Giải phẫu bệnh một số tổn thương đại tràng

2012-11-29 01:54 PM

Đại tràng có nhiều túi thừa, đặc biệt ở phần đại tràng sigma và trực tràng. Càng lớn tuổi, xuất độ bệnh càng cao và hiếm gặp ở người dưới 30 tuổi. Bệnh do lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ruột lồi ra ngoài qua những điểm yếu của lớp cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh túi thừa đại tràng

Đại tràng có nhiều túi thừa, đặc biệt ở phần đại tràng sigma và trực tràng. Càng lớn tuổi, xuất độ bệnh càng cao và hiếm gặp ở người dưới 30 tuổi.

Bệnh do lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ruột lồi ra ngoài qua những điểm yếu của lớp cơ.

95% túi thừa có ở đại tràng sigma. Các đoạn ruột bị bệnh dễ bị phì đại lớp cơ (50-70% các trường hợp). Các túi thừa có đường kính thường khoảng 0,5-1 cm dọc theo bờ của lớp cơ dọc. Nếu không bị viêm, túi thường có thể co dãn và chứa đầy phân. Túi thừa có thể bị viêm và có thể gây viêm quanh túi thừa rồi lan rộng gây viêm lớp mỡ quanh đại tràng, làm hóa sợi dày vách đại tràng, làm hẹp vách đại tràng (dễ gây nhầm lẫn với ung thư), diễn tiến thành áp xe quanh ruột già, và có thể gây viêm phúc mạc.

Dưới kính hiển vi, túi thừa có vách mỏng với lớp niêm mạc teo đét, dưới lớp niêm bị ép, lớp cơ trơn bị mất hoặc mỏng. Khi có viêm, thì là viêm không đặc hiệu với xơ hóa mạnh vách túi thừa. Cấy vi khuẩn cho thấy nhiều loại, trong đó E. coli chiếm ưu thế.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh dãn tĩnh mạch thành túi của mạng tĩnh mạch hậu môn và quanh hậu môn. Đây là loại bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 5% dân số. Bệnh hiếm gặp ở người dưới 30 tuổi, ngoại trừ ở phụ nữ có thai. Một thống kê ở nước ngoài cho biết có tới hơn 50% số người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ. Ở nước ta, chưa có một cuộc điều tra dịch tễ nào về bệnh này nhưng các thầy thuốc lâm sàng cảm nhận đây là một bệnh phổ biến và tỷ lệ khác nhau về giới tính, về tuổi tác, về nghề nghiệp, cũng như cách sinh hoạt, ăn uống và chế độ công tác của người bệnh.

Bệnh do sự tăng áp lực tĩnh mạch tồn tại lâu dài ở mạng tĩnh mạch trĩ của hậu môn. Có nhiều nguyên nhân làm tăng áp lực này, trong đó 2 nguyên nhân thông thường nhất là tình trạng táo bón và ứ trệ máu tĩnh mạch lúc có thai (lúc có thai có tình trạng sung huyết ở vùng chậu và có sự đè ép của tử cung lên các mạch máu vùng này). Hiếm gặp hơn là tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và khi đó bệnh trĩ là một phần của tuần hoàn bàng hệ.

Phân loại

Tổn thương trĩ có 2 loại:

Trĩ ngoại: Ở ngay sát rìa hậu môn dưới dạng những chỗ phồng lên làm cho da những chỗ này mất nếp, trở nên căng bóng, thường có 3 chỗ phồng (2 ở bên phải và 1 ở bên trái)

Trĩ nội: Có thể không thấy gì khác thường bên ngoài, khi đó có thể yêu cầu bệnh nhân vào nhà vệ sinh rặn mạnh như khi đi cầu, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn nếu chúng đã đủ to và đã nhiều lần sa ra ngoài. Trong đa số các trường hợp, trĩ nội có 3 búi, cũng ở vị trí của các búi trĩ ngoại (búi phải trước tương ứng với vị trí 11 giờ, búi phải sau tương ứng với vị trí 7 giờ, búi trái tương ứng với vị trí 4 giờ).

Các búi này có thể bằng nhau, nhưng thường thì to nhỏ không đều. Phủ lên các búi trĩ nội là niêm mạc có màu hồng tím. Có thể nhìn thấy các điểm đen, sờ nắn vào thấy cứng cứng, đó là những cục máu đông. Nếu búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên thì trên niêm mạc có những chỗ lở loét.

Nếu bệnh nhân đến khám tương đối sớm thì 3 búi trĩ còn phân cách nhau rõ rệt. Muộn hơn, ở giữa 3 búi chính có vài búi phụ nhỏ hơn. Cũng có thể tất cả các búi chính và phụ đã liên kết nhau tạo thành một vòng tròn (Trĩ vòng).

Trường hợp có cả trĩ nội thì lúc đầu trĩ nội và trĩ ngoại phân cách nhau bởi vùng lược vì da vùng này dính vào mặt trong cơ vòng trong, ngăn cách 2 mạng đám rối tĩnh mạch trĩ trên và trĩ dưới. Nhưng về sau, dây chằng Parks bị nhão ra thì vùng lược không còn dính vào mặt trong cơ vòng nữa và trĩ nội thông với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.

Phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã nhiều với trĩ vòng hoặc trĩ hỗn hợp. Cần phải xác định chính xác mức độ của trĩ để chọn cách điều trị thích hợp. Người ta chia làm 4 độ bệnh:

Trĩ độ 1: Trĩ ở giai đoạn đầu, các tĩnh mạch dãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên nhưng nằm gọn trong lòng trực tràng.

Trĩ độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã nhiều hơn tạo thành các búi rõ rệt. Khi đi cầu, rặn nhiều, thì các búi thập thò ở lỗ hậu môn. Khi đi cầu xong, đứng dậy thì các búi trĩ lại tụt vào trong không nhìn thấy gì nữa.

Trĩ độ 3: Cứ mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, mỗi khi ngồi xổm, hoặc làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Khi đó, phải dùng tay ấn nhẹ hoặc phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong

Trĩ độ 4: Các búi trĩ đã khá to, thường thì đã là trĩ vòng, dễ sa ra ngoài, dù đã dùng tay ấn vào. Bệnh nhân có cảm giác là búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Sinh bệnh học của bệnh trĩ

Tương đối rõ ràng. Hiện nay, người ta đề cập tới những nguyên nhân như sau:

Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở những người phải đứng lâu, phải ngồi nhiều như thư ký bàn giấy, người bán hàng...Một nhận xét khác là không bao giờ người ta thấy xuất hiện trĩ ở động vật 4 chân. Khi nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta thấy ở tư thế ngồi áp lực là 25 cm nước, ở tư thế đứng áp lực này tăng vọt lên đến 75 cm nước.

Bệnh lỵ và táo bón: Khi đi cầu phải rặn nhiều, khi đó áp lực trong lòng ống hậu môn đã tăng lên gấp 10 lần.

Tăng áp lực trong xoang bụng: Ở những người làm lao động chân tay nặng nhọc, ở những người bị viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, suy tim...áp lực trong xoang bụng thường xuyên tăng và bệnh trĩ dễ xuất hiện hơn người khác.

U hậu môn và vùng chậu: Ung thư trực tràng, u sợi tử cung, thai lớn tháng và các u khác ở vùng hậu môn trực tràng hoặc vùng chậu có thể làm cản trở máu hậu môn trực tràng trở về gây nên trĩ. Đây là các nguyên nhân cụ thể rõ rệt cho nên trĩ ở đây là trĩ triệu chứng, không phải là trĩ bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu bệnh khớp xương

Thường do sự lan rộng của lao xương. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, hay gặp nhất ở khớp háng. Màng khớp rất dày với mô hạt viêm lao. Mặt khớp bị ăn mòn.

Giải phẫu bệnh bệnh buồng trứng

Bệnh lý viêm rất hiếm gặp. U có thể sinh ra từ những mô phức tạp của buồng trứng trưởng thành hay của vết tích mô phôi của buồng trứng.

Giải phẫu bệnh ung thư

Các ung thư  thường gặp ở nam giới là ung thư của tuyến tiền liệt, phổi, và đại tràng. Ở nữ giới, các ung thư thường gặp là cổ tử cung, vú, phổi, và đại tràng.

Giải phẫu bệnh Carcinom nội mạc tử cung

Carcinom nội mạc tử cung có xuất độ cao nhất trong các ung thư đường sinh dục nữ ở Mỹ, với 39.000 trường hợp mới hàng năm (1984). Xuất độ carcinom nội mạc cao ở Canada và Âu Châu, thấp ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ.

Giải phẫu bệnh Carcinom vú

Phụ nữ có tiền căn ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung (ở phụ nữ có tiền căn ung thư cổ tử cung thì xuất độ ung thư vú ít hơn).

Sarcom cơ trơn tử cung

Hầu hết sarcom cơ trơn nằm trong lớp cơ, dưới dạng một khối đơn độc, đường kính trung bình là 9cm, bờ không rõ rệt, mềm hay chắc.

Giải phẫu bệnh hạch lympho

Bệnh Hodgkin được mô tả lần đầu tiên do Thomas Hodgkin, bởi sự quan sát đại thể hạch lymphô; Thuật ngữ bệnh Hodgkin được Wilks áp dụng (vào năm 1865).

Giải phẫu bệnh bệnh của tế bào nuôi

Về hoá mô miễn dịch, các tế bào nuôi không tiết ra nội tiết tố, các nội tiết tố như HCG và HPL

Giải phẫu bệnh ung thư gan

Ngày nay người ta thấy có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư này với bệnh xơ gan, với sự nhiễm virus viêm gan siêu vi B.

Giải phẫu bệnh khối u

U là khối mô tân tạo. Các thuật ngữ lành tính và ác tính tương quan với quá trình tân sinh. U lành tính phát triển khu trú, tại chỗ; u ác tính xâm nhập mô, và có thể di căn đến cơ quan xa.

Giải phẫu bệnh bệnh thực quản

Thực quản có lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng không sừng hoá, đoạn gần tâm vị có tuyến giống tuyến tâm vị. Lớp cơ thực quản có 2 loại: cơ vân ở 1/3 trên và cơ trơn 2/3 dưới.

Giải phẫu bệnh các yếu tố và giai đoạn của viêm

Viêm (từ nguyên la tinh inflammare có nghĩa là lửa cháy và từ nguyên Hán (  ) có nghĩa là nóng, nhiệt) là một hiện tượng đã được nói đến từ thời cổ đại (thiên niên kỷ 4 trước công nguyên - thế kỷ 5 sau công nguyên).

Giải phẫu bệnh viêm dạ dày

Trong thể bệnh nhẹ, thượng mô bề mặt còn nguyên và lớp dưới có thấm nhập rải rác bạch cầu đa nhân.

Giải phẫu bệnh ung thư dạ dày

Khoảng 90-95% các ung thư của dạ dày là carcinom. Khoảng 3% là limphôm và 2% là sarcom cơ trơn. Ngoài ra, còn có u tế bào ưa bạc (là u nội tiết của ống tiêu hoá). Bốn loại này chiếm 95-99% các ung thư dạ dày.

Giải phẫu bệnh u đường mật ngoài gan

Một số các tác nhân được xem như có liên quan đến sự hình thành loại ung thư này. Quan trọng nhất là sỏi mật và viêm, có trong 75-90% các carcinom túi mật.

Giải phẫu bệnh bệnh tim và mạch máu

Bình thường, vào tuần thứ 4 của bào thai, 2 ống phôi tim mạch hòa nhập vào thành một với 4 buồng: xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm thất và bầu thất.

Giải phẫu bệnh u mô đệm dây giới bào (u mô đệm dục) buồng trứng

Kích thước u cũng quan trọng, theo Fox, u có đường kính dưới 5cm sống 100% sau 10 năm, nếu u từ 6-15cm, tỷ lệ sống thêm 10 năm là 37%.

Giải phẫu bệnh tinh hoàn

Tinh hoàn có các nang lao hoặc có phản ứng tế bào với thấm nhập bạch cầu đa nhân, tương bào, tế bào thượng mô tróc, tế bào đơn nhân, đại bào nhiều nhân và vi trùng lao.

Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh dạ dày

Yếu hoặc thiếu hoàn toàn hay thiếu một phần cơ hoành, thường là bên trái, có thể gây ra thoát vị các bộ phận trong bụng vào lồng ngực. Dị tật này khác với thoát vị hoành (đã đề cập trong bài bệnh của thực quản).

Giải phẫu bệnh nguyên nhân gây phù viêm

Khoảng 65% tổng số tế bào trong máu lưu thông là bạch cầu, 5 - 10% là bạch cầu nhân đơn, tỷ lệ còn lại là những loại tế bào khác. Bạch cầu chỉ di chuyển trong máu trong khoảng thời gian 6 giờ rồi bị hủy hoại ở lách.

Giải phẫu bệnh tổn thương chảy máu

Chảy máu là tình trạng máu ra khỏi hệ tuần hoàn, có thể (a): khu trú tại một điểm trong cơ thể (b) lan tỏa (thường là biểu hiện của một bệnh hệ thống).

Giải phẫu bệnh dương vật

U có dạng sùi như quả dâu hay như bông cải, thường nằm ở rãnh vòng đầu dương vật, có dạng một hay nhiều nhú. U mềm, màu hồng và có nhiều mạch máu.

Giải phẫu bệnh u lành gan và đường mật

Dạng tổn thương một cục đơn độc cũng có tên là tăng sản cục khu trú, có lẽ là do khiếm khuyết phát triển dạng hamartom, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Lịch sử giải phẫu bệnh

Sau Hippcrate có Galen, Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.

Giải phẫu bệnh u lành cổ tử cung

Các khe tuyến tăng sản nhiều, sâu và đều, có nơi dãn nở thành nang, mô đệm tăng sản dạng pôlíp.