Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu

2015-08-01 01:46 PM

Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương về máu và tạo máu

Máu là một tổ chức lỏng lẻo tuần hoàn khắp nơi trong cơ thể. Máu làm nhiệm vụ cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng, đào thải C02 và các chất thải khác ra ngoài qua thận, đường tiêu hoá, mồ hôi; Máu còn làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng; Làm nhiệm vụ cầm máu khi có chảy máu V.V.. để duy trì chức năng của mình, máu luôn luôn được sinh ra và cũng luôn luôn bị tiêu huỷ theo tuổi của từng loại tế bào. Hai quá trình này luôn luôn cân bằng.

Vòng sống và hoạt động của các thành phần máu diễn biến như sau

Sinh sản và trưởng thành: xảy ra trong cơ quan tạo máu (tuỷ xương, lách, hạch) bao gồm:

Quá trình sinh sản (proliferation)

Quá trình bị biệt hoá (differentiation)

Hai quá trình này hoạt động đồng bộ lồng ghép với nhau rất chặt chẽ để bảo đảm duy trì hai quá trình sinh sản và tiêu huỷ luôn luôn cân bằng và hằng định.

Giai đoạn thực hiện chức năng: xảy ra máu ngoại vi, bao gồm

Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đào thải C02.

Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể: bằng cơ chế đặc hiệu nhờ chức năng sinh kháng thể, cơ chế không đặc hiệu nhờ hiện tượng thực bào.

Tiểu cầu làm nhiệm vụ cầm máu giai đoạn đầu.

Tiêu huỷ ở tổ chức: Các tế bào máu (ngoại trừ hồng cầu) chỉ sống trong một thời gian ngắn ở máu (khoảng 24 giờ) sau đó nhanh chóng vào tổ chức (lách, gan, hệ thông liên võng) và tiêu huỷ ở đó (Apoptosis)

Dựa trên vòng sống của tế bào máu và vai trò của huyết tương, có thể phân bệnh vê máu làm hai nhóm lớn sau đây:

Bệnh lý tế bào nguồn sinh máu (bệnh lý cơ quan sinh máu).

Bệnh lý máu ngoại vi.

Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.

Phân loại đại cương về bệnh lý máu và cơ quan tạo máu 

Sơ đồ. Phân loại đại cương về bệnh lý máu và cơ quan tạo máu

Chẩn đoán và phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu

Các tế bào nguồn

Tế bào gốc nguyên uỷ (hemopoietic stem cells) hoặc toàn năng (pluripotential stem cells, totipotential stem cells) ký hiệu là CFU-S (colony forming unite-Spleen).

Tế bào nguồn định hướng:

Định hưống tuỷ: CFU-GEMM bao gồm: hồng cầu, bạch cầu hạt, mono và

tiểu cầu.

Định hướng lympho: CFU-L, bao gồm lympho T, B, NK

Tế bào nguồn đầu dòng hoặc tế bào nguồn của một dòng (unipotential stem cells) thí dụ: CFU-E (hồng cầu); CFU-Meg (tiểu cầu); CFƯ-G (bạch cầu hạt trung tính); CFU-T (bạch cầu lympho T).

Bệnh lý đơn dòng tế bào nguồn

Bệnh lý đơn dòng là sự đột biến xảy ra ở giai đoạn bất kỳ của quá trình biệt hoá của một dòng tế bào nhất định. Ví dụ có thể xảy ra ở tế bao nguyên uỷ, tế bào định hướng, tế bào đầu dòng hoặc tế bào đã trưỏng thành, thí dụ tương bào (plasmocyte) có thể trở thành u tuỷ (myeloma)

Phân loại bệnh lý tế bào nguồn

Theo đặc điểm sinh sản và biệt hoá

Cách này có thế chia làm 4 nhóm:

Suy tuỷ, giảm sinh tuỷ:

Suy tuỷ đơn dòng: dòng tiểu cầu, dòng hồng cầu, dòng bạch cầu hạt trung tính

Hoặc suy tuỷ đa dòng (suy tuỷ toàn bộ). Tế bào nguồn giảm hoặc không sinh sản do đó cũng không có biệt hoá

Rối loạn sinh tuỷ (myelodysplatic syndrome: MDS): cả sinh sản và biệt hoá không bình thường.

Tăng sinh tuỷ mạn ác tính: cả sinh sản và biệt hoá đều tăng: Lơxêmi mạn dòng hạt.

Chỉ tăng sinh nhưng không biệt hoá (bị chặn): lơxêmi cấp (sơ đồ )

Sơ đổ giả thiết về các bất thường chủ yếu của quá trinh tăng sinh và biệt hoá đơn dòng tế bào nguồn tạo máu ở người 

Sơ đồ. Sơ đổ giả thiết về các bất thường chủ yếu của quá trinh tăng sinh và biệt hoá đơn dòng tế bào nguồn tạo máu ở người

(Theo đặc điểm sinh sản và biệt hoá)

Theo cách phân loại này Hodgkin, non-Hodgkin không có vị trí trong bảng phân loại này.

Theo vị trí tạo máu, chia 2 nhóm: tại tuỷ, ngoài tuỷ

Tại tuỷ:

Suy tuỷ: có nhiều phương pháp phân loại. Theo lâm sàng: có thể cấp, mạn; theo dòng tế bào có thể giảm 1, 2 hoặc 3 dòng; theo nguyên nhân có suy tuỷ bẩm sinh và suy tuỷ mắc phải; trong suy tuỷ mắc phải, thì suy tuỷ không rõ nguyên nhân chiêm 65% (sơ đồ)

Hội chứng rối loạn sinh tuỷ (MDS). Theo FAB có thể chia thể nhỏ: RA, RARS, RAEB, RAEBt, CMML (sơ đồ).

Tăng sinh ác tính (Myeloproliírative syndrome: MPS) loại này có thể chia làm hai nhóm:

- Mạn tính: gồm các bệnh sau đây:

+ Hội tính tăng sinh tuỷ mạn:

Đa hồng cầu nguyên phát hay đa hồng cầu thật (polycythemia vera).

Tăng tế bào xơ non (xơ tuỷ), lách to sinh tuỷ (myeloíĩbroblastic).

Tăng tiểu cầu nguyên phát (primary thrombocythemia).

Lơxêmi mạn dòng tuỷ (chronic myeloid leukemia CML).

Lơxêmi mạn dòng bạch cầu hạt (chronic granulocytic leukemia CGL).

+ Hội chứng tăng sinh lympho mạn:

Lơxêmi mạn dòng lympho (chromic lymphocytic leukemia CLL).

Lơxêmi tế bào tóc (Hairy cell-leukemia HCL).

Đa u tuỷ xương (multiple myeloma).

- Cấp tính: Bao gồm các lơxêmi cấp (Acute leukemia: AL).

AML: gồm có Mo, Ml, 2,3,4,5,6,7.

ALL: gồm có Ll,2,3 (theo FAB); tế bào T,B (theo phương pháp miễn dịch, tìm hiểu về nguồn gốc tế bào của bệnh).

Lơxêmi tế bào “lai”: lai tuỷ + NK, lai tuỷ + T hoặc B lympho.

Lơxêmi tế bào chưa biệt hoá.

Bệnh lý ngoài tuỷ:

U lympho: Hodgkin, không Hodgkin.

Ung thư di căn tuỷ xương

Phân loại bệnh tế bào nguồn tạo máu (theo vị trí tạo máu) 

Sơ đồ. Phân loại bệnh tế bào nguồn tạo máu (theo vị trí tạo máu)

Kỹ thuật chẩn đoán và phân loại bệnh lý tế bào nguồn

Hình thái học:

Nhân, nguyên sinh chất, hạt đặc hiệu, thể Auer hoặc các hình dạng bất thường.

Hoá tế bào:

Sử dụng kỹ thuật phát hiện các men bạch cầu như:

Peroxydase (++), Sudan đen (++): Phát hiện tế bào tuỷ dòng hạt

PAS (++): Tế bào dòng lympho

Esterase không đặc hiệu (++): Tế bào dòng mono

Miễn dịch: sử dụng các dấu ấn màng (CD):

Tế bào gốc: CD34, HLA-DR.

Tế bào nguồn lai tuỷ - lympho, tuỷ - NK .

Tế bào nguồn dòng tuỷ CD33, CD13, CD34 + Dòng hạt: CD13+, CD11+.

+ Dòng mono: CD14+.

+ Dòng HC: CD36+, glycophorin (+).

+ DòngTC: CD61+, CD41+.

Tế bào nguồn dòng lympho.

+ Tiền thân lympho: tdt, CD34.

+ T: CD7, cCD3, CD2, CD4, CD8.

+ B: CD10, cCD22, CD19..

+ NKcells: CD16/56.

Di truyền phản tử

Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Chuyển đoạn nhiễm sắc thể (CML: 9,22;M3:15,17), đứt gẫy NST, đa bội, thiểu bội,...

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên ung thư: BCR, ABL...

Siêu cấu trúc tế bào: Màng, tế bào, nhân, nguyên sinh chất.

Nuôi cấy đơn dòng tế bào tuỷ (Clonal culture).

Bài viết cùng chuyên mục

Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy

Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.

Bệnh lý suy giảm miễn dịch

Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.

Chuyển hóa trong các tế bào máu

Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.

Phân loại thiếu máu tan máu và điều trị

Tổn thương bơm natri vào màng hồng cầu, có gặp ở châu Âu nhưng ít. Men PK giảm độ 50% ở trường hợp dị hợp tử, không biểu hiện lâm sàng. Men PK giảm dưới 50% ở trưòng hợp đồng hợp tử nặng.

Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Kỹ thuật tế bào và sinh hóa phân tử trong nghiên cứu bệnh máu

Sử dụng các men hạn chế cắt ADN tại các vị trí đặc hiệu, sau đó điện di và so sánh độ dài của đoạn ADN giữa hai vị trí cắt, Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện các thểm đoạn, mất đoạn gen hay phát hiện đột biến điểm tại vị trí men bình thường chọn cắt.

Xơ tủy nguyên phát (myelofibrosis)

Nhìn chung ban đầu bệnh có biểu hiện là tăng sinh ở tủy xương với tăng số lượng tế bào, sau đó là giảm sinh tủy với giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính

Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.

Huyết sắc tố bất thường (tổng hợp chuỗi globin bất thường)

Tùy theo sự thay đổi mà có các biểu hiện khác nhau, rất nhiều loại thay đổi được phát hiện, Tên các huyết sắc tố bất thường được đặt theo địa dư phát hiện nhưng có tên thông nhất.

Tăng tiểu cầu nguyên phát (primary thrombocytopenia)

Hoàn cảnh phát hiện: bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi được phát hiện tình cờ khi làm xét nghiêm hệ thống hoặc khi vào viện vì các biến chứng tắc mạch hoặc chảy máu.

Các tiến bộ về huyết học truyền máu

Gây nhiều phản ứng khi truyền máu do có các chất trung gian và hậu quả sau truyền máu do kháng nguyên HLA và HPA.

Bất thường vật chất di truyền và bệnh máu

Có thể phân chia bất thường vật chất di truyền theo nguyên nhân bẩm sinh hay măc phải, hoặc phân chia theo mức độ tổn thương: bất thường mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen.

Các thành phần của máu

Màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu, các kháng nguyên này nằm trên bề mặt hồng cầu, chúng là các liên kết của carbohydrat lipid protein.

Lơ xê mi kinh dòng lympho - Bệnh tăng sinh Lympho mạn ác tính

Người ta nhận thấy lơ xê mi kinh dòng lympho có nhiều ở châu Au và Mỹ, ít gặp hơn ở châu Á, Ở Mỹ có thể gặp với tỷ lệ cao 2 đến 3 người trên 100.000 dân

Bệnh Hemophilia

Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh đó là các yếu tố VIII, IX hay XI .

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong máu bảo quản

Trước hêt, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm, pH giảm gây nhiều bất lợi trong đó có một bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều tạng trong cơ thể bệnh nhân, nhưng thường gặp nhiều hơn là sốt, triệu chứng ở da, triệu chứng cơ - khớp, triệu chứng về huyết học, thận và tim mạch.

Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu

Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophil) và thành bôn nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II.

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

Năm 1991 nhiều tác giả đã mô tả bệnh ghép chống chủ do truyền máu. GVHD trong truyền máu cũng như trong ghép tủy, có thể gặp cả GVHD cấp tính và GVHD mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.

Các xét nghiệm và ý nghĩa thực tiễn đánh giá sinh lý sinh hóa máu

Chuỗi phản ứng men tác động lên chuyển hóa acid arachidonic tạo ra nhiều chất gây tăng thấm mạch, đồng thời tác động lên hệ thống đông máu gây rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu.

Ghép tủy tế bào nguồn

Ghép tuỷ tế bào nguồn, nghĩa là truyền tế bào nguồn vào máu như truyền máu, nhưng không dùng màng lọc máu, truyền chậm và dùng kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm.

Lâm sàng và xét nghiệm thiếu máu tan máu

Thay đổi cấu trúc xương do tủy xương tăng cường hoạt động, thường chỉ gặp ở trẻ em, đang lúc tuổi phát triển. Hố tủy xương giãn rộng, xương sọ có hình bàn chải.

Giảm sinh tủy - Suy tủy xương (Aplastic anemia)

Phần lớn bệnh nhân Fanconi không đáp ứng với ATG hay cyclosporin A, nhưng có đáp ứng tốt vối androgen, Bệnh nhân tủ vong ở tuổi 10 đến 20 tuổi khi suy tủy ngày càng nặng.

Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)

Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.