Giải phẫu bệnh dạ dày

2012-11-28 07:48 PM

Các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các tuyến ở những vùng khác nhau của dạ dày. Ngoài ra, các tế bào này nằm rải rác khắp ống tiêu hoá và nếu tính tổng số các tế bào này thì ống tiêu hoá là cơ quan nội tiết lớn nhất cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dạ dày gồm 4 phần

Tâm vị: Phần tiếp giáp với thực quản. Có các tuyến chế tiết nhầy, không có tế bào thành (chế tiết acid và yếu tố nội) hay tế bào chính thức (chế tiết enzym pepsin).

Đáy vị: Phần phồng to ở dưới cơ hoành, bên trái thực quản, có các tuyến giống ở thân vị.

Thân vị: Phần to nhất, giữa đáy vị và hang vị, có các tuyến dạ dày với tế bào thành và tế bào chính thức.

Hang vị: Từ thân đến cơ vòng môn vị. Đôi khi đoạn hẹp dài 2-5 cm của hang vị nằm gần môn vị được gọi là ống tiền môn vị. Các tuyến ở hang vị không chế tiết acid peptide nhưng là nơi chính tiết ra gastrin.

Thành dạ dày được phủ bởi một lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp sâu với tế bào bề mặt hình trụ cao chế tiết nhầy, nhân nhỏ nằm sát đáy, bào tương có những hạt mucigen (nhuộm mucicarmine trong kỹ thuật nhuộm PAS). Cấu trúc siêu vi cho thấy các tế bào bề mặt này có những vi nhung mao ngắn được bọc bởi một lớp glycocalyx mỏng và mịn trên bề mặt tự do. Sâu trong các nếp gấp niêm mạc dạ dày, có các tế bào thượng mô đã thay đổi, chứa ít hạt mucigen (chỉ có một lớp mỏng ngay trên bề mặt tế bào), có nhiều nhân chia, được coi như là tế bào tiền thân của tế bào thượng mô bề mặt và của tế bào tuyến dạ dày. Toàn bộ niêm mạc bề mặt dạ dày được thay thế hoàn toàn mỗi 2-6 ngày.

Các tuyến tâm vị được lót bởi một lớp tế bào giống tế bào vừa kể trên, tiết ra mucin. Giữa các tế bào tiết mucin có rải rác tế bào ưa bạc.

Các tuyến dạ dày ở thân và đáy vị gồm có tế bào tiết nhầy ở phần trên, tế bào chính tiết pepsinogen ở phần dưới, tế bào thành tiết acid và tạo ra yếu tố nội tại thì nằm rải rác giữa các tế bào chính. Tế bào chính to, nhạt màu, có chứa các hạt sinh enzym, dạng đỉnh tiết. Tế bào thành nhuộm màu eosin sáng, có nhiều ti thể, nhiều khe nội bào trong đó có acid dạ dày.

Các tuyến môn vị, nơi chủ yếu tiết ra gastrin, ở vùng hang vị. Tế bào tuyến giống như các tế bào ở cổ của tuyến dạ dày, có các hạt giống như các hạt trong tế bào chính. Cũng có nhiều tế bào nội tiết chế tiết gastrin.

Các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các tuyến ở những vùng khác nhau của dạ dày. Ngoài ra, các tế bào này nằm rải rác khắp ống tiêu hoá và nếu tính tổng số các tế bào này thì ống tiêu hoá là cơ quan nội tiết lớn nhất cơ thể. Một số tế bào này có thể khử các muối bạc hòa tan nên được gọi là tế bào ưa bạc. Chúng cũng cho phản ứng ưa crôm dương tính nên cũng có tên là tế bào ưa crôm ở ruột. Các tế bào nội tiết khác không có khả năng khử như trên nhưng có thể hấp thu chất bạc trước khi khử nên được gọi là tế bào ưa bạc. Cũng có những tế bào không gắn muối bạc. Dưới kính hiển vi điện tử, các tế bào nội tiết chứa các hạt chế tiết một loại nội tiết tố đặc biệt ở ống tiêu hoá. Ở dạ dày, chúng tiết ra serotonin (5-hydroxy tryptamine, một loại nội tiết tố có amin và peptide), gastrin, somatostatin, peptide hoạt mạch, bombesin và có thể glucogen. Các tế bào nội tiết thuộc nhóm tế bào của hệ nội tiết lan tỏa.

Cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày

1. Cấu tạo của lớp niêm mạc: Cực đỉnh tế bào lót niêm mạc có lớp màng đặc biệt giúp ngăn sự thấm nhập acid vào tế bào

2. Chất nhầy và ion HCO-3  do tế bào niêm mạc chế tiết tạo lớp nhầy có pH trung tính ở bề mặt tế bào.

3. Prostaglandine (nhóm E) do các tế bào niêm mạc tổng hợp giúp tăng sự chế tiết bicarbonate, sự tưới máu nuôi dưỡng và tốc độ tăng trưởng của lớp niêm mạc.

4. Sự lưu thông của máu ở lớp niêm mạc. Thiếu máu lớp niêm mạc sẽ dẫn đến sự giảm sức đề kháng của lớp này.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu bệnh tổn thương huyết tắc

Huyết tắc là kết quả của quá trình di chuyển một vật lạ trong dòng huyết lưu, rồi ngưng chuyển để gây lấp kín lòng mạch (embolein: đẩy vào) taọ nên cục huyết tắc.

Giải phẫu bệnh của gan

Các enzym SGOT (serum glutamic oxaloacetic transferase) và SGPT (serum glutamic pyruvic transferase) do gan tổng hợp

Giải phẫu bệnh phần mềm

Việc chẩn đoán các u hiếm cần rất thận trọng và được hội chẩn liên khoa giải phẫu bệnh-lâm sàng-hình ảnh học y khoa.

Giải phẫu bệnh tổn thương dạng u phần mềm

Bệnh sợi phát triển trong cơ ức đòn chũm của trẻ sơ sinh và trẻ lớn, lúc đầu là một khối nhỏ nếu không được cắt bỏ về sau sẽ gây chứng vẹo cổ.

Giải phẫu bệnh vô sinh do tử cung

Ở tử cung, vô sinh có thể do viêm nội mạc mạn tính, u cơ trơn, dị tật bẩm sinh, và các giải dính trong lòng tử cung.

Giải phẫu bệnh bệnh hệ thần kinh

Hệ thần kinh và những thành phần phụ của hệ thần kinh gồm nhiều loại tế bào hoặc mô cơ bản. Mặc dù những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh không khác biệt với nhiều vùng trong cơ thể.

Giải phẫu bệnh của đường mật

Bệnh sỏi túi mật hay kèm với viêm túi mật mạn. Tuy vậy chỉ có 20% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng lâm sàng khi sỏi to, gây vàng da tắc mật.

Các kỹ thuật của giải phẫu bệnh

Các bệnh lý đặc trưng, nhà giải phẫu bệnh có kinh nghiệm có thể diễn giải chẩn đoán một cách chính xác ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Giải phẫu bệnh bệnh thực quản

Thực quản có lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng không sừng hoá, đoạn gần tâm vị có tuyến giống tuyến tâm vị. Lớp cơ thực quản có 2 loại: cơ vân ở 1/3 trên và cơ trơn 2/3 dưới.

Giải phẫu bệnh u lành tính dạ dày

Dù chỉ có xuất độ 0,5% các trường hợp tử thiết, pôlíp cũng là loại u lành thường thấy nhất của dạ dày. Có 2 loại: pôlíp tăng sản và u tuyến dạng pôlíp.

Giải phẫu học cổ tử cung trong giải phẫu bệnh

Cổ tử cung được bao phủ bởi hai lớp thượng mô: thượng mô gai cổ ngoài và thượng mô trụ cổ trong.

Giải phẫu bệnh đại tràng

Trên thực tế lâm sàng, bệnh của đại tràng chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh được phẫu trị. Ung thư đại tràng là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong ở người lớn.

Giải phẫu bệnh u phúc mạc

Đó là những khối dạng bọc, to hoặc nhỏ, ở mạc treo ruột hoặc dính vào phúc mạc dọc theo thành bụng. Có thể chẩn đoán nhầm với các u khác trong bụng.

Giải phẫu bệnh viêm dạ dày

Trong thể bệnh nhẹ, thượng mô bề mặt còn nguyên và lớp dưới có thấm nhập rải rác bạch cầu đa nhân.

Giải phẫu bệnh viêm đại tràng

Như đã đề cập trong phần bệnh Crohn của bài trước, bệnh viêm loét đại tràng vô căn có một số đặc điểm chung với bệnh Crohn

Giải phẫu bệnh dương vật

U có dạng sùi như quả dâu hay như bông cải, thường nằm ở rãnh vòng đầu dương vật, có dạng một hay nhiều nhú. U mềm, màu hồng và có nhiều mạch máu.

Giải phẫu bệnh viêm tử cung

Ổ lao nguyên phát ở phổi hay ở ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở tuổi sinh đẻ và thường kèm vô sinh.

Giải phẫu bệnh tổn thương lấp mạch

Một vật cản lớn trong dòng huyết lưu có thể lấp toàn bộ lòng mạch và gây hiện tượng lấp kín, nhưng một vật cản nhỏ sẽ chỉ làm giảm thiểu lòng mạch và gây hiện tượng lấp hẹp.

Giải phẫu bệnh tổn thương chảy máu

Chảy máu là tình trạng máu ra khỏi hệ tuần hoàn, có thể (a): khu trú tại một điểm trong cơ thể (b) lan tỏa (thường là biểu hiện của một bệnh hệ thống).

Giải phẫu bệnh u ác tính cổ tử cung

Tăng sản thượng mô với tế bào tương đối non, mất cực tính. Các tế bào dạng đáy hay dạng cận đáy chiếm từ 1/3 đến hầu hết bề dày lớp thượng mô.

Giải phẫu bệnh nội mạc tử cung và chuyển sản

Tăng sản dạng nang: Đây là dạng phổ biến nhất. Các tuyến dãn nở, kích thước thay đổi, được lót bởi một lớp thượng mô trụ cao, rải rác có hình ảnh phân bào. Thượng mô có thể xếp thành nhiều tầng.

Giải phẫu bệnh ruột non

Lớp thượng mô lót bởi các hốc khác với lớp thượng mô của nhung mao. Có 4 loại tế bào thượng mô của hốc: tế bào Paneth, tế bào không biệt hoá, tế bào đài và tế bào nội tiết.

Giải phẫu bệnh Carcinom vú

Phụ nữ có tiền căn ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung (ở phụ nữ có tiền căn ung thư cổ tử cung thì xuất độ ung thư vú ít hơn).

Giải phẫu bệnh tổn thương hoại tử máu

Khởi đầu, trong một thời gian ngắn, mô bị hoàn toàn thiếu máu, màu nhạt và khô. Rồi đột ngột sung huyết mạnh và tràn ngập máu kèm hoại tử.

Giải phẫu bệnh u lành cổ tử cung

Các khe tuyến tăng sản nhiều, sâu và đều, có nơi dãn nở thành nang, mô đệm tăng sản dạng pôlíp.