Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

2012-11-11 05:13 PM

Cần phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, ung thư võng mạc, viêm màng bồ đào.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (còn gọi là xơ sản sau thể thủy tinh) trước đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến mù lòa ở trẻ em. Bệnh xuất hiện ở những trẻ đẻ chưa đủ tháng, cân nặng khi sinh thấp và được chăm sóc trong môi trường có nồng độ oxy cao của lồng ấp. Những năm gần đây, nhờ những tiến bộ trong việc chăm sóc trẻ đẻ non, tỉ lệ trẻ đẻ non có cân nặng thấp sống được càng tăng nên bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã trở thành vấn đề càng ngày càng được chú ý. Hiện nay, sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh cũng như việc điều chỉnh mức oxy lồng ấp thích hợp đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ mù lòa do bệnh. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được mù lòa.

Bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của bệnh võng mạc trẻ đẻ non hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng. Một thuyết phổ biến nhất hiện nay nêu lên sự liên quan với nồng độ oxy. Nồng độ oxy tăng dẫn đến sự co các mạch máu chưa hoàn chỉnh ở võng mạc ngoại vi, từ đó gây ra thiếu máu cục bộ và tăng sinh tân mạch và xơ hóa ở vùng võng mạc thiếu máu, cuối cùng là bong võng mạc. Nhiều yếu tố có liên quan đến sự phát sinh bệnh như cân nặng khi sinh, số tháng tuổi khi sinh, hội chứng suy hô hấp hoặc bệnh nhiễm trùng khi sinh. Trong số này, cân nặng khi sinh thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh. Trẻ đẻ non có cân nặng khi sinh càng thấp thì nguy cơ xuất hiện bệnh võng mạc càng cao. Khoảng 50% trẻ sinh ra với cân nặng dưới 1250 g có dấu hiệu của bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

Chẩn đoán

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 1 và 2

Hình - Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 1 và 2

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non thường xuất hiện ở võng mạc ngoại vi, nhất là ở phía thái dương. Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, có một đường ranh giới rõ ràng (tức là cầu nối tắt giữa động mạch và tĩnh mạch) giữa vùng võng mạc có mạch máu và vùng võng mạc chưa có mạch máu. Giai đoạn 2, xuất hiện một gờ nổi lên (cầu nối tắt to ra). Giai đoạn 1 và 2 tiên lượng tốt, bệnh có thể tự thoái triển. Giai đoạn 3, từ đường gờ sinh ra các tân mạch phát triển vào trong dịch kính. Tân mạch cũng có thể xuất hiện ở võng mạc cực sau (giai đoạn bổ xung). Giai đoạn 3 và giai đoạn bổ xung có tiên lượng nặng, vì tân mạch có thể ảnh hường đến thị lực và là nguyên nhân gây tăng sinh xơ và co kéo dẫn đến bong võng mạc.

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3 và 4

Hình - Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3 và 4

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, ung thư võng mạc, viêm màng bồ đào, tồn lưu tăng sinh dịch kính nguyên thủy, hoặc một số tổn hại võng mạc bẩm sinh khác.

Điều trị

Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non chủ yếu bằng phẫu thuật, ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng lạnh đông, quang đông laser để tiêu hủy các vùng võng mạc thiếu máu. ở giai đoạn muộn điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính-võng mạc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học bệnh mắt hột

Bệnh mắt hột là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc, Tác nhân gây bệnh là Chlamydia Trachomatis, nhưng có nhiều tác nhân vi sinh vật khác tham gia gây bệnh.

Bệnh học bỏng mắt

Bệnh cảnh lâm sàng của bỏng mắt do hoá chất rất phong phú, tuỳ thuộc vào nồng độ của hoá chất gây bỏng, thời gian được đưa đến bệnh viện.

Bệnh học đục thể thủy tinh

Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh có thể kèm theo lác, rung giật nhãn cầu và một số biểu hiện của bệnh toàn thân như dị dạng của sọ, hệ thống xương, rối loạn phát triển trí tuệ.

Các phương pháp điều trị tại mắt

Trong nhiều bệnh của mắt, để tăng cường hiệu quả của điều trị, ngoài việc tra thuốc tại chỗ người ta thường phải phối hợp các phương pháp tiêm mắt.

Chấn thương đụng dập nhãn cầu

Chấn thương đụng giập nhãn cầu có thể gây dãn đồng tử hoặc co đồng tử (ít gặp hơn), phản xạ đồng tử có thể trở nên chậm chạp.

Bệnh mắt liên quan với bệnh dị ứng miễn dịch

Mắt có liên quan mật thiết với các cơ quan khác của cơ thể. Nhiều bệnh toàn thân có những biểu hiện ở mắt và nhiều bệnh lí của mắt có thể là dấu hiệu của bệnh toàn thân.

Bệnh học chấn thương mắt

Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là nguyên nhân thứ 3 gây mù loà sau đục thể thủy tinh và glôcôm. Tổn thương mắt do chấn thương thường phức tạp đòi hỏi một thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời.

Bệnh mắt liên quan với bệnh thần kinh

Nhiều nguyên nhân toàn thân có thể gây rối loạn phản xạ đồng tử. Những dấu hiệu đồng tử thường gặp nhất là hội chứng Claude-Bernard-Horner và đồng tử Argyll-Robertson.

Bệnh mắt liên quan với bệnh nhiễm trùng

Ở những người suy giảm miễn dịch, cần phân biệt viêm võng mạc do nấm candida với viêm võng mạc do vi rút cự bào hoặc viêm võng mạc do toxoplasma.

Bệnh học glocom

Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta cũng như trên thế giới, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn.

Bệnh học lác mắt ở trẻ em

Đơn giản nhất là phương pháp Hirschberg, dùng một nguồn sáng chiếu thẳng trước mặt, cách mắt khoảng 40 cm và quan sát trung tâm đồng tử.

Đại cương về giải phẫu và sinh lý mắt

Củng mạc được cấu tạo từ nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc, có nhiệm vụ bảo vệ cho các màng và các môi trường bên trong.

Bệnh mắt liên quan với bệnh nội tiết

Mắt có liên quan mật thiết với các cơ quan khác của cơ thể. Nhiều bệnh toàn thân có những biểu hiện ở mắt và nhiều bệnh lí của mắt có thể là dấu hiệu của bệnh toàn thân.

Bệnh học viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là một bệnh mắt khá phổ biến, căn nguyên phức tạp, tổn thương lâm sàng thường nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát và có thể dẫn đến mù loà.

Bệnh mắt liên quan với bệnh máu

Các bệnh bạch cầu chủ yếu gây tổn thương nhiều bộ phận của mắt, đặc biệt là các cấu trúc được được cung cấp nhiều máu như võng mạc, hắc mạc, thị thần kinh.

Bài giảng nguyên nhân mờ mắt

Khám mắt có thể thấy giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, soi đáy mắt phải điều chỉnh kính hội tụ để thấy rõ hình ảnh đáy mắt, có thể thấy hình ảnh gai thị nhỏ.

Bệnh học viêm loét giác mạc

Viêm giác mạc nông cũng có thể gặp trong những bệnh cấp hoặc mạn tính của mi và kết mạc như rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

Bệnh mắt liên quan với bệnh vi rút

Vi rút zona (H. zoster) chủ yếu gây bệnh ở người già và những người bị suy giảm miễn dịch. Biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, nổi hạch, đau tăng dần và xuất hiện những mụn rộp ngoài da trán.

Bài giảng nguyên nhân đỏ mắt

Mắt đỏ là một trong những lý do khiến bệnh nhân đến khám. Đỏ mắt  là do hệ mạch máu cương tụ.Tuỳ theo nguyên nhân gây đỏ mắt mà sẽ có các biểu hiện cương tụ khác nhau.

Tác dụng phụ tại mắt của một số thuốc điều trị toàn thân

Phenothiazin, Chlorpromazin, thioridazin có thể gây giảm thị lực, lắng đọng ở mặt trước thể thủy tinh và giác mạc, biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc.

Các thuốc tra mắt thường dùng

Thuốc sát trùng là những thuốc diệt khuẩn không đặc hiệu, có phổ tác dụng rộng và ít gây độc tại chỗ. Trước kia, thuốc sát trùng được dùng rất rộng rãi để điều trị các bệnh viêm của mi mắt và kết-giác mạc.

Bệnh học đục thể thủy tinh ở trẻ em

Đối với đục thể thủy tinh bẩm sinh, phẫu thuật cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh nhược thị. Phương pháp phẫu thuật đục thể thủy tinh ở trẻ em khác với ở người lớn.

Bệnh học glocom bẩm sinh

Giác mạc mờ đục: viêm giác mạc bẩm sinh (do rubêôn, herpes), loạn dưỡng nội mô giác mạc bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa mucopolysacharit, chấn thương sản khoa.

Bài giảng nhãn áp

Khi có sự ứ trệ tuần hoàn vùng tĩnh mạch, ở vùng đầu mặt cổ như bệnh nhân nằm dốc đầu, bị đè ép tĩnh mạch cảnh, viêm tắc tĩnh mạch mắt.

Bệnh mắt liên quan với bệnh tự miễn

Mắt có liên quan mật thiết với các cơ quan khác của cơ thể. Nhiều bệnh toàn thân có những biểu hiện ở mắt và nhiều bệnh lí của mắt có thể là dấu hiệu của bệnh toàn thân.