- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng huyết học và truyền máu
- Đa hồng cầu nguyên phát (polycythaemia vera)
Đa hồng cầu nguyên phát (polycythaemia vera)
Sinh thiết tủy xương. tủy giàu tế bào, tăng sinh ba dòng tế bào đặc biệt là tăng sinh và loạn sản dòng mẫu tiểu cầu, đôi khi kèm theo xơ hoá tủy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tăng sinh tủy mạn ác tính hay còn gọi là hội chứng tăng sinh tủy ác tính là một nhóm bệnh lý đơn dòng của tế bào gốc vạn năng. Bệnh gây nên do sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào gốc sinh máu trong tủy xương, tiến triển mạn tính do liên quan tới khả năng biệt hoá đến giai đoạn trưởng thành của tế bào này.
Nhóm bệnh lý gồm 4 bệnh:
Đa hồng cầu nguyên phát.
Tăng tiểu cầu nguyên phát.
Xơ tủy hay còn gọi là lách to sinh tủy nguyên phát.
Lơ xê mi dòng bạch cầu hạt.
Định nghĩa
Đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh tăng sinh tủy mạn ác tính được đặc trưng bằng sự tăng sinh quá mức của tế bào gốc sinh máu vạn năng nghiêng về dòng hồng cầu làm tăng thể tích khối hồng cầu toàn thể.
Sinh lý bệnh
Bệnh gây nên do hậu quả của sự tăng sinh ác tính có tính chất đơn dòng của tế bào gốc sinh máu. Sự tăng sinh này nghiêng về dòng hồng cầu. Đây là hiện tượng tăng sinh tự nhiên của các tế bào gốc sinh hồng cầu vói nồng độ erythropoietin rat thấp trong tuần hoàn, do tính mẫn cảm bất thường với vết erythropoietm. Bằng chứng trong nuôi cấy là sự mọc tự nhiên tế bào gốc BFƯ-E, CFU-E ở tuy xương ma không cần có mặt của erythropoietin. Sự tăng sinh dòng hồng cầu dẫn đen tang the tích khối hồng cầu toàn thể làm tăng độ quánh máu, toc độ tuần hoàn châm lai dễ gây biến chứng tắc mạch. Sự tăng sinh tế bào gốc cũng lầm ảnh hưỏng đen chất lượng và số lượng của các dòng bạch cầu hạt và tiểu cầu còn lại
Chẩn đoán xác định
Hoàn cảnh phát hiện
Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, hiếm gặp ở tuổi trẻ (5 % ở tuổi dưới 40). Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh khởi phát âm thầm và được phát hiện nhân một số hoàn cảnh sau: làm huyết đồ hệ thông, nhân một biến chứng tắc mạch và hiếm khi là các biểu hiện của đa hồng cầu...
Triệu chúng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng liên quan đến tăng độ quánh máu
Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ruồi bay trước mặt, dị cảm.
Ngứa sau khi tắm nước nóng.
Cơ thế mệt mỏi gầy sút...
Triệu chứng thực thể
Đỏ da (vùng mặt và đầu chi) và niêm mạc đỏ tím( kết mạc mắt, môi, lưỡi).
Lách to vừa phải (75% trường hợp).
Có thể có gan to.
Các biểu hiện của biến chứng
Tắc mạch.
Chảy máu.
Gút, sỏi thận do tăng acid uric.
Loét dạ dày tá tràng do tăng histamin.
Triệu chúng cận lâm sàng
Công thức máu
Dòng hồng cầu: Hb trên 160g/l và Ht trên 47 % ở nữ, Hb trên 180g/l và Ht trên 55% ở nam. Hồng cầu bình sắc, đôi khi nhược sắc hồng cầu nhỏ, hồng cầu lưới có thể tăng trong trường hợp chảy máu.
Dòng bạch cầu: tăng bạch cầu vừa phải chủ yếu là bạch cầu trung tính, đôi khi tăng bạch cầu ưa base.
Dòng tiểu cầu: tăng tiểu cầu vừa phải.
Đo thể tích khối hồng cầu toàn thể
Sử dụng Cr51 cho phép xác định được khối hồng cầu toàn thể. Khẳng định đa hồng cầu khi thể tích khối hồng cầu toàn thể > 32ml/kg ở nữ, >36ml/kg ở nam trong khi thể tích huyết tương bình thường.
Tủy đồ
Ít giá trị chẩn đoán. Chủ yếu là hình ảnh tủy giàu tế bào.
Sinh thiết tủy xương: tủy giàu tế bào, tăng sinh ba dòng tế bào đặc biệt là tăng sinh và loạn sản dòng mẫu tiểu cầu, đôi khi kèm theo xơ hoá tủy.
Các xét nghiệm khác liên quan đến bất thường về chất lượng của các dòng
Dòng tiểu cầu: máu chảy kéo dài, có thể tăng hoặc giảm kết dính tiểu cầu với collagen và ATP.
Dòng bạch cầu hạt: tăng phosphatase kiềm bạch cầu, tăng transcobalamin I, II kéo theo tăng vitamin B12, tăng histamin và acid uric.
Dòng hồng cầu: độ quánh máu tăng, Fe huyết thanh đôi khi giảm do tăng sản xuất hồng cầu.
Nhiễm sắc thể Ph1.
Âm tính.
Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm nghiên cứu da hồng cầu thật của Mỹ
A1: tăng thể tích khối hồng cầu toàn thể: nữ >32ml/kg, nam >36ml/kg.
A2: độ bão hòa oxy bình thường: Sa02 > 92%.
A3: lách to.
B1: tiểu cầu > 400G/l.
B2: bạch cầu > 12G/l.
B3: PAL > 100.
B4: vitamin B12 > 900pg/ml.
B5: mọc tự nhiên của tế bào gốc sinh dòng hồng cầu (BFƯ-E, CFU-E) không cần sự có mặt của erythropoietin.
Chẩn đoán xác định khi:
Có 3 tiêu chuẩn chính AI + A2 + A3.
Hoặc A1+A2+ 2 tiêu chuẩn nhóm B.
Chẩn đoán phân biệt
Đa hồng cầu giả
Thể tích khối hồng cầu toàn thể không tăng gặp trong các trường hợp:
Cô đặc máu.
Thalassemie thể nhẹ.
Đa hồng cầu thật thứ phát
Liên quan đên sự tăng sản xuất erythropoietin gặp trong các trường hợp:
Thiếu oxy tổ chức gây tăng tiết erythropoietin.
Suy hô hấp: viêm phế quản mạn, xơ phổi.
Bệnh tim: thông trái phải, thông động- tĩnh mạch phổi.
Ngộ độc mạn khí oxyd carbon: nghiện thuốc lá.
Đa hồng cầu ở độ cao.
Hội chứng PICK WICK ở những người béo phì kèm theo xanh tím và ngủ gà.
Methehemoglobin.
Do khối u: tăng tiết erythropoietin còn gọi là chất erythropoietin-like.
U thận: ung thư thận, u thận, kén thận, thận đa nang.
U gan: ung thư gan, kyste ở gan.
U buồng trứng lành tính hoặc ác tính.
U xơ tử cung.
U mạch máu tiểu não.
Do bệnh nội tiết: bệnh lý về androgen, điều trị bằng corticoid dài ngày.
Đa hồng cầu gia đình chưa rõ nguyên nhân.
Tiến triển và biến chứng
Tiến triển: bệnh tiến triển chậm, phụ thuộc vào điều trị
Nếu không điều trị: sống dưới 1 năm.
Nếu điều trị có thể sống trên 10 năm
Biến chứng
Tắc mạch: rất thường gặp, tỷ lệ tăng lên trong trường hợp có tăng số lượng tiểu cầu. Có thể tắc động mạch hoặc tĩnh mạch.
Chảy máu: liên quan đến rối loạn chức năng tiểu cầu.
Loét dạ dày - tá tràng.
Gút hoặc sỏi thận- tiết niệu.
Xơ tủy: biểu hiện bằng giảm ba dòng.
Chuyển thành lơ xê mi cấp: có nguy cơ cao khi dùng P32 trong điều trị.
Ung thư khác: gặp ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế sinh tủy dài ngày. Có thể ung thư đường tiêu hoá hoặc da.
Điều trị
Mục đích làm giảm thể tích khối hồng cầu toàn thể và hạn chế sự tăng sinh của ba dòng.
Rút máu
Chỉ định khi Hct > 50%.
Rút mỗi lần khoảng 300-400ml X 2 lần/1tuần.
Có thể gây giảm sắt huyết thanh.
Thuốc ức chế sinh tủy
Busulfan ( myelosan, musultan, myleran) viên 2mg.
Hydreoxy viên 0,5g.
Nhược điểm là theo dõi khó, khi dùng kéo dài dễ chuyển thành lơxêmi cấp.
P32: liều tiêm lml Curie /lOkg trọng lượng sau 4 tháng tiêm liều thứ hai
Thường chỉ định cho người già > 65 tuổi, có nhiều nguy cơ về mạch máu, khó theo dõi điều trị nếu dùng thuốc.
Ưu điểm: theo dõi đơn giản.
Nhược điểm: nguy cơ chuyển thành lơxêmi cấp.
Bài viết cùng chuyên mục
Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể
Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu. Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:
Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.
Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu
Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu
Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.
Huyết sắc tố bất thường (tổng hợp chuỗi globin bất thường)
Tùy theo sự thay đổi mà có các biểu hiện khác nhau, rất nhiều loại thay đổi được phát hiện, Tên các huyết sắc tố bất thường được đặt theo địa dư phát hiện nhưng có tên thông nhất.
Giảm sinh tủy - Suy tủy xương (Aplastic anemia)
Phần lớn bệnh nhân Fanconi không đáp ứng với ATG hay cyclosporin A, nhưng có đáp ứng tốt vối androgen, Bệnh nhân tủ vong ở tuổi 10 đến 20 tuổi khi suy tủy ngày càng nặng.
Chuyển hóa trong các tế bào máu
Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.
Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh Lympho mạn ác tính
Xét nghiệm miễn dịch: CD3, CD4, CD34, CD19, CD20, Xét nghiệm tế bào di truyền: biến đổi nhiễm sắc thể, Xét nghiệm kháng nguyên gây ung thư.
Đặc điểm và chức năng của các cytokin
IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.
Cơ chế đông máu cầm máu và các xét nghiệm thăm dò
Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát, sẽ phát động quá trình đông máu, chất có trách nhiệm là một lipoprotein gọi là yếu tố tổ chức.
Các xét nghiệm và ý nghĩa thực tiễn đánh giá sinh lý sinh hóa máu
Chuỗi phản ứng men tác động lên chuyển hóa acid arachidonic tạo ra nhiều chất gây tăng thấm mạch, đồng thời tác động lên hệ thống đông máu gây rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu.
Bất thường vật chất di truyền và bệnh máu
Có thể phân chia bất thường vật chất di truyền theo nguyên nhân bẩm sinh hay măc phải, hoặc phân chia theo mức độ tổn thương: bất thường mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen.
Điều hòa quá trình sinh máu
Ngược lại với các yếu tố phát triển, các yếu tố ức chế sinh máu có thể can thiệp vào một hoặc nhiều khâu khác nhau, một hay nhiều dòng tế bào, hạn chế quá trình tăng sinh, biệt hoá và hoặc chức năng của tế bào.
Bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong máu bảo quản
Trước hêt, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm, pH giảm gây nhiều bất lợi trong đó có một bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại.
Lơ xê mi kinh dòng lympho - Bệnh tăng sinh Lympho mạn ác tính
Người ta nhận thấy lơ xê mi kinh dòng lympho có nhiều ở châu Au và Mỹ, ít gặp hơn ở châu Á, Ở Mỹ có thể gặp với tỷ lệ cao 2 đến 3 người trên 100.000 dân
Truyền máu tự thân và ứng dụng
Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.
Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy
Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.
Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.
Tế bào nguồn sinh máu (hemopoietic stem cetls)
Vai trò của tế bào stroma tại tuỷ, các tế bào máu có mặt các tổ chức và cơ quan khác nhau. Từ đó phản ảnh lại tuỷ xương để kích thích hoặc ức chế sản xuất (Feed-Back).
Thiếu máu tan máu miễn dịch
Hiệu giá kháng thể miễn dịch rất thay đổi tăng lên rõ rệt ở môi trường albumin, còn hiệu giá kháng thể tự nhiên tăng lên rõ rệt ở môi trường muối.
Các cytokin và điều hòa tạo máu
Các cytokin có tác dụng điều hoà hoạt động và phát triển tế bào đích, do đó chúng đang được sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh nhất là bệnh suy giảm miễn dịch.
Tai biến do truyền máu và cách xử trí
Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.
Nguồn gốc phát triển, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu
Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do một chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu - chất đó có thể là prostaglandin. Tuy nhiên khi có đứt mạch máu thì lập tức tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.
Chuyển hóa sắt và thiếu máu thiếu sắt
Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.
Tăng tiểu cầu nguyên phát (primary thrombocytopenia)
Hoàn cảnh phát hiện: bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi được phát hiện tình cờ khi làm xét nghiêm hệ thống hoặc khi vào viện vì các biến chứng tắc mạch hoặc chảy máu.