Giải phẫu bệnh loét mạn tính dạ dày

2012-11-28 07:52 PM

Yếu tố di truyền dự phần quan trọng trong loét tá tràng nhưng không có vai trò quan trọng trong loét dạ dày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là bệnh hay tái phát nhiều lần, thường ở người lớn trung niên và người già. Hiếm khi có ở người trẻ. Bệnh có thể xuất hiện mà không gây ảnh hưởng gì, rồi tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng. Nhưng thường, đã mắc bệnh một lần là mắc bệnh suốt đời. Trên các khảo sát tử thiết và theo dõi bệnh nhân, người ta thấy tần suất của bệnh là 6-14% ở đàn ông, 2-6% ở đàn bà. Tỉ lệ bệnh ở đàn ông/đàn bà là 3/1 cho bệnh loét tá tràng và 1,5/1 đến 2/1 cho bệnh loét dạ dày. Đàn bà ở tuổi mãn kinh dễ mắc bệnh hơn. Khoảng nửa thế kỷ trước, loét tá tràng có xuất độ cao hơn hiện nay. Bệnh thường thấy ở các xứ có kỹ nghệ phát triển, và được coi như là một bệnh của nền văn minh.

Yếu tố di truyền dự phần quan trọng trong loét tá tràng nhưng không có vai trò quan trọng trong loét dạ dày. Những người thân trực hệ của người bị bệnh dễ mắc bệnh gấp 3 lần người khác.

Loét tá tràng thường có hơn ở nam giới trẻ hoặc trung niên có nhóm máu O. Loét dạ dày thì ở người già, với ưu thế ở người nhóm máu A.

Gần đây, người ta còn nhận thấy mối liên hệ nhân quả giữa sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori với bệnh viêm và loét dạ dày. Khoảng 60-70% bệnh nhân loét dạ dày có  H. pylori trong niêm mạc dạ dày.

Sinh bệnh học

Loét tá tràng thường liên quan đến tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu. Các vị trí bị loét là những vị trí chịu ảnh hưởng của dịch vị: dạ dày, tá tràng, phần dưới của thực quản, hổng tràng phần xa của miệng nối dạ dày-ruột non (sau phẫu thuật nối dạ dày-ruột non), các dị tật có chứa niêm mạc dạ dày. Phần màng nhầy không chịu đựng được môi trường acid-pepsin là nơi dễ bị loét. Do đó loét dạ dày thường gặp ở hang vị, hiếm ở tâm vị.

Sự tăng tiết dịch vị và yếu tố xúc động được coi như là nguồn gốc của loét. Niêm mạc dạ dày và tá tràng luôn luôn được che bởi lớp chất nhầy cũng như nhờ sự trung hòa và làm loãng độ acid bởi thức ăn, nước bọt, dịch tràng từ tá tràng. Sự tăng tiết acid hydrochloric ở dạ dày vào ban đêm do thần kinh bị kích thích là nguyên nhân của loét tá tràng. Còn loét dạ dày là do sự ứ đọng thức ăn trong dạ dày không có nhu động làm kích thích sự tăng tiết acid hydrochloric.

Dù vậy, một số ít trường hợp có tình trạng giảm tiết acid, đặc biệt là trong các trường hợp loét ở bờ cong nhỏ dạ dày không kèm theo loét ở tá tràng hay môn vị, là do một số yếu tố như: sự trào ngược của mật, tình trạng viêm dạ dày và sự giảm tiết nhầy của niêm mạc dạ dày có thể làm giảm sự đề kháng tại chỗ đối với acid hydrochloric.

Các yếu tố xúc động làm kích thích thần kinh X qua đường hạ đồi-tiền não thùy-vỏ thượng thận đã ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Chất cortisone, có thể gây loét, thường là ở dạ dày, có thể làm loét nặng hơn, xuất huyết, thủng.

Đặc tính giải phẫu bệnh

Ổ loét dạ dày thường có ở thành sau bờ cong nhỏ, cách môn vị khoảng 5cm. Một số ít trường hợp ở tâm vị, 2 bên môn vị (làm khó phân biệt vị trí ở dạ dày hay tá tràng).

Ổ loét tá tràng thường có ở cách môn vị khoảng 1-2cm, ở thành trước hoặc ở thành sau (ít khi ở thành bên).

Ổ loét điển hình thường nhỏ (khoảng 1cm ở tá tràng, 1-2,5cm ở dạ dày) phủ bởi một lớp chất nhầy bóng, có bờ rõ, không gồ cao cách biệt rõ với niêm mạc lành chung quanh. Đôi khi ổ loét to và không đều. Loét dạ dày ác tính thường có hình chén, không được phủ màng nhầy, bờ dốc, gồ cao và cứng, lớp dưới niêm mạc dày.

Dưới kính hiển vi, đáy ổ loét phủ bởi một lớp fibrin có xác bạch cầu đa nhân. Phần trung gian là mô hạt viêm với tương bào, limphô bào, có khi có nhiều bạch cầu đa nhân ưa eosin. Phần dưới là mô sợi xơ dày không mạch máu chiếm hết phần khuyết của lớp cơ trơn. Đôi khi thấy rất rõ các bó thần kinh phì đại, các động mạch thuyên tắc hoặc xơ hoá. Nhiều ổ loét lành và thượng mô mọc lên chỗ loét thành một lớp. Dần dần cấu trúc giống tuyến phát triển nhưng không bao giờ tạo được lớp màng nhầy hoàn toàn như bình thường. Do mô sợi dày, mô cơ cũng không tái tạo nên vết sẹo của ổ loét cũ tồn tại vĩnh viễn.

Biến chứng

Các biến chứng là xuất huyết, thủng và nghẹt môn vị. Các biến chứng này tùy thuộc vị trí ổ loét. Ổ loét của dạ dày và tá tràng đều có thể gây xuất huyết nặng. Ổ loét ở tá tràng thường gây thủng. Bất kỳ ổ loét nào, đặc biệt là ở vách sau, có thể gây xuất huyết với lượng nhỏ, làm đi cầu ra máu.

Các ổ loét ở vách trước tá tràng có thể làm thủng vào xoang phúc mạc gây viêm phúc mạc. Thủng ở vách sau vào tụy tạng có thể gây đau bụng dữ dội, gây viêm phúc mạc khu trú. Chỗ thủng có thể dính vào mạc nối lớn và các cấu trúc lân cận gây viêm. Viêm phúc mạc do thủng ổ loét lúc đầu là viêm do tác nhân hoá học, liền sau đó là do nhiễm khuẩn.

Nghẹt môn vị là biến chứng của ổ loét ở dạ dày hoặc tá tràng gần môn vị, do mô sẹo và tình trạng co thắt. Dạ dày bị phình to và phì đại.

Carcinom hình thành từ một ổ loét có trước rất hiếm khi xảy ra (dưới 1% các trường hợp).

Loét sau phẫu thuật điều trị có thể xảy ra ở miệng nối dạ dày-ruột non hoặc ở phần xa của phần hổng tràng nối với dạ dày. Các ổ loét mới này có thể gây thủng. Có khi lỗ thủng thông và tạo lỗ dò với đại tràng ngang.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu bệnh phù

Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch đó trong ở mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thũng đồng thẩm thấu. Hình thái đại thể và vi thể của phù thường khác biệt tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn.

Giải phẫu bệnh viêm đại tràng

Như đã đề cập trong phần bệnh Crohn của bài trước, bệnh viêm loét đại tràng vô căn có một số đặc điểm chung với bệnh Crohn

Giải phẫu bệnh ung thư gan

Ngày nay người ta thấy có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư này với bệnh xơ gan, với sự nhiễm virus viêm gan siêu vi B.

Giải phẫu bệnh bệnh hốc miệng

Tác nhân gây bệnh được truyền từ người này sang người khác, thường do hôn nhau. Hơn ba phần tư dân số bị nhiễm, trong khoảng nữa cuộc đời.

Giải phẫu bệnh u thượng mô thông thường buồng trứng

Thượng mô nẩy chồi là hậu quả sự tăng sản thượng mô nhiều so với tăng sản mô đệm, thượng mô xếp dạng nhú, dạng chồi.

Giải phẫu bệnh viêm tử cung

Ổ lao nguyên phát ở phổi hay ở ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở tuổi sinh đẻ và thường kèm vô sinh.

Giải phẫu bệnh bệnh của tế bào nuôi

Về hoá mô miễn dịch, các tế bào nuôi không tiết ra nội tiết tố, các nội tiết tố như HCG và HPL

Giải phẫu bệnh u và tổn thương dạng u xương

Có nhiều tổn thương phối hợp trong cùng một u. Bên cạnh chủ mô u, có thể thấy mô phản ứng, mô tái tạo tu bổ sau hoại tử, xuất huyết, phẫu thuật hoặc gãy xương bệnh lý.

Giải phẫu bệnh hạch lympho

Bệnh Hodgkin được mô tả lần đầu tiên do Thomas Hodgkin, bởi sự quan sát đại thể hạch lymphô; Thuật ngữ bệnh Hodgkin được Wilks áp dụng (vào năm 1865).

Giải phẫu bệnh bệnh hệ thần kinh

Hệ thần kinh và những thành phần phụ của hệ thần kinh gồm nhiều loại tế bào hoặc mô cơ bản. Mặc dù những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh không khác biệt với nhiều vùng trong cơ thể.

Giải phẫu bệnh u mô đệm nội mạc tử cung

Đôi khi u hoá bọc, nhưng ít hoại tử xuất huyết. U thường nằm trong lớp cơ hay dưới thanh mạc nhưng không xâm nhập.

Giải phẫu bệnh u mô đệm dây giới bào (u mô đệm dục) buồng trứng

Kích thước u cũng quan trọng, theo Fox, u có đường kính dưới 5cm sống 100% sau 10 năm, nếu u từ 6-15cm, tỷ lệ sống thêm 10 năm là 37%.

Giải phẫu bệnh viêm dạ dày

Trong thể bệnh nhẹ, thượng mô bề mặt còn nguyên và lớp dưới có thấm nhập rải rác bạch cầu đa nhân.

Mối quan hệ giữa giải phẫu bệnh và lâm sàng

Các lĩnh vực như sinh học phân tử, hóa mô miễn dịch, và di truyền học đã được áp dụng trong nghiên cứu các bệnh ung thư và trong thực tiển điều trị căn bệnh này.

Giải phẫu bệnh tổn thương huyết khối

Khi có tổn thương nội mạc, tiểu cầu có điều kiện tiếp cận với chất nền ngoài tế bào (ECM) ở vách mạch

Giải phẫu bệnh u mầm bào buồng trứng

U mầm bào là nhóm u buồng trứng lớn thứ hai sau u thượng mô thông thường, với xuất độ là 20% u buồng trứng. Tỷ lệ này là tỷ lệ bên Âu Châu và Châu Mỹ, còn bên Á Châu và Phi Châu, nơi xuất độ u thượng mô thấp hơn.

Giải phẫu bệnh tổn thương chảy máu

Chảy máu là tình trạng máu ra khỏi hệ tuần hoàn, có thể (a): khu trú tại một điểm trong cơ thể (b) lan tỏa (thường là biểu hiện của một bệnh hệ thống).

Giải phẫu bệnh của đường mật

Bệnh sỏi túi mật hay kèm với viêm túi mật mạn. Tuy vậy chỉ có 20% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng lâm sàng khi sỏi to, gây vàng da tắc mật.

Giải phẫu bệnh của tuyến vú

Trong lúc có thai, thay đổi sớm nhất là tuyến vú cứng chắc thêm, nẩy nở các tĩnh mạch dưới da, kèm theo hiện tượng tăng sắc tố ở quầng vú và núm vú.

Đại cương giải phẫu bệnh bệnh xương

Xương xốp hay xương bè hoặc xương tủy giúp cho chức năng chuyển hóa chất khoáng. Xương xốp ở đầu xương còn có nhiệm vụ truyền lực đến vỏ thân xương.

Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh tử cung

Nếu teo đét ở một ống Mller, sẽ chỉ có loa vòi và một khối cơ ở thành chậu bên, hoặc có dạng tử cung hai sừng một cổ với một sừng thô sơ.

Giải phẫu bệnh rối loạn chức năng tử cung

Rối loạn chức năng phổ biến nhất là dứt estrogen trong các chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn

Giải phẫu bệnh u hỗn hợp trung bì tử cung

U Muller hỗn hợp là loại sarcom tử cung thường gặp nhất dù chỉ chiếm 1,5% u ác tử cung và là u có độ ác tính cao

Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và thuốc

Xuất huyết bất thường, và có tác dụng cộng hưởng với progesterone, giúp hạ liều progestin trong viên thuốc ngừa thai.

Giải phẫu bệnh thiếu nước và sung huyết

Thiếu hụt nước sẽ gây tăng natrium máu làm tăng trương lực của dịch ngoài tế bào kèm thiếu nước trong tế bào. Ngược lại, thiếu hụt natrium hoặc hạ natrium sẽ cản trở việc chế tiết hormon chống lợi niệu làm nước thoát ra ngoài kèm nước nhập vào trong tế bào.