- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng giải phẫu bệnh
- Giải phẫu bệnh bệnh hô hấp
Giải phẫu bệnh bệnh hô hấp
Carcinôm tế bào nhỏ vào thời điểm được chẩn đoán, thường đã di căn. Ngoài ra, còn có một số loại ung thư khác hiếm gặp như u trung mạc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tổng quan
Các bệnh của phổi có thể được phân thành bốn nhóm chính:(1) bệnh phổi tắc nghẽn; (2) bệnh phổi hạn chế; (3) bệnh phổi nhiễm trùng; và (4) ung thư phổi.
Đặc điểm lâm sàng khác biệt giữa bệnh phổi tắc nghẽn và hạn chế là thể tích khí thở ra bắt buộc (FEV1 và FVC). Trong bệnh phổi tắc nghẽn, không khí lưu lại trong nhu mô; còn trong bệnh phổi hạn chế, đường dẩn khí bị tổn hại, hay do xơ hóa vách phế nang. Bốn loại chính của bệnh phổi tắc nghẽn là khí phế thũng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, và dãn phế quản. Bệnh phổi hạn chế được chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính.
Bệnh phổi do nhiễm khuẩn, có bảy loại chính: (1) viêm phổi cộng đồng mắc phải điển hình; (2) viêm phổi cộng đồng mắc phải không điển hình (ví dụ, virus, những người khác); (3) viêm phổi bệnh viện; (4) viêm phổi hít; (5) viêm phổi hoại tử; (6) viêm phổi mạn tính (do nấm, mycobacteria), và (7) viêm phổi trong suy giảm miễn dịch.
Ung thư phổi có thể được chia thành carcinôm tế bào nhỏ và carcinôm tế bào không nhỏ. Việc phân biệt tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ là vô cùng quan trọng để đưa ra phương thức điều trị. Carcinôm tế bào nhỏ vào thời điểm được chẩn đoán, thường đã di căn. Ngoài ra, còn có một số loại ung thư khác hiếm gặp như u trung mạc, carcinoid…và carcinôm phổi do di căn.
U lành tính ở phổi hiếm gặp.
Bệnh phổi tắc nghẽn
Định nghĩa: là sự suy yếu khả năng thông khí, nên không khí thoát khỏi phế nang trong thì thở ra khó khăn hơn. Lâm sàng được xác định bởi FEV1/FVC giảm.
Khí phế thủng
Định nghĩa: quá trình bệnh đặc trưng bởi sự mất nhu mô phổi. Sự mất vách phế nang, phế quản và giản đường dẫn khí.
Cơ chế của bệnh khí phế thủng: sự mất nhu mô phổi, gây ra một sự mất đàn hồi của phổi. Khi bệnh nhân thở ra, không khí bị giữ lại do thiếu lực đàn hồi.
Hen phế quản
Định nghĩa: đặc trưng bởi nhiều phản ứng co thắt khí phế quản, đáp ứng với các kích thích nội sinh và ngoại sinh. Bệnh hen phế quản thường kèm với viêm nhiễm mãn tính.
Phân loại bệnh hen phế quản: bệnh hen phế quản do dị ứng và không do dị ứng.
Bệnh hen phế quản dị ứng
Dịch tễ học: thường xuất hiện ở trẻ em.
Triệu chứng đi kèm: Bệnh nhân có thể có sốt hay chàm.
Cơ chế bệnh hen phế quản dị ứng: phản ứng quá mẫn cảm type I.
Nguyên nhân: phấn hoa, bụi, thuốc.
Bệnh hen phế quản không do dị ứng
Dịch tễ học: thường xuất hiện ở người lớn.
Cơ chế bệnh hen phế quản không do dị ứng: Không do phản ứng quá mẫn cảm type I; mức IgE bình thường.
Nguyên nhân: Thể dục, không khí lạnh, thuốc, dạ dày trào ngược, và nhiễm siêu vi.
Sinh bệnh học: Nhìn chung, bệnh hen phế quản là đặc trưng của sự tăng co thắt khí phế quản, để phản ứng lại kích thích.
Trong bệnh hen phế quản dị ứng và nghề nghiệp, quá trình bệnh là phản ứng quá mẫn type I liên quan đến các tế bào CD4, TH2, mà các tế bào này sản sinh ra IL-4 và IL-5. IL-4 và IL-5 kích thích bạch cầu ái toan và tăng sản xuất IgE.
Trong bệnh hen phế quản không do dị ứng và do thuốc, cơ chế nhóm bệnh này chưa được hiểu rõ, nhưng nó không qua trung gian IgE.
Điểm quan trọng: Có hai giai đoạn của bệnh hen phế quản, sớm và giai đoạn muộn.
Giai đoạn sớm: phóng thích các chất trung gian hoạt mạch, gây phù và tăng tính thấm thành mạch.
Giai đoạn muộn: sự phóng thích các enzyme của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính, gây độc cho tế bào thượng mô hô hấp và ở giai đoạn này có sự thay đổi về hình thái học khí phế quản.
Hình thái học:
Đại thể: phổi tăng kích thước; nút nhầy bịt kín khí phế quản.
Vi thể: phì của cơ trơn, tăng collagen ở màng đáy, tuyến nhầy tăng sinh, và xâm nhập bạch cầu ái toan; hiện diện tinh thể Charcot-Leyden (gồm các protein); và xoắn Curschmann.
Biểu hiện lâm sàng:
Triệu chứng: bộ ba triệu chứng là thở khò khè liên tục, khó thở từng cơn mãn tính và ho.
Xét nghiệm cận lâm sàng: (PEF), FEV1/FVC thường giảm. P.CO2 thường thấp.
Viêm phế quản mạn tính
Định nghĩa:
Ho ít nhất 3 tháng, và trong 2 năm liên tiếp.
Sinh bệnh học:
Độc tố trong khói thuốc kích thích khí phế quản, kết quả tăng tiết chất nhầy, trong đó, tăng sinh các tuyến chế tiết nhầy.
Các loại viêm phế quản mãn tính: Đơn giản, tắc nghẽn, và hen.
Các biến chứng của viêm phế quản mãn tính:
Tắc nghẽn khí phế quản do các chất nhầy dẫn đến dãn phế quản, xẹp phổi.
Tăng áp phổi.
Hình thái học:
Đại thể: nút nhầy.
Vi thể: phì đại tuyến nhầy làm tăng chỉ số Reid (chỉ số Reid là độ dày của các tuyến nhầy so với bề dầy của khí phế quản). Trong viêm phế quản mạn tính, chỉ số Reid > 0,40.
Biểu hiện lâm sàng:
Các dấu hiệu và triệu chứng: ho mạn tính; và tăng carbon dioxit.
Điểm quan trọng: có thể có biểu hiện của hen trong viêm phế quản mạn tính và gọi là viêm phế quản – hen.
Giãn phế quản
Định nghĩa: là sự giãn nở bất thường của phế quản.
Sinh bệnh học: hai quá trình chính là nhiễm trùng và tắc nghẽn. Cuối cùng là hủy hoại sợi cơ trơn và sợi đàn hồi của khí phế quản.
Nguyên nhân:
dị ứng với nấm Aspergillosis, sợi bọc, và hội chứng Kartagener; Nhiễm trùng phổi hoại tử dẫn đến tắc nghẽn (ví dụ, Staphylococcus, Klebsiella);
Các nguyên nhân khác gây tắc nghẽn bao gồm các khối u, di vật, và chất nhầy trong đường hô hấp (ví dụ, từ bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn tính).
Các biến chứng:
Ho ra máu, với xuất huyết có khả năng đe dọa tính mạng.
Hiếm khi gây tăng áp động mạch phổi.
Hình thành áp xe, và thoái hóa dạng bột.
Hình thái học
Đại thể: dãn phế quản thường xảy ra ở thùy thấp, phổi bên phải nhiều hơn phổi bên trái.
Vi thể: viêm và sự phá hủy mô, đặc biệt là cơ trơn.
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng:
Các triệu chứng: khó thở, ho mạn tính (khô, hoặc nhiều đờm mủ), và ho ra máu cũng hay gặp.
Các dấu hiệu: các ngón tay hình vùi trống, giảm oxy máu và tăng carbon dioxit.
X quang ngực: đường song song ở vùng ngoại vi phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn (trừ bệnh suyễn và dãn phế quản), thường được chẩn đoán lâm sàng là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Biểu hiện lâm sàng:
Triệu chứng: là ho mạn tính, theo sau khó thở gắng sức.
Các dấu hiệu: tăng kích thước ngực.
Các xét nghiệm chức năng phổi, giảm tỷ lệ FEV1/FVC.
Bệnh phổi hạn chế
Có hai nguyên nhân gây ra bệnh phổi hạn chế: ngoài phổi và trong phổi.
Bệnh do nguyên nhân ngoài phổi, bao gồm béo phì và gù vẹo cột sống; bệnh phổi hạn chế trong phổi, bao gồm viêm cấp tính và mạn tính.
Bệnh phổi hạn chế cấp tính còn gọi là hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), và bệnh phổi hạn chế mạn tính là một nhóm bệnh bao gồm nhiều thực thể riêng biệt.
Bệnh phổi hạn chế cấp tính
Định nghĩa: Bệnh phát triển trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài ngày), thường thứ phát theo sau một bệnh cảnh toàn thân (Ví dụ, nhiễm khuẩn huyết, sốc), suy hô hấp, hạ oxy huyết (pO2 > 60 mm Hg), và thấm nhập lan tỏa ở phổi.
Thuật ngữ lâm sàng cho bệnh phổi hạn chế cấp tính là “hội chứng suy hô hấp cấp tính” (ARDS), và thuật ngữ giải phẫu bệnh, tổn thương phế nang lan tỏa.
Sinh bệnh học: tổn thương tế bào thượng mô hoặc nội mô mạch máu, làm cho phế nang có kẽ hở (do tăng tính thấm thành mạch và mất khả năng khuếch tán), cho phép protein đi vào phế nang. Các tế bào thượng mô tiếp tục hoại tử và bong ra vào phế nang.
Có ba giai đoạn của sự tổn thương phế nang lan tỏa: xuất tiết dịch, tăng sinh phế bào, và sợi hóa.
Giai đoạn xuất tiết dịch: protein và lớp tế bào hoại tử vào lòng phế nang, tạo thành “màng hyalin”.
Giai đoạn tăng sinh: để đáp ứng với tình trạng hoại tử tế bào. Loại phế bào II tăng sinh.
Giai đoạn sợi hoá.
Bốn nguyên nhân chính: nhiễm trùng phổi nặng, hít sặc, nhiễm khuẩn huyết, và chấn thương nặng kèm sốc.
Nguyên nhân khác: Viêm tuỵ cấp, thuyên tắc mỡ, nhiễm siêu vi.
Viêm phổi kẽ cấp
Các biến chứng của tổn thương phế nang lan tỏa: tỷ lệ tử vong cao; nếu còn sống, bệnh nhân vẫn tiếp tục tình trạng xơ hóa phổi, gây ra tăng áp động mạch phổi.
Hình thái học:
Đại thể: phổi rắn chắc.
Vi thể: màng hyalin trong giai đoạn xuất tiết; phế bào II tăng sinh; và sợi hóa.
Biểu hiện lâm sàng:
Các triệu chứng: khó thở nặng và đờm có bọt hồng trong 72 giờ đầu khi tiếp xúc với tác nhân.
Các dấu hiệu: tiếng rít lan tỏa, hạ oxy máu, và thấm nhập phế nang lan tỏa có thể thấy trên x quang ngực.
Bệnh phổi hạn chế mạn tính
Định nghĩa: bệnh phổi hạn chế mạn tính, còn được gọi là bệnh phổi kẽ. Đặc trưng bởi các thương tổn lan tỏa ở phổi, gồm hai quá trình viêm và sợi hóa; trao đổi khí giảm (khả năng khuếch tán monoxide [DLCO] thấp), giảm FEV1 và FVC, và tỷ lệ FEV1/FVC bình thường.
Nguyên nhân của bệnh phổi hạn chế mạn tính: Có bốn nhóm nguyên nhân chính (bảng 6.1).
Sinh bệnh học của bệnh phổi kẽ: Tiếp xúc với các tác nhân kích thích, dẫn đến viêm phế nang, tạo ra các chất trung gian tế bào, gây tổn hại và sợi hóa của vách phế nang. Kết quả của sợi hóa nhu mô phổi, được gọi là phổi tổ ong.
Bảng: Các nguyên nhân của bệnh phổi hạn chế mạn tính
Nguyên nhân chung |
Nguyên nhân cụ thể |
1. Bệnh tự miễn |
Lupus đỏ U hạt Wegener Viêm khớp dạng thấp |
2. Nghề nghiệp |
Bệnh phổi abestosis Bệnh phổi bụi silic Bệnh phổi bụi than |
3. Do thuốc |
Bleomycin |
4. Vô căn |
Viêm phổi vô căn (ví dụ, UIP, DIP) |
Biểu hiện lâm sàng:
Khởi đầu khó thở nhẹ và ho khan; thở nhanh.
Các dấu hiệu: tiếng rít cuối thì hít vào; ngón tay vùi trống.
Các dấu hiệu suy tim phải.
X quang ngực: hình ảnh lưới và nốt dạng lưới.
Chẩn đoán: sinh thiết.
Viêm phổi do vi khuẩn
Định nghĩa: bệnh phổi do nhiễm khuẩn. Có 6 loại chính.
Viêm phổi cộng đồng mắc phải điển hình
Định nghĩa: viêm phổi gây ra do vi khuẩn ở bên ngoài bệnh viện, và thường theo sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên.
Vi khuẩn gây bệnh: Streptococcus, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, và Klebsiella, thường xảy ra ở người nghiện rượu).
Hai loại viêm phổi cộng đồng mắc phải điển hình: Viêm phế quản và viêm phổi thùy.
Viêm phế quản
Định nghĩa: thấm nhập bạch cầu đa nhân và vi khuẩn ở một hoặc nhiều thùy.
Vi khuẩn gây bệnh: bao gồm Streptococcus và Klebsiella.
Cơ chế gây bệnh chung: mất ho phản xạ, rối loạn chức năng của đại thực bào, phù phổi, tắc nghẽn, và ứ đọng dịch. Sự ứ đọng dịch là môi trường tốt cho sự sinh sôi của vi khuẩn.
Các yếu tố nguy cơ:
Bệnh mạn tính tiềm ẩn (ví dụ: bệnh ung thư, xơ gan, bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, và thoái hóa thần kinh).
Cắt lách.
Thiếu Immunoglobin (ví dụ như bệnh bạch cầu, ung thư hạch).
Viêm phổi thùy
Định nghĩa: Viêm phổi giới hạn trong một thùy của phổi.
Vi khuẩn gây bệnh: Streptococcus pneumoniae.
Yếu tố nguy cơ: Không quan trọng.
Các giai đoạn của viêm phổi thùy theo thứ tự:
Giai đoạn 1: Phù và sung huyết.
Giai đoạn 2: gan hóa đỏ, thùy có màu đỏ và chắc, và phế nang chứa đầy bạch cầu trung tính, fibrin, và hồng cầu.
Giai đoạn 3: gan hóa xám, hồng cầu bị phân giải; còn lại fibrin và đại thực bào.
Giai đoạn 4: phục hồi.
Các biến chứng:
Áp-xe.
Viêm mủ màng phổi.
Hoá sợi và sẹo.
Lan theo đường máu dẫn đến viêm màng não, viêm khớp, và viêm nội tâm mạc.
Biểu hiện lâm sàng:
Các dấu hiệu và triệu chứng: sốt, ớn lạnh, run, ho, và đau ngực. các rales, gỏ đục thể hiện sự đông đặc của phổi và tràn dịch màng phổi.
X quang: sự đông đặc phổi, và tràn dịch màng phổi.
Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng và x quang.
Viêm phổi cộng đồng mắc phải không điển hình
Định nghĩa: Viêm phổi không do vi khuẩn (ngoại trừ nấm); mắc phải bên ngoài bệnh viện. Bệnh được gọi là viêm phổi không điển hình bởi vì bệnh nhân chỉ có đờm vừa phải, không phát hiện sự đông đặc phổi, ít dịch tiết ở phế nang, và chỉ có một sự gia tăng trung bình bạch cầu trung tính (Không giống như vi khuẩn viêm phổi điển hình).
Nguyên nhân gây bệnh: do virus (ví dụ, bệnh cúm A và B, Mycoplasma, hemophilus parainfluenzae, Chlamydia và pneumoniae và adenovirus.
Các biến chứng: Hầu hết các ca tử vong do cúm, được gây ra bởi nhiễm trùng thứ phát do Staphylococcus.
Vi thể: thấm nhập limphô bào mô kẽ, và tổn thương các phế nang lan tỏa.
Biểu hiện lâm sàng:
Các dấu hiệu và triệu chứng: ngấm ngầm khởi phát sốt nhẹ, không ho, nhức đầu, đau cơ.
X quang: thâm nhiễm lan tỏa mô kẽ hoặc phế nang, ít hơn so với viêm phổi điển hình.
Điểm quan trọng: SARS là do Coronavirus, và tiến trình lây nhiễm đầu tiên ở hô hấp dưới sau đó lây lan khắp cơ thể.
Viêm phổi bệnh viện
Định nghĩa: viêm phổi mắc phải trong khi nằm viện; thường là do vi khuẩn, nhưng đôi khi do nấm.
Vi khuẩn gây bệnh: trực khuẩn gram âm, Pseudomonas, và ít phổ biến hơn là Staphylococcus aureus.
Điểm quan trọng: khó điều trị bởi vì các vi khuẩn này kháng thuốc.
Viêm phổi hít
Định nghĩa: Viêm phổi xảy ra do hít, thường là do gây mê, say hoặc tổn thương thần kinh cơ.
Vi khuẩn gây bệnh: cả hai loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (Staphylococcus aureus, gram âm, và kỵ khí); Hóa chất cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm.
Biến chứng: áp xe
Vi thể: hiện diện thành phần của thức ăn (ví dụ: xương, thịt, rau), được bao quanh bởi bạch cầu trung tính.
Viêm phổi hoại tử
Định nghĩa: hoại tử nhu mô và hình thành áp xe.
Vi khuẩn gây bệnh: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa, Nocardia.
Hình thái học: áp-xe và hoại tử cục bộ nhu mô phổi.
Yếu tố nguy cơ: thường trên cơ địa suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, suy dinh dưỡng.
Viêm phổi mãn tính đặc hiệu
Định nghĩa: Viêm phổi của thời gian dài.
Vi khuẩn gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis (lao phổi) and nấm lưỡng hình.
Bệnh lao phổi
Các dạng bệnh lao: lao nguyên phát, lao thứ phát, lao nguyên phát tiến triển, và lao kê.
Lao nguyên phát: phức hợp Ghon, đó là u hạt ở ngoại vi phổi gần các rãnh liên thùy, kèm phì đại hạch rốn phổi.
Lao thứ phát: u hạt xảy ra ở đỉnh phổi, vì vi khuẩn lao là vi khuẩn ái khí.
Lao nguyên phát tiến triển: có sự xuất hiện của viêm phế quản, thường là do bệnh lao ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Lao kê: vi khuẩn lan tỏa theo đường máu đến phổi, gan, lá lách và có hình ảnh đại thể giống "hạt kê".
Các biến chứng của bệnh lao phổi
Suy kiệt
Viêm màng não.
Bệnh Pott: lao cột sống
Lan đến các cơ quan khác.
Biểu hiện lâm sàng
Các dấu hiệu và triệu chứng: ho dai dẳng, sốt, lạnh run, ăn mất ngon, đổ mồ hôi đêm, và giảm cân. Bệnh nhân có thể có ho ra máu.
Kiểm tra: test Tuberculin da; Cấy đờm
X quang phổi: thường có tổn thương ở đỉnh phổi, một số trường hợp có tràn dịch màng phổi.
Sinh thiết: phổi và màng phổi để chẩn đoán mô bệnh học và loại trừ ung thư.
Nấm lưỡng hình
Các loại nấm: Histoplasmosis capsulatum, Blastomyces dermatitidis, và Coccidioides immitis.
Hình thái học:
Đại thể: tự như bệnh lao.
Vi thể: hình ảnh của nấm.
U phổi
Theo Hội Ung Thư Mỹ ước tính rằng trong năm 2006 khoảng 172.570 người đã được chẩn đoán là bị ung thư phổi và 163.510 sẽ chết từ nó.
Tỷ lệ mắc bệnh tăng nữ giới, có mối quan liên quan nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, và là ung thư đứng hàng đầu trong tất cả các loại ung thư.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi đỉnh tuổi 50 và 60. Tại thời điểm được chẩn đoán, hơn 50% các bệnh nhân đã có di căn xa. Tỷ lệ sống 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư phổi là khoảng 5-15%.
Theo Nguyễn Chấn Hùng và cs, tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 1997, trong 10 loại ung thư có xuất độ cao nhất, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 ở nam giới và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới.
Có hai loại u phổi có ý nghĩa lâm sàng quan trọng: carcinôm tế bào nhỏ và carcinôm tế bào không nhỏ. Tầm quan trọng của carcinôm tế bào nhỏ so với carcinôm tế bào không nhỏ là đã di căn rất sớm vào thời điểm được chẩn đoán, và vì vậy, điều trị carcinôm tế bào nhỏ chỉ bằng xạ trị và hóa trị liệu, không phẫu thuật thêm.
Khoảng 85-90% ung thư phổi phát sinh ở những người hút thuốc, những người mới ngừng hút thuốc lá; các vị trí di căn của ung thư phổi di căn là gan, não, và xương.
Bảng. Phân loại u thượng mô ác tính ở phổi
Carcinôm tế bào gai |
Carcinôm tuyến |
- túi tuyến, nhú, đặc, phế quản phế nang, loại hỗn hợp |
Carcinôm tế bào lớn |
Carcinôm tế bào nhỏ |
Carcinôm tuyến – gai. |
Carcinoid |
(Kurman et al: Robbins Basic Pathology 8e)
Carcinôm tế bào gai
Dịch tễ học: nam giới, tuổi 55-60 trở lên.
Vị trí: Trung tâm hoặc gần rốn phổi.
Yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá dẫn đến chuyển sản gai thượng mô hô hấp, dẫn đến nghịch sản, và sau đó đến carcinôm.
Đột biến: carcinôm tế bào gai có tỷ lệ đột biến của p53 cao nhất rong số các u phổi.
Thay đổi đi kèm: carcinôm tế bào gai có thể sản xuất chất giống hormon tuyến cận giáp, có thể dẫn đến chứng tăng calci huyết.
Hình thái học
Đại thể: khối u, có nhiều hốc do hoại tử.
Vi thể: tế bào gai dị dạng, cầu sừng và cầu liên bào.
Carcinôm tuyến
Dịch tễ học: Tuổi trẻ hơn, khoảng 45 tuổi; nữ ưu thế.
Vị trí: nằm ở ngoại vi hoặc gần bề mặt màng phổi.
Yếu tố nguy cơ: ít liên quan đến hút thuốc lá.
Hình thái học: tế bào xếp dạng tuyến, dạng nhú và dạng đặc.
Carcinôm tế bào lớn
Định nghĩa: giống như carcinôm tế bào gai kém biệt hóa hay carcinôm tuyến kém biệt hóa, sự mất biệt hóa dẫn đến không thể phân biệt được nguồn gốc loại mô của khối u.
Vi thể: các tế bào u rất dị dạng, nhân quái, nhân chia.
Carcinôm tế bào nhỏ
Dịch tễ học: nam giới, lớn tuổi.
Vị trí: trung tâm, dọc phế quản.
Yếu tố nguy cơ: hút thuốc (chỉ có 1% các trường hợp xảy ra ở người không hút thuốc).
Đột biến: c-Myc, RB.
Hội chứng cận ung thư
Carcinôm tế bào nhỏ có thể tiết ra các chất adrenocorticotropic hormone (ACTH), antidiuretic hormone (ADH), và calcitonin.
Hội chứng Lambert-Eaton, do tự kháng thể kháng kênh calci thần kinh - cơ.
Hình thái học: tế bào nhỏ, bào tương ít. Dễ vỡ và biến dạng khi sinh thiết.
Carcinôm tiểu phế quản – phế nang
Chiếm 3-9% ung thư phổi
Luôn ở ngoại vi phổi, dạng cục hay rãi rác.
Biểu hiện lâm sàng: nam nữ có xuất độ ngang nhau, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, đôi khi giống viêm phổi mô kẽ lan tỏa.
Vi thể: các tế bào u hình trụ, lót vách các nhú tăng sản; mô đệm nhầy.
U carcinoid của phế quản
Chiếm 5% ung thư phổi.
Xuất nguồn từ tế bào thần kinh nội tiết (tế bào Kulchitsky).
Đại thể: u có dạng polip nhô vào lòng phế quản.
Vi thể: phủ niêm mạc bình thường; tế bào xếp đám, dạng thượng mô; mô đệm sợi mạch máu.
Chẩn đoán thực thể này phải nhuộm hóa mô miễn dịch.
Các biến chứng của ung thư phổi:
Tắc nghẽn đường thở, dẫn đến viêm phổi.
Tắc nghẽn hoàn toàn đường thở, dẫn đến xẹp phổi.
Áp-xe.
Lan ra cơ quan xung quanh.
Hội chứng tỉnh mạch chủ trên: chèn ép cản trở máu về tim, dẫn đến sung huyết và phù nề của khuôn mặt và chi trên.
Nốt Virchow: hạch trên xương đòn; nghi ngờ carcinôm phổi di căn.
Biểu hiện lâm sàng
Tùy theo vị trí, kích thước của khối u, sự di căn, và hội chứng cận u.
Các dấu hiệu và triệu chứng: ho, ho ra máu, khó thở, tắc nghẽn
Viêm phổi, thở khò khè và tiến rit do tắc nghẽn đường thở, đau ngực; khan tiếng do xâm nhập dây thần kinh.
Các triệu chứng của di căn: Động kinh, đau xương, giảm cân.
Chẩn đoán: CT scan, sinh thiết.
Những điểm quan trọng:
Kích thước của 3 cm là rất quan trọng (sự khác biệt giữa T1 và T2)
Liên quan với màng phổi và phế quản gốc là quan trọng, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
U trung mạc
Định nghĩa: khối u ác tính của khoang màng phổi có nguồn gốc từ tế bào trung mạc.
Điểm quan trọng: Hầu hết các bệnh nhân có tiếp xúc với asbestos (chiếm 50%).
Hình thái học:
Đại thể: khối u.
Vi thể: các thành phần dạng thượng mô hoặc dạng sarcôm, và tổn thương kết hợp hai dạng trên.
Các u di căn đến phổi
Ung thư di căn đến phổi thường gặp hơn ung thư nguyên phát, mặc dù có một số trường hợp phát hiện u ở phổi đầu tiên.
Bất kỳ loại ung thư nào cũng có khả năng di căn đến phổi.
Đường di căn là mạch máu và mạch bạch huyết; cơ quan di căn hay gặp là carcinôm vú, thận, và dạ dày - ruột.
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phẫu bệnh bệnh hốc miệng
Tác nhân gây bệnh được truyền từ người này sang người khác, thường do hôn nhau. Hơn ba phần tư dân số bị nhiễm, trong khoảng nữa cuộc đời.
Các kỹ thuật của giải phẫu bệnh
Các bệnh lý đặc trưng, nhà giải phẫu bệnh có kinh nghiệm có thể diễn giải chẩn đoán một cách chính xác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Lịch sử giải phẫu bệnh
Sau Hippcrate có Galen, Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.
Giải phẫu học cổ tử cung trong giải phẫu bệnh
Cổ tử cung được bao phủ bởi hai lớp thượng mô: thượng mô gai cổ ngoài và thượng mô trụ cổ trong.
Giải phẫu bệnh u và tổn thương dạng u xương
Có nhiều tổn thương phối hợp trong cùng một u. Bên cạnh chủ mô u, có thể thấy mô phản ứng, mô tái tạo tu bổ sau hoại tử, xuất huyết, phẫu thuật hoặc gãy xương bệnh lý.
Giải phẫu bệnh của tuyến nước bọt
Nước bọt có nhiều nước, mucin, glycoprotein giúp làm trơn thức ăn, làm dễ nuốt. Nước bọt có tính sát khuẩn và là một chất đệm tốt. Trong nước bọt cũng có enzym amylase (ptyalin) có khả năng biến đổi tinh bột thành maltose và phân giải glycogen, và nhiều loại enzym khác.
Giải phẫu bệnh u hỗn hợp trung bì tử cung
U Muller hỗn hợp là loại sarcom tử cung thường gặp nhất dù chỉ chiếm 1,5% u ác tử cung và là u có độ ác tính cao
Giải phẫu bệnh viêm phong (cùi, hủi)
Việc gây bệnh phong thực nghiệm ở súc vật cũng được chú ý. Năm 1960 Shepard đã tiêm truyền gây bệnh trên gan bàn chân chuột T 900R
Giải phẫu bệnh u thượng mô thông thường buồng trứng
Thượng mô nẩy chồi là hậu quả sự tăng sản thượng mô nhiều so với tăng sản mô đệm, thượng mô xếp dạng nhú, dạng chồi.
Giải phẫu bệnh tổn thương lấp mạch
Một vật cản lớn trong dòng huyết lưu có thể lấp toàn bộ lòng mạch và gây hiện tượng lấp kín, nhưng một vật cản nhỏ sẽ chỉ làm giảm thiểu lòng mạch và gây hiện tượng lấp hẹp.
Giải phẫu bệnh khớp xương
Thường do sự lan rộng của lao xương. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, hay gặp nhất ở khớp háng. Màng khớp rất dày với mô hạt viêm lao. Mặt khớp bị ăn mòn.
Phân tích biểu đồ trong suy tim cấp và mạn còn bù
Trong suốt những giây đầu tiên sau cơn đau tim, đường cong cung lượng tim giảm xuống tới đường thấp nhất. Trong những giây này, đường cong máu tĩnh mạch trở về vẫn không thay đổi do tuần hoàn ngoại vi vẫn hoạt động bình thường.
Giải phẫu bệnh tổn thương huyết khối
Khi có tổn thương nội mạc, tiểu cầu có điều kiện tiếp cận với chất nền ngoài tế bào (ECM) ở vách mạch
Giải phẫu bệnh nguyên nhân gây phù viêm
Khoảng 65% tổng số tế bào trong máu lưu thông là bạch cầu, 5 - 10% là bạch cầu nhân đơn, tỷ lệ còn lại là những loại tế bào khác. Bạch cầu chỉ di chuyển trong máu trong khoảng thời gian 6 giờ rồi bị hủy hoại ở lách.
Giải phẫu bệnh viêm giang mai
Xoắn khuẩn chưa hề được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo và rất yếu, dễ bị hủy hoại do hóa chất, hoặc do sức nóng, khô hanh, nhưng chịu được lạnh.
Giải phẫu bệnh tinh hoàn
Tinh hoàn có các nang lao hoặc có phản ứng tế bào với thấm nhập bạch cầu đa nhân, tương bào, tế bào thượng mô tróc, tế bào đơn nhân, đại bào nhiều nhân và vi trùng lao.
Giải phẫu bệnh dị tật bẩm sinh đại tràng
Chẩn đoán dựa vào sự không có các tế bào hạch thần kinh giữa 2 lớp cơ trơn của đoạn hẹp trên các mẫu sinh thiết trực tràng.
Giải phẫu bệnh u lành tuyến vú
Các đám tuyến tròn hoặc bầu dục, được lót bởi một hay nhiều lớp tế bào hình trụ hoặc đa diện. Màng đáy còn nguyên và rõ
Giải phẫu bệnh hoạt động đại thực bào
Đại bào có kích thước lớn và chứa tới hàng chục nhân, được hình thành do nhiều đại thực bào kết dính với nhau hoặc do đại thực bào có nhân chia nhưng bào tương không phân chia. Có thể phân biệt 2 dạng đại bào:
Giải phẫu bệnh u và giả u ruột
Thay vì gây viêm ruột thừa thì lại làm cho các chất nhầy tiết ra bị ứ đọng lại trong lòng ruột tạo nên bọc nhầy.
Giải phẫu bệnh u mô đệm nội mạc tử cung
Đôi khi u hoá bọc, nhưng ít hoại tử xuất huyết. U thường nằm trong lớp cơ hay dưới thanh mạc nhưng không xâm nhập.
Giải phẫu bệnh viêm xương
Bệnh viêm mủ xương-tủy có thể chia làm 3 giai đoạn diễn tiến liên tục và chuyển đổi từ từ không có ranh giới rõ rệt: cấp, bán cấp và mạn tính.
Giải phẫu bệnh viêm đại tràng
Như đã đề cập trong phần bệnh Crohn của bài trước, bệnh viêm loét đại tràng vô căn có một số đặc điểm chung với bệnh Crohn
Giải phẫu bệnh hạch lympho
Bệnh Hodgkin được mô tả lần đầu tiên do Thomas Hodgkin, bởi sự quan sát đại thể hạch lymphô; Thuật ngữ bệnh Hodgkin được Wilks áp dụng (vào năm 1865).
Giải phẫu bệnh hội chứng Asherman
Mô nạo có ít mô nội mạc. Các vùng dính trong buồng tử cung là tổ chức sợi hay cơ trơn, với phản ứng viêm nhẹ.