Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

2015-08-04 08:58 AM

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Danh pháp

Myelomatosis (U tủy xương).

Multiple myeloma (Đa u tủy xương).

Kahler: Do Kahler mô tả một số biểu hiện lâm sàng.

Neoplastic-monoclonal proliíeration of bone marrovv plasma cells (tăng sinh ác tính đơn dòng tương bào tủy xương).

Định nghĩa

Đa u tủy xương là bệnh ung thư tương bào (plasma cells), thuộc tủy xương với sự có mặt của tổn thương xương, tăng tương bào non, xuất hiện protein đơn dòng trong huyết tương và nước tiểu, đau xương, tăng Ca++ máu và thiếu máu. Đa u tủy là một thể tủy của ung thư tương bào (plasma cell - neoplasma).

Dịch tễ học

Bệnh xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, thường thấy ở tuổi trên 40. ở Mỹ trung bình từ 69-71 tuổi.

Multiple Myeloma (MM) chiếm khoảng 2,9 % trong các bệnh ung thư (tài liệu của Mỹ năm 1999). ở Mỹ gặp 102 người bị/ 100.000 dân với người da đen nam; 6,7 % với nữ da đen; 4,7% với nam da trắng và 3,2% với nữ da trắng. Trung Quốc là 4/100.000 dân.

Bệnh có liên quan đến HLA - CW2.

1/3 số bệnh nhân có liên quan đến không bình thường của nhiễm sắc thể số 14 với chuyển đoạn nhiễm sắc thể t 8,21; q22, q32.

Tỷ lệ nam/nữ là 3/2; tài liệu mới (2001) của Tổ chức y tế thế giới tỷ lệ này là 1: 1 (WHO 2001).

Sinh bệnh học (pathogenesis)

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

Cơ chế bệnh sinh của các rối loạn trên đây có thể giải thích như sau:

Thiếu máu thứ phát: do tăng sinh tương bào chèn ép tạo máu, do tăng bài tiết các cytokin (IL-6, IL-I, TNFαβ) ức chế tạo máu; do suy thận...

Tổn thương xương thứ phát do tăng sản xuất IL-IP; TNFP; IL-6.

Suy thận thứ phát do protein Bence-Jone lắng đọng ở tổ chức kế cận của thận do tăng Ca*4, do tăng độ nhớt máu, giảm tuần hoàn thận, do tăng acid uric máu.

Do rối loạn nhiễm sắc thể: 70% có karyotyp phức hợp: monosomy và trisomy (thể đơn, thể 3 nhiễm sắc thể).

Máu ngoại vi thay đổi: thiếu máu, rối loạn đông cầm máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng tế bào plasma, tăng đơn dòng tương bào (precursors of plasma cells).

Thay đổi thành phần protein huyết tương: tăng protein, tăng y-globulin, tăng Ig đơn dòng, giảm Ig bình thường, giảm albumin, tăng protein C, IL-6, β2 microglobulin.

Lâm sàng

Các biểu hiện bệnh lý xương

Đau xương, đau các xương dẹt như đốt sống lưng, xương sườn, xương sọ, xương bả vai, xương chậu, xương đùi, xương đòn. Đau xương chiếm 60% tổng số bệnh nhân. Nguyên nhân đau do tương bào thâm nhập vào xương, do tăng một số cytokin gây đau như TNFp, IL-ip, IL-6, do loãng xương, làm xương dễ gẫy, nhất là các xương dài: xương đùi, cánh tay, xương sườn.

Biểu hiện thiếu máu

Có thiếu máu vừa hoặc nhẹ như giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, có thể có xuất huyết.

Tăng huyết áp do độ nhớt của máu tăng, do tăng protein huyết tương.

Toàn thân có thể gày sút, mệt mỏi, suy nhược, giảm cân

Thận

Có biểu hiện giảm thiểu chức năng thận: đái ít, phù...

Gan to (40%), lách to (15%).

Bệnh nhân thuờng bị nhiễm trùng vì không có γ globulin miễn dịch bình thuờng.

Xét nghiệm

Máu

Thiếu máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giảm.

Có thể có tăng tương bào.

Độ nhớt máu tăng, có hồng cầu chuỗi tiền (H. 2.1), tăng tốc độ lắng máu.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu: giảm prothrombin, giảm APTT, PT, khó tạo cục máu đông.

Khó tách huyết tương bằng ly tâm, khó tạo dạng tủa (cryo) từ huyết tương.

Hình ảnh hổng cầu chuỗi tiền trên tiêu bản máu giọt đàn. 

Hình. Hình ảnh hổng cầu chuỗi tiền trên tiêu bản máu giọt đàn.

Hồng cầu kết dính thành chuỗi

Tủy

Chọc tủy hoặc sinh thiết tủy thấy tăng tương bào, tương bào thâm nhiễm xương, lấn át tổ chức tạo máu, có thể thấy tương bào tập trung thành từng cụm (H.2.2). Tăng tương bào trong tủy có giá trị cao cho chẩn đoán: nghi ngờ khi tăng trên 10%, xác định chắc chắn khi tăng > 30%.

Tương bào tăng sinh trong tủy xương (tủy đồ): Tương bào tập trung thành từng cụm 5-10 tế bào 

Hình. Tương bào tăng sinh trong tủy xương (tủy đồ): Tương bào tập trung thành từng cụm 5-10 tế bào

Sinh hoá máu - nước tiểu

Calci máu tăng, chiếm 25% số bệnh nhân.

Nước tiểu: Ca++ tăng, protein niệu B. Jone tăng.

Urê máu: tăng > 14mol/lít.

Creatinin: tăng > 20% các trường hợp.

Có thể có tắc nghẽn tĩnh mạch (thrombosis).

Protein máu tăng, có khi tăng tới 120-130g/lít. Albumin giảm, globulin tăng làm tỷ lệ A/G < 1.

Xét nghiệm miễn dịch

Có kháng thể đơn dòng: IgG (50%), IgA (25%) hoặc kết hợp IgG + IgA hoặc giây nặng (H); hoặc giây nhẹ (L) Kappa hoặc Lambda (A.) (20%). Một số ít trường hợp không tiết các Ig. Nếu là chuỗi L thì nước tiểu xét nghiệm có protein Bence - Zone.

Xét nghiệm các dấu ấn màng: CD38+, CD19+, CD20+, CD10+

Điện quang

Hình ảnh khuyết xương thấy rõ ở xương sọ, các ổ loãng xương của xương đùi làm xương dễ gãy, có thể gặp hình ảnh xẹp đốt sống thắt lưng. Ngoài ra còn gặp hình ảnh loãng xương chậu, xương sườn và các xương khác.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Dựa theo tài liệu của Bart Barlogie (1995, 1999), các tác giả này chia ra hai loại tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn chính gồm có:

Có u tương bào qua sinh thiết tổ chức tủy hoặc xương.

Tăng tương bào trong tủy (> 30%).

Tăng protein đơn dòng trong huyết thanh (IgG > 3g/dl, IgA > 2g/dl), nước tiểu có protein Bence-Jone chuỗi nhẹ k hoặc K.

Tiêu chuẩn phụ:

Tương bào tăng > 5% - < 30%.

Tổn thương xương dạng khuyết xương.

Tăng protein đơn dòng, nhưng dưối mức tiêu chuẩn chính.

Các Ig bình thường giảm = IgM < 0,05g/dl; IgA <0,1 g/dl; IgG < 0,6g/dl.

Để quyết định chẩn đoán dương tính, các tác giả đề nghị:

Phải có đủ hai tiêu chuẩn chính.

Nếu không đủ hai tiêu chuẩn chính, có thể dùng phương án:

1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ.

Trên 3 tiêu chuẩn phụ.

Gần đây (Robert A. Kyle, 2001) đưa tiêu chuẩn tối thiểu (minimal criteria) để chẩn đoán đa u tủy. Các tiêu chuẩn đó là:

Tương bào tủy > 10%.

Tương bào tủy < 10% + 1 trong 3 tiêu chuẩn sau đây:

+ Protein đơn dòng trong huyết thanh > 3g/dl.

+ Protein đơn dòng trong nước tiểu.

+ Trên phim X quang có hình ảnh khuyết xương hoặc loãng xương.

Ngoài ra nên dựa trên các biểu hiện bệnh lý khác như hội chứng suy thận, calci máu tăng, hồng cầu chuỗi tiền... Tăng p2 microglobulin có giá trị chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn này, ta có thể chẩn đoán sớm đa u tủy xương.

Chẩn đoán phân biệt

Lao xương: đây là trường hợp dễ nhầm nhất, bệnh nhân có thiếu máu, sốt, giảm cân, có thể thấy tăng tương bào, nhưng không tăng protein đơn dòng, các Ig trong giới hạn bình thường hoặc tăng.

Ung thư di căn tủy: trường hợp này sinh thiết tủy cho kết quả tế bào di căn, không phải tương bào.

Hội chứng tăng sinh tủy: CML, đa hồng cầu, tăng tiểu cầu nguyên phát đều không có tăng tương bào và protein đơn dòng.

Suy tủy - rối loạn sinh tủy: không có tăng tương bào, không có khuyêt xương, tủy mỡ hóa (suy tủy), tủy giảm sinh 1 hoặc 2 dòng (MDS).

Giá trị của lg đơn dòng trong chẩn đoán đa u tủy

Tăng IgG đơn dòng chiếm tỷ lệ 52% trong tổng số bệnh nhân.

Tăng IgA đơn dòng chiếm 21%.

Tăng IgD đơn dòng chiếm 2%.

Tăng IgE đơn dòng chiếm 0,01%.

Protein nước tiểu: 11%.

Chuỗi nặng Ig: < 1%.

IgM: 12%.

Số liệu trên cho thấy: bệnh lý thường gặp nhất là IgG, IgA. Các trường hợp khác hiếm gặp hơn. Ở Việt Nam tỉ lệ Ig đơn dòng thuộc typ IgG hoặc IgG kết hợp với IgA, hoặc chuỗi nhẹ K thường gặp nhất. Ngoài các Ig, hiện nay các tác giả chú ý nhiều đến vai trò các cytokin. Trong đó IL-6, TNF(3, IL-1 đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đau và cơ chế hủy xương. Các cytokin này đều tăng cao gấp 4-5 lần người bình thường. Ngoài ra P-microglobulin cũng có giá trị cao trong tiên lượng bệnh.

Diễn biến

Tiên lượng: bệnh thường diễn biến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn không có triệu chứng: giai đoạn im lặng.

Giai đoạn có triệu chứng lâm sàng: giai đoạn này thay đổi nhiều, khi tăng, khi giảm.

Diễn biến qua ba giai đoạn của bệnh 

Hình: Diễn biến qua ba giai đoạn của bệnh

Giai đoạn thường xuyên có tái phát: Các rốì loạn đều tăng và dao động.

Thay đổi một số chỉ tiêu sinh học theo ba giai đoạn nói trên 

Bảng. Thay đổi một số chỉ tiêu sinh học theo ba giai đoạn nói trên

Điều trị

Điều trị đặc hiệu chống ung thư

Hoá chất

Người > 60 tuổi:

Dùng hoá chất nhóm alkyl (alkylating đrugs): làm giảm plasmocyt và giảm đau, giảm Ig huyết tương, phục hồi xương.

Thuốc: 4 – 7 ngày x 6-8 tuần.

Melphalan.

Cylophosphamid (Cytoxan).

Prednisolon.

Có thể dùng 1 trong 2 công thức sau đây:

+ Melphalan và prednisolon = MP.

+ Cytoxan và prednisolon = CP.

Người < 60 tuổi:

Đa hoá trị liệu: áp dụng công thức (1 ngày):

ABCM (adriamycine).

BCNU.

Cyclophosphamid: ngày thứ 22.

VAD: có thể dùng cho bệnh nhân bị tái phát.

Tia xạ:

có thể dùng liều xạ từ 20-30Gγ cho các bệnh nhân không đáp ứng với hóa chất.

Ghép tủy tự thân.

Nếu ghép tủy phải dùng hoá chất liều cao.

α-interferon:

INF-a cũng có tác dụng chống ung thư khi phối hợp với hoá chất.

Điều trị các biến chứng và chăm sóc các rối loạn

Chăm sóc chức năng thận:

Có tới 50% bệnh nhân có suy thận, nguyên nhân suy thận là do Ca++ tăng, protein B.Jone. Biểu hiện: urê máu tăng. Lợi niệu, điều trị đặc hiệu làm giảm protein máu, tăng lọc thận.

Chống loãng xương và tăng Ca** máu:

Prednisolon liều cao, tiêm tĩnh mạch rất có hiệu lực nhất là trường hợp bệnh nhân có cơn tăng Ca++ cấp trong máu.

Calcitonin, mithramycin: làm giảm nhanh Ca++ trong máu.

Diphosphonat: Dùng để hạn chế hấp thụ ngược Ca++ vào xương.

Liệt: gạn huyết tương làm giảm độ nhớt máu - gạn huyết tương có thể áp dụng cho các trường hợp protein máu cao (> 120 g/1).

Tăng độ nhớt máu (hiperviscosity): đau đầu, chảy máu mũi... có thể điều trị bằng trao đổi huyết tương (plasmapheresis).

Đau xương: hoá trị liệu, tia xạ, thuốc giảm đau.

Chảy máu: gạn huyết tương, truyền tiểu cầu, hóa chất.

Nhiễm trùng: (vi khuẩn, nấm), cần cấy vi khuẩn, cấy nấm để điều trị đặc hiệu; có hiệu quả phòng nhiễm trùng lâu dài bằng y-globulin hoặc kháng sinh. Nếu có điều kiện bổ sung y-globulin miễn dịch thì tình trạng nhiễm trùng sẽ được bảo vệ, đời sống người bệnh sẽ được kéo dài và ổn định hơn.

Điều trị ức chế sản xuất các cytokin: corticoid liều cao.

Điều trị hỗ trợ

Truyền máu: khối hồng cầu, erythropoietin, truyền khối tiểu cầu (nếu có giảm tiểu cầu).

Dùng γ globulin huyết tương: 0,4 g/kg X 1 năm.

Chăm sóc môi trường bệnh viện: sạch, hạn chế nhiễm trùng.

Điều trị duy trì

Chung sống với ung thư (living with cancer).

Vai trò quan trọng của người bệnh là rèn luyện nâng cao khả năng chống đỡ, bao gồm cả chế độ ăn và tư vấn về tinh thần.

Bên cạnh tự chăm sóc cần theo dõi một số chỉ tiêu để giám sát bệnh tái phát:

Theo dõi các xét nghiệm: 1- 2 tháng làm lại 1 lần.

Công thức máu: chú ý tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.

Kiểm tra chức năng thận: urê máu, creatinin.

Kiểm tra chức năng gan: GOT-GPT.

Xét nghiệm sinh hóa máu: albumin, globulin, Ca++, acid uric.

Kiểm tra protein niệu, (B.J.) trong 24 giò.

Chụp X quang xương, nếu cần chụp cắt lớp.

Tủy: chọc hoặc sinh thiết tủy, giám sát tương bào.

Theo dõi tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị tái phát (relapse)

Đây là vấn đề khó, nhất là đối với người cao tuổi. Thường dùng đa hóa trị liệu với các thuốc thường dùng.

Thuốc điều trị myeloma

Thuốc mới và chiến lược điều trị:

Trong điều trị bằng hóa chất sẽ xảy ra tình trạng kháng thuốc, đây là khó khăn cho xây dựng chiến lược điều trị.

Vai trò các cytokin (IL-6, 2, 4, TNF ) cần phải được lưu ý.

Vaccin mói (tạo anti idiotype).

Hóa chất mới (Navelbin):

Công thức đơn giản:

Công thức này gồm hai chất cơ bản: Melphalan / Prednisolon (MP) và Cytoxan /Pred. (CP) MP thường được dùng nhất. Có tới 60% bệnh nhân có đáp ứng tốt, qua điều trị thấy lượng protein huyết tương có giảm, có thay đổi tế bào máu.

CP tác dụng như một chất chống myeloma, ít độc đối với tủy xương và tế bào nguồn sinh máu. Tác dụng phụ xảy ra nhanh hơn melphalan như nôn, rụng tóc...

Các thuốc thường dùng hiện nay 

Bảng. Các thuốc thường dùng hiện nay

Công thức phổi hợp phức tạp:

VBMCP (M protocol): thường dùng ở nước Mỹ phía Đông.

VMCP: thường dùng ở Mỹ phía Tây.

ABCM: thường dùng ở Anh và các nước châu Âu.

VAD: dùng nhiều cho trường hợp chuẩn bị cho ghép tủy.

Bài viết cùng chuyên mục

Quá trình sinh máu bình thường

Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.

Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng

Truyền máu ở trẻ sơ sinh mất máu cấp nên sử dụng máu toàn phần bảo quản dưới 5 ngày để tránh những nguy cơ rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa do máu bảo quản dài ngày và đảm bảo tốt chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu truyền vào.

Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu

Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophil) và thành bôn nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II.

Các tiến bộ về huyết học truyền máu

Gây nhiều phản ứng khi truyền máu do có các chất trung gian và hậu quả sau truyền máu do kháng nguyên HLA và HPA.

Chuyển hóa trong các tế bào máu

Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.

Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.

Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)

Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.

Kỹ thuật phát hiện HLA và ứng dụng lâm sàng

Sử dụng xác định các antigen thuộc HLA-A, B, c, DR, DQ. Tuy nhiên HLA-DR kém nhậy đối với phản ứng độc tế bào, do vậy nhiều nước đã dùng kỹ thuật PCR để xác định kháng nguyên thuộc hệ HLA-DR.

Đặc điểm và chức năng của các cytokin

IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.

Nguồn gốc phát triển, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu

Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do một chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu - chất đó có thể là prostaglandin. Tuy nhiên khi có đứt mạch máu thì lập tức tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.

Huyết sắc tố bất thường (tổng hợp chuỗi globin bất thường)

Tùy theo sự thay đổi mà có các biểu hiện khác nhau, rất nhiều loại thay đổi được phát hiện, Tên các huyết sắc tố bất thường được đặt theo địa dư phát hiện nhưng có tên thông nhất.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều tạng trong cơ thể bệnh nhân, nhưng thường gặp nhiều hơn là sốt, triệu chứng ở da, triệu chứng cơ - khớp, triệu chứng về huyết học, thận và tim mạch.

Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu

Các kháng nguyên nhóm máu, là các sản phẩm protein trên màng hồng cầu, mà quá trình tổng hợp, những protein này được mã hóa.

Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Chuyển hóa sắt và thiếu máu thiếu sắt

Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.

Thalassemia (thiếu hụt chuỗi globin)

Bình thường gen α nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16, mỗi nhiễm sắc thể có hai gen α như vậy một cơ thể bình thường có bốn gen α.

Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh Lympho mạn ác tính

Xét nghiệm miễn dịch: CD3, CD4, CD34, CD19, CD20, Xét nghiệm tế bào di truyền: biến đổi nhiễm sắc thể, Xét nghiệm kháng nguyên gây ung thư.

Bổ thể trong huyết học truyền máu

C8, C9 hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và chết.

Lơ xê mi kinh dòng hạt

Lơ xê mi kinh dòng hạt là một bệnh ác tính hệ tạo máu, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hóa, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt.

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Ghép tủy tế bào nguồn

Ghép tuỷ tế bào nguồn, nghĩa là truyền tế bào nguồn vào máu như truyền máu, nhưng không dùng màng lọc máu, truyền chậm và dùng kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm.

Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu

Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.

Phân loại và chẩn đoán suy tủy

Dịch hút tuỷ xương: tuỷ đồ, tương tự như máu ngoại vi, số lượng tế bào tuỷ giảm, Sinh thiết tuỷ nghèo tế bào, tổ chức mỡ lấn át (mỡ hoá tuỷ), xơ hoá, thâm nhiễm lympho.

Kỹ thuật tế bào và sinh hóa phân tử trong nghiên cứu bệnh máu

Sử dụng các men hạn chế cắt ADN tại các vị trí đặc hiệu, sau đó điện di và so sánh độ dài của đoạn ADN giữa hai vị trí cắt, Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện các thểm đoạn, mất đoạn gen hay phát hiện đột biến điểm tại vị trí men bình thường chọn cắt.