Giải phẫu bệnh u lành phần mềm

2012-12-01 10:07 AM

Hình ảnh vi thể đặc hiệu là có rất nhiều thực bào với không bào lớn chứa các chất dạng mỡ, ngoài ra còn có các tế bào hình thoi tạo sợi và đôi khi có đại bào đa nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

U mô bào sợi

Tổn thương này rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào hình ảnh vi thể, tính chất u còn bàn cãi. Stout (1963) cho là u có nguồn gốc từ mô bào có khả năng như là một nguyên bào sợi tạo được sợi võng và sợi keo. Kempson và Kyriakos (1972) gọi chung là u mô bào sợi. Tổn thương hay gặp nhất là u sợi bì, u dạng mỡ, u đại bào màng gân... Tính chất chung là u phát triển chậm, xâm nhập mô xung quanh.

U sợi bì

U mọc chậm, tăng trưởng có giới hạn, không đau, thường ở mông, vai, tay chân...U hay gặp ở người trưởng thành.

Đại thể:

U là một nốt nhỏ, nằm ngay dưới lớp thượng bì, ít khi quá 2-3 cm, có giới hạn nhưng không có vỏ bao.

Vi thể:

U có hình ảnh rất thay đổi, gồm những tế bào hình thoi và sợi xếp thành cuộn, bó, hình xoáy trôn ốc, nan hoa. Kích thước và hình dạng tế bào giống nhau. Đôi khi có những tế bào lớn hơn, hình đa diện hoặc các thực bào chứa chất dạng mỡ hay hemosiderin và đại bào đa nhân. Mô u xâm nhập mô xung quanh, không có vỏ bao.

Điều trị:

Cắt rộng cách u 2 cm lấy luôn da. Nếu không u sẽ hoá ác thành sarcom sợi bì lồi.

U dạng mỡ

U phát triển ở mô dưới da hoặc ở gân cơ, đại thể có màu trắng, có giới hạn nhưng không có vỏ bao.

Hình ảnh vi thể đặc hiệu là có rất nhiều thực bào với không bào lớn chứa các chất dạng mỡ, ngoài ra còn có các tế bào hình thoi tạo sợi và đôi khi có đại bào đa nhân.

Điều trị:

Cắt rộng u để tránh tái phát hoặc để yên.

U đại bào màng gân

Tổn thương thường gặp, tính chất u còn bàn cãi. U thường thấy ở bàn tay, bàn chân, phát triển từ màng gân nhất là gân gập ngón tay. Đôi khi u dính gân, cơ và có thể ăn lẹm xương. U chủ yếu gặp ở thanh niên và trung niên.

Đại thể:

U nhỏ 2-5 cm, chắc, nhiều thùy, màu nâu vàng có vỏ bọc sợi.

Vi thể:

Mô u có tăng sản mô sợi, có rất nhiều đại bào đa nhân, đôi khi có thực bào chứa mỡ. Nhiều tổn thương loại này có ít đại bào và thấm nhập nhiều tế bào viêm nên được gọi là viêm nốt màng gân-khớp.

Điều trị:

Để yên hoặc cắt bỏ hết và giải phóng gân.

U mỡ lành

Có thể xảy ra ở mọi tuổi, thường gặp ở tuổi trung niên là lúc dễ phát phì và tích tụ mỡ. U mỡ lành là một trong những u hay gặp nhất.

U có thể ở mọi nơi, thường nhất ở đùi, mông, có thể sau phúc mạc, ở trung thất, mạc nối... U mỡ lành lớn rất chậm, thông thường khoảng 2-5 cm, đôi khi đạt kích thước 15-20 cm, thường không gây triệu chứng hoặc trở ngại gì.

Đại thể, vi thể, thành phần hoá học của mô u hoàn toàn giống của mô mỡ bình thường. Hai đặc tính giúp nhận ra u mỡ là đại thể và sinh học.

Đại thể:

U có giới hạn rõ rệt với mô xung quanh, thường có vỏ bao sợi, dễ bóc tách lấy trọn u.

Sinh học, mô u mỡ không bị tiêu hao mà vẫn tiếp tục phát triển khi cơ thể người bệnh bị đói lâu ngày.

Điều trị:

Để yên hoặc cắt u.

Ngoài ra còn có hai loại  u mỡ lành khác rất hiếm gặp là:

U mỡ thai:

U dưới da, lớn chậm, có thể đạt tới kích thước 20 cm, thấy ở đùi, nhượng chân, lưng, cổ, nách, thành bụng, trung thất. Mô u có nhiều thùy, cấu tạo bởi các tế bào bọt lớn với nhiều không bào chứa mỡ.

U mỡ phôi:

Do Vellios mô tả lần đầu, gặp chủ yếu ở trẻ em, cấu tạo bởi các nguyên bào mỡ trong một mô đệm nhầy họp thành từng đám, từng ngăn.

U lành mạch máu

U lành mạch máu rất hay gặp, thường xuất hiện ngay từ lúc mới sinh hay vài năm tuổi, lớn dần. Một số u tự nhiên biến mất, một số ngưng lớn khi đến tuổi trưởng thành, một số u xuất hiện khi tuổi đã lớn.

U thường ở dưới da và niêm mạc nhưng có thể gặp ở trong cơ vân, trong các nội tạng, cơ quan (tuyến nước bọt, gan ...).

Đại thể:

U là những nốt nhỏ hoặc từng đám, mảng lan tỏa hoặc từng khối có màu đỏ hay xanh tím.

Vi thể:

U gồm nhiều loại:

* U mao mạch: Tăng sản các mạch máu rất nhỏ, vách rất mỏng chỉ gồm một vài tế bào nội mô với một vài sợi võng.

* U tĩnh mạch: Tăng sản các mạch máu lớn hơn, vách mỏng có ít sợi cơ trơn, lòng chứa đầy hồng cầu và huyết tương. Tổn thương còn được gọi là u mạch máu dạng hang.

* U hỗn hợp (mao mạch và tĩnh mạch).

* U nội mô mạch máu (U tế bào nội mô mạch máu): Ở trẻ em, do tăng sản tế bào nội mô thành nhiều lớp.

* U mạch chu bào: Có tăng sản mạch các chu bào. Phân biệt với u nội mô mạch máu nhờ phương pháp nhuộm bạc reticulin. Các tế bào nội mô nằm trong bao reticulin của mạch máu còn các chu bào nằm ngoài.

* U cuộn mạch: Là một loại u mạch chu bào hiếm gặp, thường ở dưới móng các ngón tay, gây đau nhức từng cơn, đôi khi kèm theo những rối loạn hệ thần kinh giao cảm. Hầu hết u chỉ ở một nơi, có giới hạn rõ và gây khuyết xương. U có những mạch máu vách dày với nhiều sợi thần kinh không myelin giữa các đám mạch máu.

U bao Schwann (U vỏ bao thần kinh)

U phát triển từ tế bào Schwann của màng bao dây thần kinh, có thể gặp ở mọi nơi. U lớn chậm, có thể gây đau nhức và tê dọc theo đường dây thần kinh do ảnh hưởng chèn ép khi u lớn. Kích thước từ 1-4 cm, ít khi quá 8 cm.

Đại thể:

U mọc từ màng bao, lồi ra ngoài về một phía của dây thần kinh, đôi khi nằm ở giữa đẩy các sợi thần kinh ra ngoại biên mô u. Mặt cắt u mềm, có màu trắng trong.

Vi thể:

Tế bào u hình thoi, nhân xếp thành hàng rào (kiểu Antoni A) hoặc tế bào hình sao nằm rải rác trong các mô đệm nhầy (kiểu Antoni B).

Điều trị:

Để yên, tách và cắt u khi có triệu chứng chèn ép dây thần kinh, cần bảo toàn dây thần kinh.

U sợi thần kinh

U nhỏ từ 1-2 cm, dưới da, có giới hạn, mặt cắt màu trắng xám. Gồm những đám sợi thần kinh rất mảnh mai, lượn sóng, xen kẽ có các bó sợi võng và sợi keo thô hơn. U thường nằm trong bệnh cảnh của bệnh von Recklinghausen phần mềm (bệnh u sợi thần kinh có tính chất gia đình) (xem bài bệnh của hệ thần kinh).

U lành mạch limphô

U lành mạch limphô hiếm gặp hơn u mạch máu, xuất hiện trước hay sau khi sinh. U thường lan tỏa ở trong lưỡi, miệng, mô dưới da, ngón tay, tứ chi, cổ, trung thất, vùng bẹn, mạc nối, mạc treo ruột. U làm cho cơ quan bị tổn thương phì đại (lưỡi, ngón tay, cả chi) hoặc các mạch limphô dãn nở lớn tạo thành bọc limphô (cổ, mạc nối, mạc treo ruột). U mạch limphô ngưng lớn sau một thời gian và không di căn.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu bệnh ruột non

Lớp thượng mô lót bởi các hốc khác với lớp thượng mô của nhung mao. Có 4 loại tế bào thượng mô của hốc: tế bào Paneth, tế bào không biệt hoá, tế bào đài và tế bào nội tiết.

Giải phẫu bệnh u lành gan và đường mật

Dạng tổn thương một cục đơn độc cũng có tên là tăng sản cục khu trú, có lẽ là do khiếm khuyết phát triển dạng hamartom, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Giải phẫu bệnh viêm tử cung

Ổ lao nguyên phát ở phổi hay ở ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở tuổi sinh đẻ và thường kèm vô sinh.

Giải phẫu bệnh viêm cổ tử cung

Viêm do vi khuẩn quan trọng vì có thể đi kèm với nhiễm khuẩn lên nội mạc tử cung, vòi trứng và phúc mạc chậu, hoặc lây qua nhau và thai hay bé sơ sinh.

Giải phẫu bệnh ung thư dạ dày

Khoảng 90-95% các ung thư của dạ dày là carcinom. Khoảng 3% là limphôm và 2% là sarcom cơ trơn. Ngoài ra, còn có u tế bào ưa bạc (là u nội tiết của ống tiêu hoá). Bốn loại này chiếm 95-99% các ung thư dạ dày.

Giải phẫu bệnh khớp xương

Thường do sự lan rộng của lao xương. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, hay gặp nhất ở khớp háng. Màng khớp rất dày với mô hạt viêm lao. Mặt khớp bị ăn mòn.

Giải phẫu bệnh đại tràng

Trên thực tế lâm sàng, bệnh của đại tràng chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh được phẫu trị. Ung thư đại tràng là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong ở người lớn.

Giải phẫu bệnh u cơ trơn tử cung

Thường tử cung có nhiều u, hình cầu và chắc, lồi ra khỏi mô cơ lân cận. Mặt cắt trắng hoặc vàng, có dạng cuộn. U có thể có nhiều vị trí: dưới nội mạc, trong cơ và dưới thanh mạc.

Giải phẫu bệnh bệnh của tế bào nuôi

Về hoá mô miễn dịch, các tế bào nuôi không tiết ra nội tiết tố, các nội tiết tố như HCG và HPL

Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và chuyển sản

Tăng sản dạng nang: Đây là dạng phổ biến nhất. Các tuyến dãn nở, kích thước thay đổi, được lót bởi một lớp thượng mô trụ cao, rải rác có hình ảnh phân bào. Thượng mô có thể xếp thành nhiều tầng.

Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh đại tràng

Chẩn đoán dựa vào sự không có các tế bào hạch thần kinh giữa 2 lớp cơ trơn của đoạn hẹp trên các mẫu sinh thiết trực tràng.

Phôi thai mô học và sinh lý học tử cung

Sau rụng trứng, các tuyến có hoạt động chế tiết ở đầu giai đoạn này, các tế bào tuyến có nhiều không bào chứa glycogen, và đội nhân hơi cao.

Giải phẫu bệnh loét mạn tính dạ dày

Yếu tố di truyền dự phần quan trọng trong loét tá tràng nhưng không có vai trò quan trọng trong loét dạ dày.

Giải phẫu bệnh ung thư di căn đến não

Ung thư di căn não chiếm khoảng một phần tư đến một nửa khối u nội sọ, ở những bệnh nhân nhập viện. Các vị trí hay cho di căn nhất là phổi, vú, da (melanôm), thận, và đường tiêu hóa, chiếm khoảng 80% của tất cả các di căn.

Giải phẫu bệnh tụy tạng

Tụy của người trưởng thành dài khoảng 15 cm, nặng 60-100g, gồm đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Ở đầu tụy có ống Wirsung dẫn dịch ngoại tiết vào tá tràng.

Giải phẫu bệnh bệnh hệ thần kinh

Hệ thần kinh và những thành phần phụ của hệ thần kinh gồm nhiều loại tế bào hoặc mô cơ bản. Mặc dù những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh không khác biệt với nhiều vùng trong cơ thể.

Giải phẫu bệnh ung thư buồng trứng do di căn

U có thể có các bọc lót bởi tế bào chế tiết nhầy, có chứa mô hoại tử và chất nhầy nhiều hơn carcinom tuyến bọc dịch nhầy của buồng trứng.

Giải phẫu bệnh u mô đệm nội mạc tử cung

Đôi khi u hoá bọc, nhưng ít hoại tử xuất huyết. U thường nằm trong lớp cơ hay dưới thanh mạc nhưng không xâm nhập.

Lợi hại và phân loại viêm theo giải phẫu bệnh

Do giãn mạch tạm thời (động và tĩnh mạch), có thể biểu hiện dưới dạng hồng ban do nắng, ngoại ban (exanthema), tổn thương do nhiễm khuẩn.

Giải phẫu bệnh bệnh thực quản

Thực quản có lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng không sừng hoá, đoạn gần tâm vị có tuyến giống tuyến tâm vị. Lớp cơ thực quản có 2 loại: cơ vân ở 1/3 trên và cơ trơn 2/3 dưới.

Giải phẫu bệnh bệnh của miệng và xương hàm

Một loại không thường gặp là u nguyên bào cơ có hạt ở lưỡi, có hình thái giống u cùng tên ở nơi khác, gồm những tế bào to với bào tương có hạt.

Giải phẫu bệnh đông máu nội mạch lan tỏa

Nhiễm khuẩn gây tổn thương lan tỏa nội mạc mạchh máu (do virút, vi khuẩn Gram âm, Rickettsia, Aspergillosis, Histoplasmosis, ký sinh trùng sốt rét v.v....).

Nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ giải phẫu bệnh

Tham gia vào các nghiên cứu với lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Kết hợp, đối chiếu kết quả để đưa ra kết luận cuối cùng.

Giải phẫu bệnh tổn thương lấp mạch

Một vật cản lớn trong dòng huyết lưu có thể lấp toàn bộ lòng mạch và gây hiện tượng lấp kín, nhưng một vật cản nhỏ sẽ chỉ làm giảm thiểu lòng mạch và gây hiện tượng lấp hẹp.

Giải phẫu bệnh tổn thương huyết khối

Khi có tổn thương nội mạc, tiểu cầu có điều kiện tiếp cận với chất nền ngoài tế bào (ECM) ở vách mạch