- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng huyết học và truyền máu
- Truyền máu tự thân và ứng dụng
Truyền máu tự thân và ứng dụng
Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hiện nay an toàn truyền máu của toàn thế giới đang gặp khó khăn lớn, đó là nhu cầu máu ngày càng gia tăng, và an toàn truyền máu phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, nhất là phòng lây nhiễm HIV. Ở Việt Nam đây cũng là hai vấn đề nóng bỏng nhất của công tác truyền máu và an toàn truyền máu. Truyền máu tự thân chính là một giải pháp tăng nguồn cung cấp máu và an toàn truyền máu.
Truyền máu tự thân là truyền máu mà người cho máu và người nhận máu là cùng một cá thể. Nghĩa là lấy máu của bản thân truyền lại cho chính bản thân mình, do đó được gọi là truyền máu tự thân (Autologus Transfusion). Truyền máu tự thân đã có khoảng 100 năm trước đây. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây nó được nhắc loại và được coi là một trong các chiến lược đảm bảo an toàn truyền máu trên toàn thế giới.
Truyền máu tự thân có lợi và bất lợi gì? Đây là điều cơ bản cần biết trước khi xây dựng chiến lược này.
Lợi ích của truyền máu tự thân
Bảo đảm phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu như HIV, HBV, HCV, giang mai là những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà bằng phương pháp sàng lọc huyết thanh chưa đảm bảo được 100% an toàn.
Bảo vệ và loại trừ được các phản ứng miễn dịch đồng loài do bất đồng nhóm máu hệ ABO, Rh ... hệ HLA, bệnh ghép chống chủ do truyền máu.
Loại trừ được các phản ứng: sốt, dị ứng.
Tăng thểm nguồn cung cấp máu an toàn nhất là trong điều kiện nước ta đang thiếu nguồn người cho máu.
Không gây tai biến gì cho người bệnh khi lấy máu và truyền máu cho họ.
Kích thích sinh hồng cầu.
Vết thương chóng hồi phục và sớm thành sẹo.
Về kinh tế: giảm bớt được khoản chi phí cho xét nghiệm an toàn truyền máu.
Bất lợi của truyền máu tự thân
Phản ứng khi lấy máu nhất là với trường hợp lấy máu trước phẫu thuật.
Có thể khắc phục được bằng chuẩn bị tư tưởng tốt cho người bệnh và có sự phổi hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và người truyền máu.
Gây phức tạp thểm cho nhà phẫu thuật và truyền máu vì phải làm công tác tư tưởng, chuẩn bị bệnh nhân.
Ngày phẫu thuật có thể trì hoãn việc bảo quản máu này gặp khó khăn.
Tất cả những bất lợi này có thể khắc phục được bằng cách có hợp tác chặt chẽ giữa 3 thành phần: người phẫu thuật viên, người làm truyền máu và bệnh nhân (cho và nhận máu).
Có mấy loại truyền máu tự thân: Theo tài liệu của Hội truyền máu Mỹ (AABB) gần đây, người ta chia thành 4 loại:
+ Cho máu trước phẫu thuật (preoperative donation): Loại này thường áp dụng cho các phẫu thuật có chuẩn bị, phẫu thuật theo kế hoạch định trước, trong trường hợp này, người phẫu thuật viên có thể dự kiến lượng máu dùng trong phẫu thuật để lấy máu trước phẫu thuật.
+ Pha loãng máu trong phẫu thuật (intra - operative hemodi - lution), ở đây máu của bệnh nhân sẽ được lấy ra ngay trong lúc bắt đầu phẫu thuật, pha loãng rồi truyền lại trong phẫu thuật.
+ Thu gom máu trong phẫu thuật (intra operativi blood collection), trong trường hợp này máu được thu gom từ các vị trí phẫu thuật rồi truyền trả lại cho bệnh nhân.
+ Thu gom máu sau phẫu thuật (postoperative collection): Máu chảy ra từ ống dẫn lưu sẽ được thu gom trong điều kiện vô trùng và truyền trả lại cho bệnh nhân.
Các kỹ thuật truyền máu tự thân
Cho máu trước phẫu thuật
Có thể đây là mục đích chính của truyền máu tự thân vừa giúp ta giải quyết được tình trạng khan hiếm người cho máu vừa đảm bảo an toàn truyền máu, đỡ tốn kém.
Đối tượng áp dụng rất rộng rãi
Tuổi có thể áp dụng cho cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
Giới: Nam, nữ đều có thể áp dụng tốt.
Bệnh cần phẫu thuật: phẫu thuật tim mạch, thận, chỉnh hình, khối u.
Chuẩn bị trước khi cho máu
Thông báo cho bệnh nhân, nói chuyện, giải thích cho người bệnh nhân yên tâm và phối hợp với thầy thuốc, tránh sự sợ hãi xảy ra khi lấy máu.
Kiểm tra các xét nghiệm
Định lại nhóm máu ABO, các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng không cần thiết. Nhưng nếu có nghi ngò bệnh lây truyền cho nhân viên y tế thì có thể xét nghiệm như HIV, HBV hoặc nếu được sự đồng ý của bệnh nhân thì có thể sử dụng người này thành người cho máu đồng loài thì có thể phải kiểm tra các bệnh nhiễm trùng sau 3 ngày bảo quản máu để lựa chọn.
Lịch lấy máu và số lượng máu lấy ra
Điều này phụ thuộc vào yếu cầu của phẫu thuật viên và tình trạng của bệnh nhân. Ó đây chỉ nêu lên một số nguyên tắc cơ bản cần thực hiện.
Ngày phẫu thuật phải cách lần lấy đơn vị máu cuối cùng ít nhất là 72 giờ. Theo nguyên lý tạo máu và tuần hoàn thì thời gian thích hợp cho phẫu thuật là sau 2 tuần kê từ ngày lấy đơn vị máu cuối cùng.
Hàm lượng huyết sắc tố cho phép: tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Theo tài liệu của ngành Truyền máu Mỹ (AA-BB) thì không nên lấy máu ở người có hematocrit < 33%. Tuy nhiên họ khuyên rằng tùy tình trạng bệnh nhân mà có thể lấy cả những người có hematocrit cao hơn hoặc thấp hơn 33%.
Khối lượng máu lấy được tính theo kg cân nặng của bệnh nhân thường lấy 5-7ml/kg tương đương 5% (khối lượng máu toàn cơ thể).
Người thầy thuốc phải chịu trách nhiệm về sức khỏe cho người cho máu là người bệnh.
Về pháp lý, túi máu phải được kiểm tra về các tiêu chuẩn an toàn như là một túi máu đồng loài, bao gồm các an toàn: về tương đồng nhóm máu, về bệnh nhiễm trùng, phải có kết quả huyết sắc tố và hemetocrit của chai máu, không gây trở ngại gì cho người nhận đồng loài.
Chỉ nên dùng cho các đối tượng người bệnh sau: phẫu thuật chỉnh hình, tim mạch, phụ nữ có chửa đẻ bị chảy máu.
Bảo quản và vận chuyển
Về bảo quản có hai cách:
Bảo quản ở 4 - 8°c dùng lại ngay cho bệnh nhân hoặc để chậm lại, trong trường hợp này có thể bảo quản trong 6 tuần lễ theo lịch mổ. Tuy nhiên ở điều kiện nước ta chỉ nên giữ 4 tuần lễ theo lịch mổ.
Bảo quản lâu dài (hai tháng, hàng năm) trong trường hợp này phải bảo quản với glycerol và giữ trong tủ lạnh sâu âm 196°c hoặc trong nitơ lỏng (liquid nitrogen), thường áp dụng cho người gửi máu lâu dài hoặc bảo quản các máu thuộc loại nhóm máu hiếm như Rh-, máu nhóm AB.
Truyền máu trả lại cho bệnh nhân
Về nguyên tắc vẫn phải kiểm tra lại các phản ứng tương đông nhóm máu như truyền máu đồng loài không được bỏ qua.
Không phải bất hoạt lympho qua tia gamma.
Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.
Thông báo vế kết quả cho cơ sở truyền máu
Thông báo này bao gồm: số lượng đã dùng, phần còn lại cần gửi trả lại cho kho máu.
Kết quả về lâm sàng và các phản ứng nêu có xảy ra trong quá trình truyền máu tự thân.
Vấn đề sử dụng chéo máu tự thân
Máu tự thân lấy trước mổ, có khi không cần dùng đên, vậy có thể dùng cho người khác được không?
Về nguyên tắc là có thể được nhưng phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
Phải được sự đồng ý của người cho máu tự thân và người nhận máu.
Phải làm đủ các xét nghiệm an toàn, bao gồm nhóm máu, các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng như HIV, HCV, HBV, giang mai, sốt rét.
Lấy máu phải bảo đảm vô trùng cùng với các điều kiện chuẩn về túi, chất chống đông.
Phải dán nhãn ghi tên bệnh nhân như một túi máu bình thường.
Pha loãng máu trước phẫu thuật
Pha loãng máu trước phẫu thuật là một phương pháp truyền máu tự thân bằng cách lấy ra một vài đơn vị máu ở thời điểm ngay trước khi bắt đầu mổ và truyền bù đắp cho bệnh nhân bằng dung dịch thay thế. Số máu lấy ra sẽ truyền trả lại cho bệnh nhân trong khi mổ hoặc sau mổ, khi về giường bệnh.
Lợi ích của truyền máu tự thân bằng phương pháp pha loãng
Độ nhớt của máu giảm, do đó máu pha loãng có tác dụng tăng tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn vi mạch, tăng trao đổi oxy ở tổ chức.
Khối hồng cầu giảm làm giảm gánh nặng tuần hoàn cho bệnh nhân ngay từ lúc bắt đầu mổ do lấy máu pha loãng, khối lượng tuần hoàn giảm sẽ giúp cho tuần hoàn não, thận tốt hơn trong thời gian phẫu thuật.
Lấy máu ở thời gian ngay trước khi bắt đầu mổ giúp bảo toàn được một phần tiểu cầu và yếu tố đông máu, do đó khi truyền trả lại cho bệnh nhân kết quả tốt.
Chọn lọc bệnh nhân cho phương pháp này
Phẫu thuật chung: Cho các phẫu thuật mất máu nhiều khoảng 1-2 lít, Hb có trên 120g/lít, không có bệnh về tim mạch, không có bệnh về phổi, cao huyết, bệnh rốì loạn đông máu hoặc bệnh có biểu hiện thiếu máu cơ tim.
Những yếu cầu cẩn có để áp dụng phương pháp pha loãng
Nắm chắc khối lượng máu, hematocrit của bệnh nhân trước mổ, để có dự kiến lấy khối lượng máu thích hợp.
Nhưng nếu tình trạng bệnh nhân cho phép có thể lấy nhiều hơn nhưng không quá 15% khối lượng máu toàn cơ thể (theo AABB Standard).
Dán nhãn cẩn thận: bao gồm tên, số giường bệnh, ngày lấy, người lấy máu. Tuy nhiên phải ghi rõ: "Chỉ dùng cho truyền máu tự thân".
Truyền máu tự thân bằng phương pháp thu gom máu trong phẫu thuật
Thu gom máu và truyền lại trong mổ là cách lấy lại máu đã chảy ra ở vị trí mổ, hoặc xoang rỗng chứa máu khi vỡ phủ tạng. Phương pháp an toàn và không nguy hại cho bệnh nhân, đang được áp dụng trong phẫu thuật tim, chỉnh hình, tai biến sản phụ, chấn thương vỡ lách, còn gọi là phương pháp truyền máu hoàn hồi.
Cách thu gom
Cách thủ công:
Dùng bơm tiêm hoặc ống hút, cách này làm vỡ hồng cầu, không đảm bảo vô trùng.
Dùng muối hoặc cốc nhỏ múc máu, máu này lọc qua phễu có 4-5 lần gạc vô trùng; rồi truyền lại cho bệnh nhân qua dây truyền máu có bầu lọc.
Dùng máy hút. máy hút vào, cô đặc hồng cầu rồi pha loãng qua bầu lọc, truyền lại khối hồng cầu trong nước muối sinh lý. Cách này thì đời sống hồng cầu lấy lại không kém truyền máu đồng loài...
Máu thu gom bằng máy này có đặc điểm sau:
Yếu tố đông máu.và tiểu cầu rất ít.
Lượng huyết sắc tố tự do ít cho nêri không hại cho thận.
Các nguy cơ có thể gặp, cách khắc phục
Tắc mạch do cục máu đông nhỏ: khắc phục bằng 2 lần lọc, qua gạc như đã mô tả ở trên và lọc qua bầu lọc của dây truyền máu.
Viêm thận cấp do hemoglobin tự do thải qua thận trong điều kiện HA giảm, lưu lượng máu qua thận giảm, khắc phục bằng cách ly tâm kiểm tra lượng hematocrit, nếu > 15% thì vẫn an toàn. Tuy nhiên nhiều cơ sở đã truyền theo cách này mà chưa gặp tai biến tại thận. Thểm vào đó, thường ở các bệnh nhân này người phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê - hồi sức vẫn cho truyền dịch khá đầy đủ.
Nhiễm trùng do thu gom máu trong chu trình hở; nếu phòng mổ vô trùng tốt, các dụng cụ thu gom được vô khuẩn, sau mổ thầy thuốc thường cho kháng sinh phổ rộng trong 3 ngày đầu, nên nguy cơ này ít xảy ra.
Bảo quản
Nếu thu gom trong điều kiện vô trùng thì máu có thể bảo quản và dùng truyền lại cho bệnh nhân trong 6 giờ. Nếu bảo quản ở 2 - 6°c thì dùng được trong 24 giờ. Nhưng muốn bảo quản cần dán nhãn, ghi tên rất cẩn thận.
Thu gom máu sau phẫu thuật
Cách này người thu gom máu qua các đường dẫn lưu sau mổ. Nếu thu gom đảm bảo vô trùng có thể truyền lại cho bệnh nhân qua màng lọc để loại bỏ các cặn ngưng kết của tế bào. Máu này có thể truyền lại trong khoảng 6 giờ bảo quản.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ sơ sinh là do bất đồng kháng nguyên HPA giữa mẹ và con, gây miễn dịch ở mẹ và giảm tiểu cầu ở con. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán sau đẻ.
Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu
Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.
Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy
Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.
Những tiêu chuẩn cho máu an toàn
Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.
Điều hòa quá trình sinh máu
Ngược lại với các yếu tố phát triển, các yếu tố ức chế sinh máu có thể can thiệp vào một hoặc nhiều khâu khác nhau, một hay nhiều dòng tế bào, hạn chế quá trình tăng sinh, biệt hoá và hoặc chức năng của tế bào.
Cytokin và điều hòa sinh máu, tế bào gốc
Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gần 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu.
Các cytokin và điều hòa tạo máu
Các cytokin có tác dụng điều hoà hoạt động và phát triển tế bào đích, do đó chúng đang được sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh nhất là bệnh suy giảm miễn dịch.
Phân loại và chẩn đoán suy tủy
Dịch hút tuỷ xương: tuỷ đồ, tương tự như máu ngoại vi, số lượng tế bào tuỷ giảm, Sinh thiết tuỷ nghèo tế bào, tổ chức mỡ lấn át (mỡ hoá tuỷ), xơ hoá, thâm nhiễm lympho.
Nguồn gốc phát triển, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu
Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do một chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu - chất đó có thể là prostaglandin. Tuy nhiên khi có đứt mạch máu thì lập tức tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.
Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng
Truyền máu ở trẻ sơ sinh mất máu cấp nên sử dụng máu toàn phần bảo quản dưới 5 ngày để tránh những nguy cơ rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa do máu bảo quản dài ngày và đảm bảo tốt chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu truyền vào.
Tai biến do truyền máu và cách xử trí
Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.
U lympho ác tính (Malignant lymphomas)
Hạch to là triệu chứng đặc trưng nhất là khi bệnh ở giai đoạn điển hình của u lympho ác tính nói chung, không phân biệt là Hodgkin hay không Hodgkin.
Phân loại thiếu máu
Thiếu máu nhược sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển được sắt đến nơi tạo hồng cầu.
Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)
Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.
Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.
Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.
Quá trình sinh máu bình thường
Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.
Bệnh ghép chống chủ do truyền máu
Năm 1991 nhiều tác giả đã mô tả bệnh ghép chống chủ do truyền máu. GVHD trong truyền máu cũng như trong ghép tủy, có thể gặp cả GVHD cấp tính và GVHD mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.
Bệnh lý suy giảm miễn dịch
Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.
Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)
Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.
Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính
Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.
Lâm sàng và xét nghiệm thiếu máu tan máu
Thay đổi cấu trúc xương do tủy xương tăng cường hoạt động, thường chỉ gặp ở trẻ em, đang lúc tuổi phát triển. Hố tủy xương giãn rộng, xương sọ có hình bàn chải.
Chuyển hóa trong các tế bào máu
Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.
Đa hồng cầu nguyên phát (polycythaemia vera)
Sinh thiết tủy xương. tủy giàu tế bào, tăng sinh ba dòng tế bào đặc biệt là tăng sinh và loạn sản dòng mẫu tiểu cầu, đôi khi kèm theo xơ hoá tủy.
Lơ xê mi cấp - Ung thư máu cấp tính
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lơ xê mi cấp vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Yếu tố di truyền, thuốc, yếu tố môi trường, virus được đề cập đến như là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.