- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng giải phẫu bệnh
- Giải phẫu bệnh phù
Giải phẫu bệnh phù
Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch đó trong ở mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thũng đồng thẩm thấu. Hình thái đại thể và vi thể của phù thường khác biệt tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các thành phần dịch của cơ thể chiếm 70% trọng lượng người trưởng thành, bao gồm những dịch ở trong tế bào (45%) và ngoài tế bào (25%) (tại mô đệm kẽ và trong lòng mạch). Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch đó trong ở mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thũng đồng thẩm thấu. Hình thái đại thể và vi thể của phù thường khác biệt tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn.
Đại thể
Các tạng phù thường sưng to hơn bình thường (oidêma = kích thước lớn), màu nhạt, mềm và có trọng lượng lớn. Diện cắt có chảy dịch màu vàng nhạt. Phù có thể hiện ở: (1) mô dưới da, với dấu hiệu "ấn lõm ", ranh giới không rõ và còn thể hiện dấu vết lâu dài. (2) bao tim, do chứa dịch qua gọi là tràn dịch màng tim. (3) khoang màng bụng, gọi là cổ chướng (4) khoang màng phổi, gọi là tràn dịch màng phổi (5) hốc phổi, trong trường hợp phổi tim gây phù phổi (6) trong bao tinh hoàn, gọi là tràn dịch màng tinh hoàn.
Vi thể
Dịch phù có dạng thuần nhất, rất ưa toan nếu chứa nhiều protein, có thể hiện diện ở: (1) mô đệm, làm các sợi bào bị tách biệt nhau (2) lòng hốc phổi, gây phù phổi (3) não, ứ dịch bao quanh vi mạch và ở mô thần kinh đệm gây phù não (4) mô dưới thượng bì, tạo nên một bọng nước dưới da.
Tạo bệnh
Phù hình thành do rối loạn những cơ chế điều hòa các quá trình trao đổi chất giữa dịch mô đệm kẽ và dịch trong mạch. Những áp lực luôn có xu hướng đẩy dịch ra ngoài gồm: (1) áp lực thủy tĩnh của huyết tương và (2) áp lực thẩm thấu của mô kẽ. Còn những áp lực có xu hướng hút dịch vào trong mạch gồm: (3) áp lực thẩm thấu của huyết tương và (4) áp lực thủy tĩnh của mô đệm kẽ. Tham gia vào các yếu tố đó còn có tình trạng hoàn chỉnh vách nội mạc vi mạch máu, mạch limphô, bởi vì khi có tăng tính thấm vi mạch cũng như khi dòng limphô lưu thông chậm sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây phù.
Ở đầu tận động mạch (của vi mạch), áp lực thủy tĩnh là 35 milimet thủy ngân (Hg), còn ở đầu tận tĩnh mạch thì áp lực đó chỉ còn 12 - 15 mm Hg.
Ap lực thẩm thấu (protein) của huyết tương (ở đầu tận động mạch) là 20 - 25 mm Hg và tăng nhẹ ở nơi đầu tận tĩnh mạch, do dịch từ lòng mạch đã thoát ra ngoài. Như vậy, ở đầu tận động mạch, dịch thoát ra ngoài để rồi lại được hút trở vào lòng vi mạch, ở nơi đầu tận tĩnh mạch. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch mô kẽ đều trở vào lòng vi mạch vì một lượng dịch nào đó để nhập vào dòng mạch limphô để rồi gián tiếp trở lại vào dòng huyết lưu.
Đặc điểm hóa sinh
Có thể phân biệt 2 dạng dịch phù:
(1) Dịch xuất, rất giàu protein và những chất dạng keo có tỷ trọng lớn hơn 1020, được hình thành do tăng tính thấm vách vi mạch trong quá trình viêm.
(2) Dịch qua, nghèo protein và những chất dạng keo có tỷ trọng nhỏ dưới 1015-1020. Được hình thành không do viêm mà thường do tăng áp lực tuần hoàn hoặc giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương.
Dịch qua được hình thành trong 4 trường hợp sau :
(a) tăng áp lực thủy tĩnh trong mạch do nhiều nguyên nhân như (i) biến đổi dòng huyết lưu tại chỗ (sau những huyết khối lấp tắc, thường ở chi dưới, gây phù nề) (ii) tăng áp lực tĩnh mạch (thường gặp trong các bệnh suy tim làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động tâm thất phải). Còn gọi là phù do tim (phù mô dưới da chi dưới)
(b) giảm áp lực thẩm thấu (protein) của huyết tương do thất thoát albumin (xảy ra chủ yếu trong hội chứng hư thận, do tổn thương màng đáy cầu thận để thoát lọt mất nhiều protein) hoặc do thiểu năng tổng hợp albumin huyết thanh (xảy ra trong các bệnh viêm gan, xơ gan, suy dinh dưỡng...) còn gọi là phù do thận (phù quanh hốc mắt, mi mắt).
(c) những biến đổi của dòng mạch limphô do nhiều nguyên nhân như (i) viêm nhiễm giun chỉ Filariosis gây thoái hóa, sợi hóa các hạch, mạch limphô vùng bẹn, tạo tình trạng phù nề ở chi dưới (chân voi) và bộ phận sinh dục (ii) mạch limphô có dị tật bẩm sinh, vô tạo, hoặc bị lấp tắc, chèn ép. (iii) sau điều trị ung thư vú kèm nạo hạch nách, gây phù nề toàn bộ chi trên, còn gọi là phù do mạch limphô.
(d) ứ trữ nước và sodium (xảy ra trong trường hợp suy giảm cấp tính chức năng thận do viêm cầu thận Streptococcus hoặc do suy thận cấp) gây tăng áp lực thủy tĩnh và phù. Còn gọi là phù do ứ trệ.
Tiến triển
Có loại phù hình thành và thoái triển nhanh chóng (như phù dị ứng kiểu Quincke), cũng có loại tồn tại lâu dài và gây hóa sợi (ở mô bì và hạ bì ở da). Phù có thể gây nhiều hậu quả như (1) thiếu oxy và rối loạn trao đổi chất giữa các tế bào và máu (2) rối loạn trao đổi oxy máu (trong phù phổi) (3) ngạt thở (trong phù thanh môn). (4) tăng huyết áp nội sọ (phù não) (5) nhiễm khuẩn do rối loạn trao đổi chất ở mô.
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phẫu bệnh của đường mật
Bệnh sỏi túi mật hay kèm với viêm túi mật mạn. Tuy vậy chỉ có 20% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng lâm sàng khi sỏi to, gây vàng da tắc mật.
Giải phẫu bệnh tổn thương hoại tử máu
Khởi đầu, trong một thời gian ngắn, mô bị hoàn toàn thiếu máu, màu nhạt và khô. Rồi đột ngột sung huyết mạnh và tràn ngập máu kèm hoại tử.
Giải phẫu bệnh khớp xương
Thường do sự lan rộng của lao xương. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, hay gặp nhất ở khớp háng. Màng khớp rất dày với mô hạt viêm lao. Mặt khớp bị ăn mòn.
Giải phẫu bệnh u hỗn hợp trung bì tử cung
U Muller hỗn hợp là loại sarcom tử cung thường gặp nhất dù chỉ chiếm 1,5% u ác tử cung và là u có độ ác tính cao
Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và vòng tránh thai
Vòng có chất đồng ít gây ra viêm hơn. Bạch cầu thường chỉ tập trung trong lòng các ống tuyến, có xuất tiết ở bề mặt nội mạc tử cung còn mô đệm nội mạc bình thường.
Giải phẫu bệnh đông máu nội mạch lan tỏa
Nhiễm khuẩn gây tổn thương lan tỏa nội mạc mạchh máu (do virút, vi khuẩn Gram âm, Rickettsia, Aspergillosis, Histoplasmosis, ký sinh trùng sốt rét v.v....).
Giải phẫu bệnh viêm dạ dày
Trong thể bệnh nhẹ, thượng mô bề mặt còn nguyên và lớp dưới có thấm nhập rải rác bạch cầu đa nhân.
Giải phẫu bệnh tổn thương chảy máu
Chảy máu là tình trạng máu ra khỏi hệ tuần hoàn, có thể (a): khu trú tại một điểm trong cơ thể (b) lan tỏa (thường là biểu hiện của một bệnh hệ thống).
Giải phẫu bệnh u lành tuyến vú
Các đám tuyến tròn hoặc bầu dục, được lót bởi một hay nhiều lớp tế bào hình trụ hoặc đa diện. Màng đáy còn nguyên và rõ
Giải phẫu bệnh một số tổn thương đại tràng
Đại tràng có nhiều túi thừa, đặc biệt ở phần đại tràng sigma và trực tràng. Càng lớn tuổi, xuất độ bệnh càng cao và hiếm gặp ở người dưới 30 tuổi. Bệnh do lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ruột lồi ra ngoài qua những điểm yếu của lớp cơ.
Giải phẫu bệnh dương vật
U có dạng sùi như quả dâu hay như bông cải, thường nằm ở rãnh vòng đầu dương vật, có dạng một hay nhiều nhú. U mềm, màu hồng và có nhiều mạch máu.
Mối quan hệ giữa giải phẫu bệnh và lâm sàng
Các lĩnh vực như sinh học phân tử, hóa mô miễn dịch, và di truyền học đã được áp dụng trong nghiên cứu các bệnh ung thư và trong thực tiển điều trị căn bệnh này.
Giải phẫu bệnh nguyên nhân gây phù viêm
Khoảng 65% tổng số tế bào trong máu lưu thông là bạch cầu, 5 - 10% là bạch cầu nhân đơn, tỷ lệ còn lại là những loại tế bào khác. Bạch cầu chỉ di chuyển trong máu trong khoảng thời gian 6 giờ rồi bị hủy hoại ở lách.
Giải phẫu bệnh hội chứng Asherman
Mô nạo có ít mô nội mạc. Các vùng dính trong buồng tử cung là tổ chức sợi hay cơ trơn, với phản ứng viêm nhẹ.
Giải phẫu bệnh vô sinh do tử cung
Ở tử cung, vô sinh có thể do viêm nội mạc mạn tính, u cơ trơn, dị tật bẩm sinh, và các giải dính trong lòng tử cung.
Giải phẫu bệnh tổn thương huyết khối
Khi có tổn thương nội mạc, tiểu cầu có điều kiện tiếp cận với chất nền ngoài tế bào (ECM) ở vách mạch
Giải phẫu bệnh u cơ trơn tử cung
Thường tử cung có nhiều u, hình cầu và chắc, lồi ra khỏi mô cơ lân cận. Mặt cắt trắng hoặc vàng, có dạng cuộn. U có thể có nhiều vị trí: dưới nội mạc, trong cơ và dưới thanh mạc.
Giải phẫu bệnh u đại tràng
Bệnh có ở mọi tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở bệnh nhân 60 đến 70 tuổi, nhân lúc bệnh nhân được khám bằng soi đại tràng sigma
Giải phẫu bệnh u mầm bào buồng trứng
U mầm bào là nhóm u buồng trứng lớn thứ hai sau u thượng mô thông thường, với xuất độ là 20% u buồng trứng. Tỷ lệ này là tỷ lệ bên Âu Châu và Châu Mỹ, còn bên Á Châu và Phi Châu, nơi xuất độ u thượng mô thấp hơn.
Giải phẫu bệnh hoạt động đại thực bào
Đại bào có kích thước lớn và chứa tới hàng chục nhân, được hình thành do nhiều đại thực bào kết dính với nhau hoặc do đại thực bào có nhân chia nhưng bào tương không phân chia. Có thể phân biệt 2 dạng đại bào:
Giải phẫu bệnh u ác tính cổ tử cung
Tăng sản thượng mô với tế bào tương đối non, mất cực tính. Các tế bào dạng đáy hay dạng cận đáy chiếm từ 1/3 đến hầu hết bề dày lớp thượng mô.
Giải phẫu bệnh bệnh tim và mạch máu
Bình thường, vào tuần thứ 4 của bào thai, 2 ống phôi tim mạch hòa nhập vào thành một với 4 buồng: xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm thất và bầu thất.
Giải phẫu bệnh bệnh thực quản
Thực quản có lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng không sừng hoá, đoạn gần tâm vị có tuyến giống tuyến tâm vị. Lớp cơ thực quản có 2 loại: cơ vân ở 1/3 trên và cơ trơn 2/3 dưới.
Giải phẫu bệnh u và tổn thương dạng u xương
Có nhiều tổn thương phối hợp trong cùng một u. Bên cạnh chủ mô u, có thể thấy mô phản ứng, mô tái tạo tu bổ sau hoại tử, xuất huyết, phẫu thuật hoặc gãy xương bệnh lý.
Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh đại tràng
Chẩn đoán dựa vào sự không có các tế bào hạch thần kinh giữa 2 lớp cơ trơn của đoạn hẹp trên các mẫu sinh thiết trực tràng.