- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Bài giảng bệnh lành tính của vú
Bài giảng bệnh lành tính của vú
Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nêu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả tốt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nêu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả tốt. Với những khối u nhỏ đường kính dưới 2m có thể tự phát hiện được. Người ta phân chia hai loại bệnh của vú: các bệnh lành tính của vú và ung thư vú.
Giải phẫu đại thể
Khối lượng vú
Khoảng 200-300cm3 nằm ỏ phía trước lồng ngực từ xương sườn 2 đến xương sườn 6, từ bờ xương ức đến đường nách trước bao gồm từ ngoài vào trong:
Da: phía chính giữa có một núm nhỏ, bao quanh núm có một quầng thẫm màu là quầng vú, vú có hình nón bao gồm một sườn liên kết đặc, một hệ thống sợi cơ chun và cơ trơn sắp xếp theo hình xoắn ốc, có nhiều tiểu thể xúc giác và tuyến bã đậu. Trên mặt núm vú có từ 10-20 lỗ thông thương với các ống dẫn.
Lớp mỡ: nằm sau lớp ầa, lấp đầy các hố liên sườn, liên kết tạo thành các hố mỡ Duret.
Tổ chức liên kết gồm hai phần
Phần bài tiết: các túi tạo nên bởi các tế bào biểu mô khối, chế tiết, bao bọc bởi các tế bào hình sao còn gọi là biểu mô rất dễ co bóp, mỗi túi có một màng đáy, một hệ thống mao mạch và nối liền với một nhánh nhỏ của ống dẫn sữa.
Phần dẫn sữa: các ống dẫn sữa có các nhánh nhỏ từ các túi đổ vào một nhánh chính tạo ra ống dẫn sữa, ống dẫn sữa tận cùng bằng những lỗ nhỏ trên mặt của núm vú, xung quanh các nhánh và ống dẫn sữa cũng có cơ biểu mô và cơ trơn bao bọc. Bình thường mỗi vú có từ 10-20 thuỳ chia ra các tiếu thuỳ chứa đựng các túi.
Mạch máu - thần kinh - bạch mạch
Các động mạch nuôi dưỡng vú bao gồm:
Các nhánh động mạch dưới da.
Các nhánh động mạch trước tuyến.
Các nhánh động mạch sau tuyến.
Các nhánh động mạch vú có đặc điểm là có những mạng nối chằng chịt phân chia theo từng lớp giữa động mạch vú trong và động mạch vú ngoài.
Hệ thống tĩnh mạch xuất hiện tương tự như hệ thống động mạch. Khi có thai, hệ thống tĩnh mạch vú nối rõ dưới da, xung quanh quầng vú tạo thành vòng tĩnh mạch Haller.
Bạch mạch: các bạch mạch của mặt ngoài vú đổ vào các hố nách, các bạch mạch phía trong đố vào hạch vú trong.
Hạch hố nách: phần hạch quan trọng nhất gồm 5 chuỗi:
Chuỗi hạch của tĩnh mạch nách chạy dọc theo các huyết quản.
Chuỗi hạch vú ngoài nằm trên thành ngực.
Chuỗi hạch vai chạy dọc theo các mạch máu của vai dưới.
Chuỗi hạch trung tâm nằm trên đường của nhánh thần kinh liên sườn 2.
Chuối dưới đòn: vô cùng quan trọng trong xử trí ung thư vú.
Thần kinh
Nhóm phía trước vú: gồm các nhánh da trước của dây thần kinh liên sưòn 2,3,4,5.
Nhóm cạnh vú: của thần kinh liên sườn 4,5.
Nhánh trên vú đi từ các nhánh xuống của đám rối thần kinh cỗ mông.
Các bệnh lành tính của vú được phân chia theo các nhóm dưới đây: đau vú, u xơ tuyên vú, u nang tuyến vú, tiết dịch vú, áp xe vú và rối loạn tiết sữa, u vú lành tính.
Đau vú
Thường gặp ở phụ nữ có trạng thái thần kinh không ổn định.
Có thể đau theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, bệnh nhân thường có cảm giác nặng và đầy ở vú trong tuần trước khi hành kinh và mất đi sau khi thấy kinh, được coi là đau vú có chu kỳ. Đau vú không theo chu kỳ có thể kết hợp với giãn ông tuyến có thế phát hiện qua chụp vú.
Hoại tử tổ chức mỡ
Thường gặp sau chấn thương hoặc tổn thương do sinh thiết có thể gây khối cứng và thường đi kèm với co kéo núm vú. Phải sinh thiết loại trừ ung thư vú. Điều trị phải trích lấy khối.
Điều trị đau núm vú: vì nguyên nhân không rõ và liên quan đến nội tiết nên hướng điêu trị là: giảm đau và các thuốc nội tiết như: danasol, tamoxifen 100mg X 2 viên/ngày, progesteron 10mg (TB) từ ngày 12 của kỳ kinh.
Mỡ progestagen bôi vú từ ngày 12 - 25 kỳ kinh.
U xơ tuyến vú (fibrioadenosis)
Là khôi u khu trú hoặc khuếch tán, mật độ mềm, gặp ở phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh.
Nguyên nhân: do mất cân bằng nội tiết estrogen, progestron, prolactin.
về tổ chức học gồm xơ hoá tuyến và quá sản biểu mô tuyến vú hình thành nang.
Chẩn đoán: dựa vào sờ thấy các khối mềm xuất hiện vào nửa sau của kỳ kinh, gặp ở nửa ngoài vú và có thế cả hai bên vú. Chọc hút tìm tế bào ung thư, sinh thiết, chụp vú để loại trừ tổn thương ác tính.
Điều trị: căn cứ vào lý thuyết thì methylxanthin kích thích giải phóng cathecholamin, nó kích thích hệ thống cyclic adeno monophosphat (AMP) ở vú.
Mono thấy rằng nếu kiêng hoàn toàn methylxanthin (cà phê, chè, sôcôla) thì bệnh giảm đi nhiều so với nhóm chứng.
Vitamin E 600 UI/ ngày.
Cơ chế tác dụng là điều chỉnh tỉ lệ estradiol/progesteron.
Bệnh nang vú (cystic disease)
Thường gặp ở lứa tuổi 30-50 có liên quan đến nội tiết. Nang thường là những khối riêng rẽ di động, mật độ căng. Chọc hút dịch nang sẽ thấy có màu vàng xanh hoặc nâu. Nếu dịch hút ra là máu thì phải sinh thiết sau hút dịch. Nếu nang tái phát sau hút thì phải hút lại và nếu khối u vẫn tồn tại thì sinh thiết điều trị: chọc hút dịch nang và dùng nội tiết như danazol.
Tiết dỊch núm vú (nipple discharge)
Tiết dịch ở vú thời kỳ không nuôi con có thể gặp những nguyên nhân sau: ung thư vú, papilloma ống tuyến, giãn hoặc xơ nang ống tuyến hoặc dùng thuốc tránh thai, tăng tiết sữa thường kết hợp với hội chứng vô kinh, vô sinh không phóng noãn thường do prolactin tăng cao.
Khám lâm sàng cần phải chú ý những điểm
Dịch tiết: trong, lẫn máu, hoặc có màu khác.
Tiết dịch có kèm theo khối u không ?
Có một hay nhiều tia ?
Dịch ra liên tục hay từng đợt, ra tự nhiên, phải vắt ?
Dịch tiết có liên quan với kỳ kinh không ?
Tiết dịch trước mãn kinh hay sau mãn kinh ?
Có uống thuốc tránh thai hay uống estrogen không ?
Chẩn đoán phân biệt
Dịch tiết ra từ một ống tuyến hay lẫn máu thường là do papilloma hoặc ít gặp hơn là ung thư vú, do đó phải làm tế bào đế phát hiện ung thư. Neu dịch kèm theo khối u thì phải sinh thiết.
Phân biệt với đa tiết sữa do tăng prolactin của tuyến yên hoặc uống thuốc tránh thai, dịch tiết là mủ gặp trong áp xe quanh quầng vú.
Điều trị: nếu tiết dịch không kèm theo u thì theo dõi hàng tháng, chụp vú để xác định tốn thương.
Áp xe vú
Gặp ở thời kỳ nuôi con hoặc ngoài thời kỳ nuôi con.
Vi khuẩn vào vú khi nuôi con qua những khe hở ở đầu vú, ở giai đoạn sớm biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau, có thế dùng kháng sinh hoặc chạy hồng ngoại, nếu khối viêm khu trú có mủ phải trích dẫn lưu.
Vú bất thường
Có thể gặp trong những trường hợp vú teo, kém phát triển hoặc phì đại tuyến vú. Cần phẫu thuật tạo hình.
U tuyến xơ (libroadenoma)
Là khối u có vỏ bọc, thường gặp trong lứa tuổi sinh đẻ từ 15-25 tuổi. Có thể mọc lên từ một bên hoặc hai bên. Đặc tính của nhân là cứng, di động và có kích thước to, nhỏ khác nhau.
Bệnh sinh: có hai loại fibroadenoma quanh tiểu ống hoặc trong tiểu ống. Nếu nhân phát triên từ trong tiểu ống thì kích thước to, căng. Khi có thai nhân xơ thưồng to ra ảnh hưởng nội tiết.
U phyloid: là loại u tuyến xơ với lớp đệm phát triển nhanh, dễ tái phát nếu xứ trí không triệt đê. u phyloid ít khi ác tính.
Điều trị: cắt bỏ khối u, nhưng vì khối u to, tránh tái phát nên cắt bỏ vú.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng rong kinh rong huyết
Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.
Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung
Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.
Sử dụng Estrogen trong phụ khoa
Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.
Bài giảng thai chết lưu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.
Bài giảng sốc trong sản khoa
Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi
Bài giảng sự dậy thì
Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý.
Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ
Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.
Tư vấn cho người nhiễm HIV
Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.
Bài giảng chửa trứng
Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.
Bài giảng thăm dò trong phụ khoa
Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.
Bài giảng đẻ khó cơ giới
Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.
Bài giảng ung thư vú
Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
Bài giảng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.
Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh
Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.
Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.
Bài giảng ngôi mông trong sản khoa
Trong hai quý đầu của thai kỳ, đầu thai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III, mông thai nhi phát triển nhanh và to hơn đầu.
Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)
Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quí đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.
Bài giảng sẩy thai
Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).
Bài giảng u nang buồng trứng
Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.
Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.
Bài giảng u xơ tử cung
Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.
Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ
Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.
Bài giảng tiền sản giật
Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.
Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới
Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp