Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

2015-07-29 02:56 PM

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trước năm 1954: ở Việt Nam do quân đội Pháp tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thuỷ (Quân y viện 108 hiện nay), cung cấp máu cho quân đội Pháp. Sau đó là một vài bệnh viện ở Sài Gòn cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý.

Từ 1954 - 1974: Sau hoà bình (1954), ta tiếp quản Thủ đô, quân đội tiếp quản Bệnh viện Đồn Thuỷ (Pháp gọi là bệnh viện Lanessan) và đổi tên là Quân y Viện 108. Trung tâm truyền máu vẫn được bảo toàn và hoạt động bởi các cán bộ cũ ở lại. 1956 BS. Vũ Triệu An được phân công phụ trách trung tâm này. Có thể coi đây là cơ sở truyền máu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (19). Cũng năm 1956 Bệnh viện Việt Đức mở Khoa Lấy máu và Truyền máu, rồi Bệnh viện Bạch Mai GS. Bạch Quốc Tuyên thành lập Khoa Lấy máu vào năm 1970, cho tới nay là Viện HHTM Trung ương (từ 31/12/1984). Truyền máu của ta lúc này chủ yếu phục vụ cho chiến tranh, phục vụ cho quân đội, chủ yếu là truyền máu toàn phần, lấy máu bằng chai thuỷ tinh và truyền trong ngày. Chưa có phương tiện bảo quản và tách các thành phần máu.

Từ năm 1975 - 1992: Nhu cầu máu gia tăng, nguồn máu thu được chủ yếu là từ người bán máu (>90%). Phương tiện thu gom máu bằng chai (chu trình hở) an toàn truyền máu chủ yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm,, tìm đơn vị máu tương đồng. Bệnh nhiễm trùng chỉ sàng lọc: sốt rét, giang mai, một vài cơ sở sàng lọc HBV. Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chiếm 100% chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Từ năm 1993 - 2005: ^Truyền máu Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng phát triển của truyền máu hiện đại của khu vực và thế giối.

Vận động cho máu tình nguyện quy mô toàn quốc bắt đầu từ 24/1/1994. Một năm sau (1995) Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ quyết định lấy ngày 6/1 là ngày bầu cử khoá quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu, tới năm 2000 Chính phủ quyết định đổi sang ngày 7/4 ngày sức khoẻ toàn cầu giành cho an toàn truyền máu làm ngày cổ động hiến máu toàn quốc, nhò vậy đã làm tăng lượng máu cho điều trị gấp nhiều lần, giảm người cho máu chuyên nghiệp, tăng người cho máu tình nguyện, tại Viện Huyết học - Truyền máu đạt đựơc > 65%.

Xây dựng giá tiền một đơn vị máu (1/1995) do liên Bộ Y tê - Tài chính - Kê hoạch đầu tư quyết định, đây là giá tiền một đơn vị máu đầu tiên. Nhờ quyêt định này truyền máu nưóc ta tiến thêm một bước mới.

Đổi mới các trang bị thu gom và bảo quản máu:

Thay chai bằng túi chất dẻo (1/1995) như quốc tê.

Thay giường bằng ghế lấy máu như quốc tế (từ 1/1996).

Tủ lạnh bảo quản máu và huyết tương (1996) (chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg).

Sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới trên phạm vi toàn quốc:

HIV, giang mai, sốt rét (từ 1993).

HBV (từ 1994).

HCV (từ 1996). Tói 1999, 100% đơn vị máu đã được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng ở tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có dùng máu.

Đã loại >1000 người đi cho máu có anti HIV+, hàng vạn người HCV +, HBV, bảo đảm an toàn truyền máu.

Sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm máu (đề tài nghiên cứu sản xuất chê phẩm máu cấp Nhà nước 1996 - 1999 và dự án nghiên cứu sản xuất và chuẩn hoá chế phẩm máu 2000 - 2002 của Viện Huyết học - Truyền máu), bao gồm:

Khôi hồng cầu nghèo bạch cầu.

Khối tiểu cầu pool, tiểu cầu từ 1 cá thể.

Huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh.

Tủa lạnh yếu tố VIII, đồng thòi vối sự ra đời trung tâm điều trị hemophilia (1999) và gia nhập hội hemophilia quốc tế (2000) đã đem lại nguồn hy vọng lớn cho bệnh nhân hemophilia.

Khôi bạch cầu hạt trung tính: sản phẩm này đã cứu sông nhiều bệnh nhân nhiễm trùng kháng thuốc (vô phương cứu chữa).

Phát triển truyền máu lâm sàng: chỉ định và sử dụng hợp lý máu và các- sản phẩm máu. Tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, sau khi nghiệm thu đề tài nhánh cấp Nhà nưốc về sản xuất các sản phẩm máu (1996 -1999) và dự án cấp Nhà nước về sản xuất và chuẩn hoá các sản phẩm máu sử dụng cho điều trị (2000-2002) tới nay truyền máu từng phần ở Viện Huyết học - Truyền máu TW và các bệnh viện phụ thuộc ngân hàng máu Hà Nội đã đạt 100%, hiện đang phát triển tới các tỉnh và thành phô' khác trong toàn quốc. Đây là một thay đổi lớn về nhận thức và thói quen truyền máu toàn phần ở các bệnh viện, đồng thời tạo ra bước ngoặt trong công tác chăm sóc bệnh hemophilia ở nước ta từ năm 1999. Nhờ phát triển của truyền máu, ghép tuỷ tế bào gốc tạo máu đã tiến hành ở 3 bệnh viện lớn: Bệnh viện Huyết học- Truyền máu thành phô" Hồ Chí Minh (1995), Bệnh viện trung ương Huế (2004), Bệnh viện Quân đội 108 (2005).

Giai đoạn 2001 - 2015: Mục tiêu chính là hiện đại hoá ngành truyền máu, sớm hoà nhập với truyền máu khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta đã:

Xây dựng chương trình an toàn truyền máu quốc gia đã đựơc Thủ tướng phê duyệt tháng 12 năm 2001, theo hướng tập trung: một ngân hàng máu cung cấp cho nhiều bệnh viện, nhằm nâng câo chất lượng các sản phẩm máu và hiệu quả truyền máu lâm sàng có máu dự trữ để bất kỳ khi nào cần là có máu, kể cả tuyến huyện và tương đương. Chương trình này tiến hành theo hai bước: bước 1 tập trung tuyến tỉnh, cắt thu gom máu và sàng lọc máu ở bệnh viện huyện và tương đương; bước 2 tập trung xây dựng ngân hàng máu khu vực tập trung từ 3 - 4 tỉnh lân cận, dự kiến khoảng 15 Trung tâm truyền máu trong toàn quốc.

Xây dựng ngân hàng máu khu vực mẫu tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, bằng vốn vay của ngân hàng. Dự án này được Thủ tướng phê duyệt tháng 1/2002. Nhằm mục đích phấn đấu 2010 - 2015 toàn quô"c thống nhất một chất lượng máu theo tiêu chuẩn châu Âu. Bảo đảm an toàn truyền máu, có đủ máu cho điều trị, cho cấp cứu, có máu dự trữ cho thảm hoạ, an ninh, Quốc phòng, tiến tới xoá bỏ hìnb thức tự cung, tự cấp máu ỏ các bệnh viện hiện nay từng bước hiện đại hoá truyền máu ở nước ta, sớm hoà nhập với truyền máu khu vực và thê giới.

Bài viết cùng chuyên mục

U lympho ác tính (Malignant lymphomas)

Hạch to là triệu chứng đặc trưng nhất là khi bệnh ở giai đoạn điển hình của u lympho ác tính nói chung, không phân biệt là Hodgkin hay không Hodgkin.

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu nhược sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển được sắt đến nơi tạo hồng cầu.

Miễn dịch trung gian tế bào (cellular mediated immunity)

Các tế bào của các tổ chức và cơ quan bình thường có trên bề mặt kháng nguyên hệ HLA. Đó là những kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch tế bào.

Lịch sử phát triển truyền máu thế giới

Công trình khoa học có giá trị nhất, lợi ích nhất trong truyền máu là sự phát minh ra các kháng nguyên hệ hồng cầu và nhóm máu của Karl Landsteiner.

Truyền máu tự thân và ứng dụng

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Bất thường vật chất di truyền và bệnh máu

Có thể phân chia bất thường vật chất di truyền theo nguyên nhân bẩm sinh hay măc phải, hoặc phân chia theo mức độ tổn thương: bất thường mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen.

Cơ chế đông máu cầm máu và các xét nghiệm thăm dò

Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát, sẽ phát động quá trình đông máu, chất có trách nhiệm là một lipoprotein gọi là yếu tố tổ chức.

Lơ xê mi kinh dòng lympho - Bệnh tăng sinh Lympho mạn ác tính

Người ta nhận thấy lơ xê mi kinh dòng lympho có nhiều ở châu Au và Mỹ, ít gặp hơn ở châu Á, Ở Mỹ có thể gặp với tỷ lệ cao 2 đến 3 người trên 100.000 dân

Quá trình sinh máu bình thường

Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.

Tăng đông và huyết khối

Một số tác giả gọi tăng đông là tình trạng tiền huyết khối. Tuy nhiên cần lưu ý răng huyêt khối thường ít khi do một nguyên nhân đơn độc gây nên mà thường là hậu quả của sự kết hợp của một số những rối loạn và yếu tố nguy cơ.

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

Năm 1991 nhiều tác giả đã mô tả bệnh ghép chống chủ do truyền máu. GVHD trong truyền máu cũng như trong ghép tủy, có thể gặp cả GVHD cấp tính và GVHD mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.

Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy

Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.

Tai biến do truyền máu và cách xử trí

Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.

Tăng tiểu cầu nguyên phát (primary thrombocytopenia)

Hoàn cảnh phát hiện: bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi được phát hiện tình cờ khi làm xét nghiêm hệ thống hoặc khi vào viện vì các biến chứng tắc mạch hoặc chảy máu.

Các xét nghiệm và ý nghĩa thực tiễn đánh giá sinh lý sinh hóa máu

Chuỗi phản ứng men tác động lên chuyển hóa acid arachidonic tạo ra nhiều chất gây tăng thấm mạch, đồng thời tác động lên hệ thống đông máu gây rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu.

Các bệnh truyền nhiễm qua đường truyền máu và an toàn truyền máu

HIV có tỷ lệ biến dị khá lớn, trong quá trình sao chép nếu có sự thay đổi một ví trí nào đó của các nucleotid là có thể tạo ra một virus mới khác với virus nguyên bản. Các virus mới sẽ ẩn náu trong các tế bào của cơ thể và trở thành kháng thuốc.

Điều hòa quá trình sinh máu

Ngược lại với các yếu tố phát triển, các yếu tố ức chế sinh máu có thể can thiệp vào một hoặc nhiều khâu khác nhau, một hay nhiều dòng tế bào, hạn chế quá trình tăng sinh, biệt hoá và hoặc chức năng của tế bào.

Cytokin và điều hòa sinh máu, tế bào gốc

Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gần 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu.

Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome)

Có một số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tham gia vào qúa trình sinh bệnh như tia xạ, hóa chất nhóm benzen, thuôc nhóm alkylan, virus.

Đặc điểm và chức năng của các cytokin

IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.

Ghép tủy tế bào nguồn

Ghép tuỷ tế bào nguồn, nghĩa là truyền tế bào nguồn vào máu như truyền máu, nhưng không dùng màng lọc máu, truyền chậm và dùng kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm.

Bệnh lý suy giảm miễn dịch

Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy

Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu câu, huyết sắc tố. Hình thái các loại tế bào. Tuỷ Tuỷ đồ: tế bào học. Sinh thiết tuỷ: tổ chức tuỷ.