- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng huyết học và truyền máu
- Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể
Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể
Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu. Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu.
Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:
Kỹ thuật ngưng kết.
Kỹ thuật tan tế bào phụ thuộc bổ thể.
Phản ứng ngưng kết
Phản ứng này có thể chia hai giai đoạn.
Giai đoạn đẩu
Sự liên kết kháng nguyên + kháng thể Giai đoạn này có một số yếu tố ảnh hưởng sau đây:
Tỷ lệ cân bằng kháng nguyên + kháng thể. Tỷ lệ này được tính theo công thức:
K1 và K2 là tỷ lệ cô định, có liên quan đến phản ứng kháng nguyên + KT, liên quan vối hằng số K.
Khi K ở mức độ cân bằng thì phản ứng xảy ra rất mạnh, ngược lại thì phản ứng yếu không rõ ràng.
pH của môi trường phản ứng: trong khoảng từ 5,5 - 8,5.
Lực ion của dung dịch phản ứng.
Nhiệt độ: từ 37°c đến 40°c.
Giai đoạn thứ hai
Ngưng kết thấy được, ở giai đoạn này hồng cầu kết dính với nhau tạo thành các mảng ngưng kết có thể thấy bằng mắt thường.
Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào:
Mức độ tiếp xúc giữa tế bào và kháng thể: để tiếp xúc tốt có thể ly tâm, hoặc kéo dài thời gian ủ, hoặc bổ sung thểm albumin cho nhanh ngưng kết.
Điện tử tự do trên bề mặt hồng cầu: thường giữa các hồng cầu có khoảng cách khoảng 18nm, giữa các phân tử IgG trên bề mặt hồng cầu khoảng 12nm. Cho nên nêu có thểm chất bổ sung để rút ngắn khoảng cách này thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. Mặt khác thường xung quanh hồng cầu có lốp áo khoác (coated layer), vì vậy phải tiêu huỷ chúng bằng protease (trypsin, papain) hoặc neuramidase.
Đời sông và hiệu lực của phân tử kháng thể.
Vị trí và mật độ của nhóm quyết định kháng nguyên bề mặt hồng cầu.
Khả năng gắn bổ thể của phân tử kháng thể.
Phương pháp phát hiện phản ứng ngưng kết:
Phản ứng ngưng kết là phản ứng thường dùng nhất trong truyền máu, do kháng thể đa hoá trị gắn với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu tạo thành mảng ngưng kết. Thường dùng các phản ứng sau:
Ngưng kết trực tiếp: thường do kháng thể typ IgM - thường dùng kỹ thuật này xác định nhóm máu ABO.
Ngưng kết gián tiếp: ngoài kháng thể typ IgM, hầu hết kháng thể nhóm máu ABO là typ IgG. Do số lượng vị trí gắn kháng thể ít và khoảng cách xa (12nm) nên ngưng kết trực tiếp đôi khi khó khăn. Trong trường hợp này nếu được viện trợ thểm một số chất như protease, albumin, hoặc chất làm tăng kết dính như polybren thì phản ứng ngưng kết sẽ dễ dàng hơn.
Thử nghiệm bằng kháng thể Coombs (Coombs test): sử dụng kháng thể kháng gammaglobulin, thử nghiệm Coombs dùng phát hiện các kháng thể thiếu (kháng thể không hoàn toàn).
Test Coombs trực tiếp, có thể phát hiện sự có mặt của kháng thể không hoàn toàn trên bề mặt hồng cầu.
Test Coombs gián tiếp, có thể phát hiện kháng thể không hoàn toàn trong huyết thanh. Trong trường hợp này phải tiến hành hai bước:
Bưóc 1: ủ huyết thanh bệnh nhân với hồng cầu nhóm 0 trong 60 - 90 phút, rửa sạch (loại kháng thể thừa).
Bước 2: Bổ sung anti - gammaglobulin (Coombs serum) quan sát hiện tượng ngưng kết hồng cầu.
Dùng microplat: có thể định được 800 - 1.000 mẫu xét nghiệm/ngày; đây là máy định nhóm tự động.
Dùng microcolum: sử dụng định nhóm máu trong cột gel.
Sử dụng kỹ thuật sàng lọc kháng thể: trường hợp huyết thanh bệnh nhân có nhiều loại kháng thể chống hồng cầu khác nhau - như anti - A, c, E của hệ Rh, M, N, s... trường hợp này cần sử dụng các kỹ thuật sàng lọc, nhất là bệnh nhân truyền máu nhiều lần, như kỹ thuật xử lý máu, kỹ thuật polybren, ủ ở nhiệt độ 37°c, kỹ thuật cột gel...
Phản ứng kết hợp bổ thể
Phản ứng này thường dùng để phát hiện kháng thể chống bạch cầu, phản ứng tan hồng cầu (ít dùng).
Bài viết cùng chuyên mục
Đặc điểm và chức năng của các cytokin
IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.
Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)
Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.
Các thành phần của máu
Màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu, các kháng nguyên này nằm trên bề mặt hồng cầu, chúng là các liên kết của carbohydrat lipid protein.
Truyền máu tự thân và ứng dụng
Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.
Bệnh ghép chống chủ do truyền máu
Năm 1991 nhiều tác giả đã mô tả bệnh ghép chống chủ do truyền máu. GVHD trong truyền máu cũng như trong ghép tủy, có thể gặp cả GVHD cấp tính và GVHD mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.
Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.
Lơ xê mi cấp - Ung thư máu cấp tính
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lơ xê mi cấp vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Yếu tố di truyền, thuốc, yếu tố môi trường, virus được đề cập đến như là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chuyển hóa sắt và thiếu máu thiếu sắt
Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.
Ghép tủy tế bào nguồn
Ghép tuỷ tế bào nguồn, nghĩa là truyền tế bào nguồn vào máu như truyền máu, nhưng không dùng màng lọc máu, truyền chậm và dùng kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm.
Quá trình sinh máu bình thường
Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)
Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều tạng trong cơ thể bệnh nhân, nhưng thường gặp nhiều hơn là sốt, triệu chứng ở da, triệu chứng cơ - khớp, triệu chứng về huyết học, thận và tim mạch.
Bệnh lý suy giảm miễn dịch
Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.
Những tiêu chuẩn cho máu an toàn
Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.
Giảm sinh tủy - Suy tủy xương (Aplastic anemia)
Phần lớn bệnh nhân Fanconi không đáp ứng với ATG hay cyclosporin A, nhưng có đáp ứng tốt vối androgen, Bệnh nhân tủ vong ở tuổi 10 đến 20 tuổi khi suy tủy ngày càng nặng.
Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu
Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophil) và thành bôn nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II.
Bổ thể trong huyết học truyền máu
C8, C9 hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và chết.
Bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong máu bảo quản
Trước hêt, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm, pH giảm gây nhiều bất lợi trong đó có một bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại.
Xơ tủy nguyên phát (myelofibrosis)
Nhìn chung ban đầu bệnh có biểu hiện là tăng sinh ở tủy xương với tăng số lượng tế bào, sau đó là giảm sinh tủy với giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi.
Tổng hợp huyết sắc tố (Hb)
Mỗi loại globin là sản phẩm của một gen, nên cũng có 2 họ gen globin (hình) đó là họ gen a và họ gen không α. Trong các nguyên hồng cầu, tổng hợp globin cũng qua các giai đoạn mã hoá, chín ARN, thông tin và phiên mã.
Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính
Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.
Bệnh Hemophilia
Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh đó là các yếu tố VIII, IX hay XI .
Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy
Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.
Cytokin và điều hòa sinh máu, tế bào gốc
Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gần 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu.
Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu
Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.
Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.