
Nghén: Là sự thay đổi của người phụ nữ do tình trạng có thai gây nên. Nghén được biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi về khứu giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.
Bài giảng bệnh vú lành tính
Ở phụ nữ trưởng thành kích thước và hình dạng bình thường của vú có thể thay đổi đáng kể. Khi đứng, núm vú ngang với khoảng gian sườn bốn, có thể thấy vú trải dài từ xương ức đến đường nách trước và vùng được gọi là đuôi nách.
Sử dụng progestin trong sản phụ khoa
Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron.
Bài giảng ung thư vú
Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa
Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.
Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.
Sử dụng Estrogen trong phụ khoa
Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.
Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Bài giảng tiền sản giật
Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.
Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa
Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.
Bài giảng rau tiền đạo
Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.
Bài giảng dân số kế hoạch hóa gia đình
Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bảo vệ bà mẹ trẻ em có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Làm tốt công tác về dân số kế hoạch hóa gia đình.
Bài giảng sốc trong sản khoa
Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi
Bài giảng khối u tế bào mầm
Khối u tế bào mầm chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% của tất cả các loại khối u buồng trứng, là loại khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Khối u tế bào mầm thường gạp ở người trẻ tuổi, thường gặp dưới 20 tuổi.
Bài giảng forcefs sản khoa
Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.
Bài giảng rong kinh rong huyết
Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.
Bài giảng đẻ khó cơ giới
Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.