- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng dược lý lâm sàng
- Sử dụng kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
Sử dụng kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
Luôn nhớ rằng thuốc nhóm aminoglycosid, amikacin, gentamicin, không được tiêm tĩnh mạch trực tiếp mà chỉ tiêm bắp và truyền tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền cần được hoà tan đều trong một lượng lớn dung dịch natri clorid.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khi sử dụng thông tin dưới đây để lựa chọn kháng sinh điều trị còn phải căn cứ đáp ứng lâm sàng của người bệnh và căn cứ vào tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại địa phương. Nếu có điều kiện nên làm kháng sinh đồ và lựa chọn thuốc theo kết quả của kháng sinh đồ.
Luôn nhớ rằng thuốc nhóm aminoglycosid (amikacin, gentamicin...) không được tiêm tĩnh mạch trực tiếp mà chỉ tiêm bắp và truyền tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền cần được hoà tan đều trong một lượng lớn dung dịch natri clorid (NaCl) 0,9%, hoặc glucose 5%, sau đó truyền với thời gian kéo dài trong 30 - 60 phút.
Kháng sinh điều trị các bệnh thông thường:
Tim: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Điều trị theo kinh nghiệm
khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus spp. hoặc Staphylococcus spp.
Khuyến cáo điều trị:
Benzylpenicillin 1,2 - 1,8g, đường tĩnh mạch khoảng cách 4 giờ 1 lần.
Phối hợp với gentamicin 3 - 5mg/kg trọng lượng cơ thể, đường tĩnh mạch khoảng cách 24 giờ 1 lần
Phối hợp với cloxacilin hoặc oxacilin 3g, đường tĩnh mạch. Cần cấy máu trước khi bắt đầu điều trị.
Viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus.
Khuyến cáo điều trị:
Điều trị như trên.
Viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Enterococcus và Streptococcus, khi các vi khuẩn này kháng benzylpenicilin ở mức độ tương đối cao (MIC penicilin G > 0,25mg/liter)
Khuyến cáo điều trị:
Benzylpenicilin 1,8 - 2,4g, đường tĩnh mạch khoảng cách 4 giờ 1 lần trong 6 tuần hoặc Amoxicilin 2g đường tĩnh mạch khoảng cách 4 giờ 1 lần trong 6 tuần,
Phối hợp với gentamicin 1 mg/kg đường tĩnh mạch trong 6 tuần. Thời gian điều trị kéo dài là rất cần thiết.
Viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staphylococcus viridans.
Khuyến cáo điều trị:
Cloxacilin/Oxacilin, và gentamicin, hoặc nếu Staph spp. bị nghi ngờ là kháng methicilin (oxacilin), thì dùng Vancomycin 1g truyền tĩnh mạch chậm trên 2 giờ, khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 6 tuần
Nhiễm trùng phổi, mũi, tai... nhiễm khuẩn đường hô hấp
Viêm họng cấp/ viêm Amidan
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Nhiễm khuẩn này thường do vi rút gây ra.
Người bệnh thường có mẩn đỏ ở da đối với ampicilin hoặc amoxicilin, nhưng penicilin V thường không gây tình trạng này.
Viêm amidan thường do Streptococcus pyogenes.
Viêm Amidan do Streptococcus cần được điều trị với phenoxymethyl penicilin (Penicilin V), vì chúng ta muốn phòng ngừa nguy cơ bệnh thấp sau nhiễm khuẩn này.
Khuyến cáo điều trị:
Streptococcus ở Việt Nam vẫn còn rất nhạy cảm với điều trị bằng penicilin, nhưng thường kháng lại với tetracycline và macrolide. Cần tránh dùng các kháng sinh này!
Điều trị với Phenoxymethylpenicilin 500mg (trẻ em 10mg/kg cho đến 500g) đường uống khoảng cách 8 hoặc 12 giờ 1 lần trong 5 - 10 ngày.
Trong trường hợp người bệnh không dùng thuốc theo đơn cần điều trị bằng benzathine penicilin 900mg tiêm bắp 1 liều duy nhất, (liều này cần lặp lại sau 3 - 4 tuần khi cần phòng thấp tim).
Khi cần tiêu diệt Streptococcus pyogene ở người mang vi khuẩn này (để phòng tránh bệnh thấp) 10 ngày điều trị được coi là phù hợp.
Các thành viên gia đình và những người khác có tiếp xúc gần gũi với người bệnh và có khả năng mang vi khuẩn Streptococcus cũng cần được điều trị để tránh nhiễm khuẩn trở lại theo hiệu ứng "bóng bàn".
Viêm amidan tái phát
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus.
Khuyến cáo điều trị:
Điều trị phòng ngừa kéo dài bằng penicillin V, nếu người bệnh có trên 3 lần viêm nhiễm hàng năm.
Viêm xoang cấp do vi khuẩn
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus pneumoniae.
Haemophilus influenzae.
Khuyến cáo điều trị:
Amoxicilin 500mg khoảng cách 8 giờ 1 lần đường uống trong 10 ngày, hoặc liều cao hơn phenoxymethyl - penicilin (xem bài báo PcV).
Người ta thấy rằng kháng histamin, thuốc long đờm và corticoid không có tác dụng trong điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn.
Viêm thanh - khí - phế quản cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Parainfluenza virus.
Khuyến cáo điều trị:
Không dùng kháng sinh trong các trường hợp nhẹ và vừa không có triệu chứng rõ về khó thở.
Cần bắt đầu điều trị với dexamethason 0,15 - 0,25mg/kg.
Trong các trường hợp vừa đến nặng với triệu chứng tắc nghẽn đường dẫn khí rõ rệt, cần bắt đầu bằng dexamethason (0,5 - 20mg) tĩnh mạch cộng với khí dung salbutamol hoặc terbutalin, budesonid hoặc beclomethason.
Viêm tai ngoài
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Pseudomonas aeruginosa và đôi khi Staph. Aureus.
Khuyến cáo điều trị:
Glucocorticoid dùng tại chỗ và kháng sinh nhỏ vào tai: dexamethason, framycetin + gramicidin.
Viêm tai giữa nhiễm khuẩn cấp có mủ
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae.
Khuyến cáo điều trị:
Amoxicilin 500mg uống khoảng cách 8 giờ 1 lần trong ít nhất 7 - 10 ngày.
Nếu bệnh ít đáp ứng với thuốc có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn do Streptococcus pneumonia ít nhạy cảm với penicilin, hoặc Haemophilus influenzae có sản xuất bêta-lactamases.
Liều cao Amoxicilin + clavulanic acid cần được chỉ định:
Amoxicilin 500mg khoảng cách 8 giờ 1 lần (trẻ em 15mg/kg cho đến 500mg) + clavulanic acid đường uống.
Cần nhớ rằng thuốc uống khoảng cách 8 giờ 1 lần trong ít nhất 10 ngày.
Hoặc cefaclor viên 375mg khoảng cách 8 giờ 1 lần dùng trong 10 - 14 ngày.
Viêm nắp thanh quản cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Haemophilus influenzae loại B.
Khuyến cáo điều trị:
Cefotaxim 2g tĩnh mạch khoảng cách 8 giờ 1 lần, hoặc ceftriaxone 2g tĩnh mạch 1 lần/ ngày. Trước kia cloramphenicol có thể được sử dụng trong trường hợp người bệnh có dị ứng với penicilin. Tuy nhiên vì hiện nay H. influenzae kháng cloramphenicol khá phổ biến nên cloramphenicol không còn được dùng nữa.
Cần điều trị trong ít nhất 5 ngày.
Cần tránh khám hầu họng nhiều vì có thể gây biến chứng tắc nghẽn đường hô hấp gây tử vong, cần chuẩn bị sẵn sàng để đặt nội khí quản.
Ho gà
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Bordetella pertussis.
Khuyến cáo điều trị:
Điều trị kháng sinh trong giai đoạn xuất tiết và giai đoạn sớm sẽ chữa khỏi bệnh nhanh chóng. Điều trị với erythromycin 250mg (trẻ em 10mg/kg cho đến 250mg) đường uống khoảng cách 6 giờ 1 lần trong 10 ngày hoặc với trimethoprim/sulphamethoxazol 160/800mg (trẻ em 4/20mg/kg cho đến 160/800mg) đường uống khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 1 - 2 tuần.
Viêm phế quản cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Thường do virus không phải do vi khuẩn.
Khuyến cáo điều trị:
Không khuyến cáo điều trị kháng sinh do nguyên nhân viêm phế quản cấp thường do virus. ở trẻ nhỏ hít khí dung salbutamol có thể là cần thiết để chữa viêm tiểu phế quản do Synovial virus.
Viêm phế quản nặng có sốt
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Strep. Pneumoniae; H. influenzae; Moraxella catarrhalis.
Khuyến cáo điều trị:
Amoxicilin 500mg viên khoảng cách 8 giờ 1 lần trong 14 ngày, hoặc co-trimoxazol 1 viên (Trim/sulpha: 160/800mg) khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 14 ngày.
(Có 1 cách khác khá hiệu quả và an toàn là dùng Trimethoprim với liều 1 viên 300mg, 1 lần trong ngày). Nhớ giảm liều nếu chức năng thận của người bệnh bị giảm.
Viêm mũi nhiễm khuẩn (với nước mũi màu vàng)
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staphylococcus hoặc Streptococcus và/hoặc Pneumococcus và Brahamella catarrhalis.
Khuyến cáo điều trị:
Amoxicilin 500mg 1 viên khoảng cách 8 giờ 1 lần trong 14 ngày, hoặc co-trimoxazol 1 viên (Trim/sulpha: 160/800mg) khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 14 ngày. (Có 1 cách khác khá hiệu quả và an toàn là dùng trimethoprim với liều 1 viên 300mg, 1 lần trong ngày). Nhớ giảm liều nếu chức năng thận của người bệnh bị giảm.
Phổi: Viêm phổi
Viêm phế quản mắc phải
Viêm phế quản mắc phải từ cộng đồng loại "cổ điển" thường khởi phát bệnh nhanh, có sốt cao nhưng không có nhiều triệu chứng của đường hô hấp trên.
Thường gặp sốt cao, đau ngực khi thở.
Cần nhớ rằng người bệnh có bệnh khác kèm theo viêm phổi sẽ có nhiều nguy cơ hơn. Vì thế đối với các người bệnh này cần chăm sóc và theo dõi kỹ hơn.
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Strep. Pneumoniae; H. influenzae.
Khuyến cáo điều trị:
Bệnh trung bình: Bắt đầu điều trị với amoxicilin 500mg đường uống khoảng cách 8 giờ 1 lần, trong 10 ngày, hoặc dùng liều cao hơn phenoxymethyl penicilin 500mg (trẻ em 10mg/kg cho đến 500mg) khoảng cách 8 hoặc 12 giờ 1 lần trong 7 - 10 ngày.
Cotrimoxazol với liều phù hợp (Trim/sulpha: 160/800mg) khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 7 -10 ngày cũng có tác dụng điều trị tốt.
Bệnh nặng: bắt đầu với kháng sinh đường tĩnh mạch, benzylpenicilin (penicillin G) liều 600mg tĩnh mạch, lặp lại khoảng cách 4 giờ 1 lần.
Nếu người bệnh dị ứng với penicilin thì thay thế bằng cephalothin 1g khoảng cách 6 giờ 1 lần. Điều trị cần kéo dài ít nhất 7 - 10 ngày.
Viêm phổi nặng, tổn thương phổi rộng mắc phải từ cộng đồng
Khuyến cáo điều trị:
Cefotaxim 1g, tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần
Ceftriaxon 1g, tĩnh mạch hàng ngày, phối hợp với:
Erythromycin 500mg, tĩnh mạch chậm, 6 giờ tiêm 1 lần.
(Erythromycin được cho là không có tác dụng chống lại Pneumococcus hoặc Haemophilus, nhưng cần thêm vào để phòng chống Legionella, Mycoplasma, Chlamydia nếu có nhiễm cùng các vi khuẩn đó).
Viêm phổi không điển hình
Viêm phổi không điển hình thường có mức độ tăng dần kèm theo ho và các triệu chứng đường tiêu hoá trên khác.
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Mycoplasma pneumoniae; Legionella phneumophilia; Chlamydia pneumoniae.
Khuyến cáo điều trị:
Đối vớí trẻ em cần rất thận trọng và nhớ là triệu chứng có thể khác người lớn rất xa. Với trẻ 2 tuần đến 3 tháng tuổi cần cho erythromycin 10mg/kg, uống khoảng cách 6 giờ 1 lần trong
7 - 10 ngày là ít nhất.
Với người lớn và trẻ lớn hơn (trên 3 tháng) có thể cho roxithromycin 300mg viên 1 lần/ngày (4mg/kg cho đến 150mg khoảng cách 12 giờ 1 lần).
Viêm phổi do hít
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Vi khuẩn hỗn hợp bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí.
Khuyến cáo điều trị:
Amoxicilin/ ampicilin 1g đường tĩnh mạch khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Ngoài ra cho thêm gentamicin 3 - 5mg/kg 1 lần khoảng cách 24 giờ 1 lần truyền trong 60 phút (nhớ pha loãng gentamicin trước truyền) phối hợp với metronidazol 500mg tĩnh mạch khoảng cách 12 giờ 1 lần, để bảo vệ chống lại nguy cơ nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Viêm túi mật cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
E.coli, Klebsiella spp., Enterococcus faecalis, Bacteroides spp.
Khuyến cáo điều trị:
Lựa chọn thứ nhất: Ampicilin 1g đường tĩnh mạch 4 lần trong ngày khoảng cách 6 giờ 1 lần, phối hợp với:
Gentamicin 3 - 5mg/kg truyền tĩnh mạch chậm trong dung dịch pha loãng NaCl 0,9% (30 - 60 phút/ 1 lần truyền khoảng cách 24 giờ 1 lần).
Nếu có chống chỉ định với Gentamicin hoặc ampicilin thì lựa chọn thứ hai là cefotaxim 1g đường tĩnh mạch 4 lần/ngày (khoảng cách
8 giờ 1 lần)
Hoặc ceftriaxon 1g tĩnh mạch 1 liều trong 24 giờ. Chú ý giảm liều trên người bệnh có suy giảm chức năng thận.
Chú ý: Cephalosporin không có tác dụng chống Enterococcus faecalis.
Viêm ống mật ngược dòng
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Các trực khuẩn Gram-âm, Enterobacter, Enterococcus faecalis.
Khuyến cáo điều trị:
Gentamicin 3 - 5mg/kg, trong dung dịch pha loãng tiêm tĩnh mạch, truyền chậm trong 30 - 60 phút 1 lần trong 24 giờ.
Metronidazol 500mg khoảng cách 12 giờ 1 lần, ampicilin 2g tĩnh mạch khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Nếu có chống chỉ định với gentamicin do bệnh thận nặng thì dùng cefotaxim hoặc ceftriaxon, nhớ giảm liều trên các người bệnh có bệnh thận. Cần nhớ rằng cephalosporin không có tác dụng chống lại Enterococcus faecalis.
Viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Nhiều loại vi khuẩn trong đó có các vi khuẩn đường ruột ưa khí và kỵ khí
Khuyến cáo điều trị:
Ampicilin 2g tĩnh mạch khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Phối hợp với gentamicin 3 - 5mg/kg tĩnh mạch 1 lần trong ngày,
Metronidazol 500mg tĩnh mạch khoảng cách 12 giờ 1 lần.
Viêm phúc mạc do vi khuẩn vãng lai
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Các trực khuẩn Gram - âm, E.coli, Strep. pneumoniae, Enterococcus spp.
Khuyến cáo điều trị:
Ampicilin phối hợp với gentamicin, liều như trên.
Cách thứ hai: Cefotaxim hoặc Ceftriaxon, liều như trên.
Cần nhớ rằng Cephalosporin không có tác dụng chống lại Enterococcus faecalis
Viêm phúc mạc do biến chứng thẩm tách màng bụng
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staph. epidermidis, Các trực khuẩn Gram - âm (E.coli, Klebsiella, Pseudomonas..), hoặc nhiễm nấm mặc dù ít gặp nhưng rất khó điều trị khỏi.
Khuyến cáo điều trị:
Vancomycin 2g tiêm vào khoang màng bụng 1 liều duy nhất và giữ trong khoang màng bụng 6 - 8 giờ phối hợp với gentamicin 80mg vào khoang màng bụng (Dùng gentamicin kéo dài trên người bệnh chạy thận nhân tạo cần tránh do nguy cơ độc thần kinh số VIII).
Viêm túi thừa thể nhẹ
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Các trực khuẩn Gram âm, các vi khuẩn kỵ khí
Khuyến cáo điều trị:
Augmentin (amoxicilin + clavulanic acid) liều tương đương với 500mg amoxicilin, khoảng cách 8 giờ 1 lần, hoặc metronidazol 250mg đường uống khoảng cách 8 giờ 1 lần + cephalexin 500mg đường uống khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Nhiễm khuẩn nặng điều trị như viêm phúc mạc ở trên.
Tiêu chảy nặng sau khi dùng kháng sinh
Tiêu chảy nặng sau khi dùng kháng sinh và viêm đại tràng do Pseudomembrane-ous có thể xảy ra do biến chứng của sự quá sản Clostridium difficile sau khi dùng kháng sinh phổ rộng.
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Clostridium difficile.
Khuyến cáo điều trị:
Metronidazol 250 - 500mg đường uống khoảng cách 8 giờ 1 lần trong 7 - 10 ngày.
Tránh dùng vancomycin đường uống.
Viêm tụy cấp
Khuyến cáo điều trị:
Kháng sinh không được chỉ định để điều trị ban đầu. Nếu có áp xe tụy thì điều trị như viêm phúc mạc (ở trên).
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Viêm bàng quang cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp Coliforms.
Khuyến cáo điều trị:
Trimethoprim 300mg uống hàng ngày trong 3 ngày, hoặc cephalexin 500mg uống khoảng cách 12 giờ 1 lần trong 5 ngày, hoặc amoxicilin.
Phối hợp với clavulanic acid khoảng cách 8 giờ 1 lần hoặc nitrofurantoin 50mg, khoảng cách 6 giờ 1 lần trong 5 ngày.
Viêm thận - bể thận cấp
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
E. coli
Khuyến cáo điều trị:
Ampicilin 2g khoảng cách 6 giờ 1 lần tĩnh mạch phối hợp với gentamicin 3 - 5mg/kg 1 lần hàng ngày, cho đến khi kháng sinh đồ cho kết quả để chọn kháng sinh tối ưu.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Candida albicans Trichomonas vaginalis; Gardenerella vaginalis.
Khuyến cáo điều trị:
Clotrimazol 500mg dùng đường âm đạo hoặc nystatin 100.000 đơn vị đặt âm đạo hàng ngày trong 7 ngày.
Trinidazol hoặc metronidazol 2g uống 1 liều duy nhất và điều trị cho cả bạn tình.
Metronidazol 400mg đường uống khoảng cách 12 giờ 1 lần (hoặc 1 liều duy nhất) hoặc tinidazol 2 g đường uống 1 liều duy nhất.
Viêm tử cung
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Chlamydia trachomatis; Neisseria gonorrhoea.
Chú ý:
Nhiễm khuẩn có thể do nhiều vi khuẩn gây ra
Khuyến cáo điều trị:
Doxycylin 100mg uống khoảng cách 12 giờ 1 lần dùng trong 10 ngày.
Hoặc azithromycin 1g uống, 1 liều duy nhất. Hoặc ceftriaxon 250mg tiêm bắp, một liều duy nhất.
Viêm hố chậu
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Truyền theo đường tình dục:
Chlamydia trachomatis; Neisseria gonorrhoea.
Không truyền theo đường tình dục:
Vi khuẩn hỗn hợp (vi khuẩn kỵ khí, mycoplasma spp).
Khuyến cáo điều trị:
Nhiễm khuẩn nhẹ: Ceftriaxon 250mg tiêm bắp 1 liều duy nhất, phối hợp với:
Metronidazol 400mg uống khoảng cách 12 giờ 1 lần trong 14 ngày.
Doxycyclin 100mg đường uống khoảng cách 12 giờ 1 lần trong 14 ngày.
Nhiễm khuẩn nặng: Ceftriaxon 1g tĩnh mạch hàng ngày, hoặc cefotaxim 1g tĩnh mạch khoảng cách 8 giờ 1 lần phối hợp với:
Metronidazol 500mg tĩnh mạch khoảng cách 12 giờ 1 lần,
Doxycyclin 100mg uống khoảng cách 12 giờ 1 lần.
Trên phụ nữ có thai không dùng doxycyclin mà dùng erythromycin 500 mg tĩnh mạch hoặc uống khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Nhiễm khuẩn da, cơ và xương
Viêm mô liên kết và viêm quầng da và các mô phía dưới
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Strep. Pyogenes.
Khuyến cáo điều trị:
Cephalexin 500mg khoảng cách 6 giờ 1 lần đường uống. Hoặc uống cloxacilin/oxacilin 500mg, khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Đối với nhiễm khuẩn nặng:
Benzylpenicilin 600mg đến 1g tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần, phối hợp với cloxacilin/oxacilin 2g, tĩnh mạch khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Vết thương cơ và mô mềm
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staph. aureus, Strep. pyogenes, Clostridium perfringens, trực khuẩn Gram - âm
Khuyến cáo điều trị:
Cloxacilin/oxacilin 1 - 2g tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần, phối hợp với:
Gentamicin 5mg/kg 24 giờ 1 lần trong 5-10 ngày.
Metronidazol 500mg tĩnh mạch khoảng cách 12 giờ 1 lần.
Các vết cắn
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Vết cắn của người: Staph. aureus, Eikenella corrodens, Streptococcus spp., vi khuẩn kỵ khí sản xuất bêta-lactamase.
Vết cắn của động vật: Pasteurella multocida, Staph aureus, Streptococcus spp., vi khuẩn kỵ khí.
Khuyến cáo điều trị:
Procaine penicilin 1 g tiêm bắp liều đầu tiên sau đó dùng Amoxicilin + clavulanic acid (Augmentin) khoảng cách 8 giờ 1 lần trong 5 - 10 ngày, phối hợp với tiêm phòng uốn ván.
Metronidazol phối hợp với doxycyclin hoặc trimethoprim - sulphamethoxazol đối với các người bệnh dị ứng penicilin.
Viêm xương tuỷ và viêm khớp nhiễm khuẩn
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staph. aureus
Khuyến cáo điều trị:
Cloxacilin/ oxacilin 2g tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần dùng 2 - 4 tuần trong trường hợp viêm xương tuỷ và viêm khớp nhiễm khuẩn cấp, hoặc 2 - 6 tuần với nhiễm khuẩn mạn tính.
Tiếp theo dùng: Cloxacilin/oxacilin 1g, uống khoảng cách 6 giờ 1 lần, dùng ít nhất 6 tuần với nhiễm khuẩn cấp và trong nhiều tháng với nhiễm khuẩn mạn tính.
Viêm xương tuỷ
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Tụ cầu vàng kháng Methicilin (MRSA).
Khuyến cáo điều trị:
Vancomycin 1g truyền tĩnh mạch chậm, khoảng cách 12 giờ 1 lần.
Tiếp theo dùng: Rifampicin 600mg uống hàng ngày phối hợp với Fucidic acid 500mg uống khoảng cách 12 giờ 1 lần. Thời gian điều trị tuỳ theo mức độ đáp ứng với thuốc.
Vết thương trên người bệnh bất động trong thời gian dài trong bệnh viện.
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Acinetobacter, là vi khuẩn hoại thư xâm nhập vào vết thương.
Khuyến cáo điều trị:
Thường không điều trị kháng sinh gì. Nếu cần điều trị nên bắt đầu với co-trimoxazol.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh
Viêm màng não điều trị theo kinh nghiệm
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
N. meningitidis, Streptococcus pneumoniae, Listeria monocytogenes, và Haemophilus influenzae ở trẻ em.
Khuyến cáo điều trị:
Điều trị cần chống lại 3 tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Phải lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Điều trị kinh nghiệm: Cefotaxim 100mg/kg/ngày, liều tối đa 6g/ngày tiêm tĩnh mạch, chia 3 lần hoặc Ceftriaxone 50mg/kg/ngày liều tối đa 4g ngày, chia ra 1 - 2 lần.
Phối hợp với: Benzylpenicilin 180mg/kg/ngày liều tối đa 12g/ngày tiêm tĩnh mạch, chia 6 lần.
Ở nơi có nguy cơ lan thành dịch viêm màng não Neisseria meningitis nên điều trị dự phòng cho mọi người có tiếp xúc với bệnh nhân.
Điều trị dự phòng bằng: Rifampicin 600mg uống, khoảng cách 12 giờ 1 lần trong ít nhất 2 ngày hoặc ceftriaxon 2g tiêm bắp 1 liều duy nhất hoặc ciprofloxacin 500mg uống 1 liều duy nhất.
Chú ý: Ciprofloxacin mặc dù có thể có tác dụng trong phòng ngừa nhưng không có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn!
Viêm màng não mắc phải trong bệnh viện
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Thường gặp các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Khuyến cáo điều trị:
Có thể bắt đầu trị liệu bằng vancomycin 1g tĩnh mạch, khoảng cách 12 giờ 1 lần (trẻ em 50mg/kg, liều tối đa 2g, khoảng cách 6 giờ 1 lần).
Phối hợp với:
Cefotaxim 2g tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần hoặc ceftriaxon 2g, khoảng cách 12 giờ 1 lần. Hoặc meropenem 1g (trẻ em 40mg/kg tối đa 1g) tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần (nên dùng meropenem hơn là imipenem, do nguy cơ động kinh thấp hơn).
Áp xe não hoặc áp xe dưới màng cứng
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Nhiều vi khuẩn bao gồm Streptococcus milleri, và vi khuẩn kỵ khí.
Nhiễm Nocardia và Actinomyces cũng thường xảy ra.
Sau nhiễm khuẩn tai thì thường là do trực khuẩn Gram - âm đường ruột gây ra.
Sau chấn thương hậu phẫu thuật thì có thể là do Staph. Aureus.
Khuyến cáo điều trị:
Xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ tìm phổ nhạy cảm của vi khuẩn là rất quan trọng;
Điều trị: benzylpenicilin 1,8g ( trẻ em 60mg/kg tối đa 1,8g) tĩnh mạch, khoảng cách 4 giờ 1 lần.
Phối hợp với metronidazol 500mg (trẻ em 12,5mg/kg, tối đa 500mg) tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần.
Phối hợp với cefotaxim 2g (trẻ em 50mg/kg tối đa 2g) đường tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần hoặc ceftriaxon 2g (trẻ em 50mg/kg tối đa 2g) tĩnh mạch, khoảng cách 12 giờ 1 lần.
Trong trường hợp áp xe não sau phẫu thuật thần kinh: vancomycin 1g tĩnh mạch, khoảng cách 12 giờ 1 lần (trẻ em 15mg/kg tối đa 500mg tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần).
Áp xe ngoài màng cứng
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staph. aureus
Khuyến cáo điều trị:
Áp xe ngoài màng cứng thường do viêm xương tuỷ tại vùng đó. Phẫu thuật cấp là rất quan trọng và điều trị cần được tiến hành ngay trên cơ sở nhuộm Gram và nuôi cấy bệnh phẩm thu được từ ca mổ.
Trước phẫu thuật điều trị kinh nghiệm cần được bắt đầu với flucloxacilin/ dicloxacilin 2g (có thể thay bằng oxacilin), trẻ em 50mg/kg tối đa 2g tĩnh mạch, khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Phối hợp với gentamicin 3 - 5mg/kg tĩnh mạch 1 lần/ngày (trẻ em 7,5mg/kg/ngày tĩnh mạch, chia từ 1 đến 3 lần).
Viêm não do Herpes simplex
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Herpes simplex virus.
Khuyến cáo điều trị:
Aciclovir 10mg/kg tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần, trong 14 ngày
Áp xe hoặc viêm não do Toxoplasma
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Toxoplasma gondii
Khuyến cáo điều trị:
Sulphadiazin 1g uống kết hợp với pyrimethamin 25mg, khoảng cách 8 giờ 1 lần.
Phối hợp với folinic acid 7,5mg uống hàng ngày. Thời gian điều trị từ 3 đến 6 tuần.
Tái phát khá thường gặp nên cần điều trị duy trì với liều 1/2 trên các người bệnh suy giảm miễn dịch. Người bệnh dị ứng với sulfonamid được điều trị với clindamycin uống 600mg, khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Nhiễm khuẩn mắt
Nhiễm khuẩn mí mắt, viêm mí mắt
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staphylococcus spp.
Khuyến cáo điều trị:
Flucloxacilin/dicloxacilin 500mg uống, khoảng cách 6 giờ 1 lần (hoặc oxacilin). Nếu viêm mí mắt kèm theo trứng cá đỏ thì điều trị bằng doxycyclin 100mg uống, khoảng cách 12 giờ 1 lần, trong 2 tuần.
Viêm tuyến lệ
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Staphylococcus spp.
Khuyến cáo điều trị:
Nhiễm khuẩn túi lệ thường kèm theo tắc nghẽn và trong các trường hợp nhẹ có thể điều trị với các thuốc nhỏ mắt có chứa sulfat kẽm 0,25%, phenylephrin 0,12%, 1 hoặc 2 giọt x 3 lần/ ngày.
Viêm túi lệ cấp nặng thường do S. aureus hoặc S. pyogenes, và cần điều trị bằng flucloxacilin/ dicloxacilin/ oxacilin 500mg uống, khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Viêm quanh hốc mắt
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae type b (Hib).
Khuyến cáo điều trị:
Trẻ em dưới 5 tuổi không có chấn thương, nguyên nhân thường gặp nhất là S. pneumonia hoặc Hib, điều trị với cefotaxim 50mg/kg tối đa 2g tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần hoặc ceftriaxon 50mg/kg tối đa 2g tĩnh mạch hàng ngày và amoxicilin + clavulanic acid (Augmentin) 15mg/kg tối đa 500mg uống, khoảng cách 8 giờ 1 lần, ít nhất điều trị 1 tuần cho đến khi khỏi bệnh.
Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thường do Staphylococci hoặc Streptococcus do đó điều trị thêm flucloxacilin/ oxacilin 500mg đến 2g, khoảng cách 6 giờ 1 lần.
Viêm kết mạc
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Adenovirus. H. influenzae (nhất là ở trẻ em nhỏ), Strep. pneumoniae, Strep. pyogenes, Staph. Aureus đôi khi là Neisseria gonorrhoea. Herpes simplex virus nếu là viêm nang kết mạc.
Khuyến cáo điều trị:
Đa số trường hợp do dị ứng hoặc kích thích. Nhiễm Adenovirus tương đối thường gặp. Thường được khuyến cáo điều trị triệu chứng bằng chườm lạnh và các thuốc co mạch tại chỗ như phenylephrine 0,12%.
Trường hợp nhẹ nhỏ mắt bằng propamidin 0,1%, 1 – 2 giọt/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.
Nhiễm khuẩn nặng polymyxin B 5000 UI/ml và neomycin 2,5mg/ml và thuốc nhỏ mắt gramicidin 25microgram/ml, nhỏ mắt 1 - 2 giọt, khoảng cách giờ 1 lần
Viêm kết mạc do lậu cầu
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
N. gonorrhoea.
Khuyến cáo điều trị:
Kháng sinh tại chỗ là không đủ và chú ý Gonococcus kháng penicilin là tương đối thường gặp. Cefotaxim 50mg/kg tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần hoặc ceftriaxon 50mg/kg tĩnh mạch hàng ngày, trong 1 tuần.
Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis thường gặp ở một số vùng, vì thế cần uống thêm erythromycin.
Bệnh mắt hột
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Chlamydia trachomatis.
Khuyến cáo điều trị:
Nhiễm khuẩn cấp và viêm kết mạc tái phát có thể dẫn đến mù. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 kg dùng erythromycin 10mg/kg uống, cách 6 giờ 1 lần, trong 3 tuần.
Người lớn và trẻ em trên 6 kg dùng azithromycin 1g (trẻ em 20mg/kg cho đến 1g) uống, 1 liều duy nhất
Vết thương mắt
Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất:
Nhiều vi khuẩn.
Khuyến cáo điều trị:
Vancomycin 1g (trẻ em; 15mg/kg tối đa 1g) tĩnh mạch. Phối hợp với ciprofloxacin 750mg (trẻ em 15mg/kg tối đa 750mg đường uống). Có thể cho 1 liều duy nhất gentamicin 3 - 5mg/kg (cho mọi lứa tuổi).
phối hợp với cefotaxim 1g (trẻ em 50mg/kg cho đến 1g), hoặc ceftriaxon 1g (trẻ em 50mg/kg cho đến 1g), đường tĩnh mạch.
Viêm võng mạc do Cytomegalo virus
Khuyến cáo điều trị:
Thường thấy trên các người bệnh AIDS, người bệnh ung thư, người bệnh giảm miễn dịch do nguyên nhân khác.
Điều trị bằng ganciclovir 5mg/kg cho mọi lứa tuổi, khoảng cách 12 giờ 1 lần tiêm tĩnh mạch trong 2 - 3 tuần
Herpes zoster mắt (zona mắt)
Khuyến cáo điều trị:
Aciclovir 800mg (trẻ em 20mg/kg tối đa 800mg) uống 5 lần hàng ngày, khoảng cách 4 giờ 1 lần, trong ít nhất 10 ngày.
Hoặc famciclovir 250mg hoặc valaciclovir 1g uống, khoảng cách 8 giờ 1 lần, trong 10 ngày.
Hoặc aciclovir 10mg/kg (cho mọi lứa tuổi) tĩnh mạch, khoảng cách 8 giờ 1 lần, trong 10 ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận
Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của thuốc và khả năng thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.
Một số nhận xét về sử dụng thuốc trong bệnh viện
Xu hướng huyết khối tăng cao đáng kể trên lâm sàng có liên quan tới mức độ homocystin cao trong huyết tương, sản phẩm oxy hoá disunfua được hình thành từ 2 phân tử homocystein
Tra cứu tương tác thuốc
Mims interaction Tiếng Anh, Drug interaction facts, David S Tatro, PharmD, 2003, Incompatex, Tiếng Pháp, Tương tác và các chú ý khi chỉ định thuốc,Tiếng Việt.
Sử dụng thuốc ở bà mẹ cho con bú
Danh mục các loại thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi dùng với người bệnh là các bà mẹ đang cho con bú được trình bày. Danh mục thuốc này bao gồm những loại thuốc quan trọng hoặc được dùng nhiều nhất .
Tương tác của một số kháng sinh thường dùng
Cần tra tương tác của một kháng sinh nào đó ta tìm tên thuốc tại các số thứ tự, phần chữ đậm. Các gạch đầu dòng phía dưới là tương tác của kháng sinh phía trên với thuốc, sau hai chấm (:) là hậu quả của tương tác.
Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
Hệ thần kinh của người cao tuổi thường dễ bị những tổn thương bởi những loại thuốc thường dùng như các loại thuốc giảm đau có opi, benzodiazepin và thuốc điều trị Parkinson.
Sự đề kháng kháng sinh trên lâm sàng
Do đó đề kháng điều trị là khái niệm tương đối, có liên quan tới cường độ tác dụng và phụ thuộc vào liều lượng, tức là nồng độ ức chế tối thiểu in vitro và ở ổ nhiễm khuẩn.
Nồng độ của thuốc trong huyết tương
Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong mô tả nồng độ thuốc trong huyết tương của bệnh nhân tại nhiều thời điểm sau khi sử dụng thuốc.
Dược động học và tầm quan trọng trên lâm sàng
Kiến thức về dược động học hướng dẫn việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân dựa trên tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, ví dụ như tuổi, chức năng thận
Xét nghiệm trên lâm sàng và nhận định kết quả
Creatinin là sản phẩm thoái hoá của phosphocreatin, một chất dự trữ năng lượng quan trọng có trong cơ. Sự tạo thành creatinin tương đối hằng định, phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cơ của mỗi người.
Nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection)
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn, test phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể hay quan sát bằng kính hiển vi. Thông tin hỗ trợ là kết quả các xét nghiệm khác như X- quang, siêu âm, nội soi, sinh thiết.
Kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lồng ngực được xếp là phẫu thuật sạch. Vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, hoặc ít gặp hơn E. coli, Proteus.
Thuốc và mức độ suy giảm chức năng thận
Perindopril: Dùng có thận trọng và theo dõi phản ứng; thường gây tăng kali huyết và các tác dụng không mong muốn khác; liều ban đầu nên là 2mg/1 lần/ngày.
Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng gan
Gan phản ứng bù trừ bằng cách to ra, bệnh gan trở nên trầm trọng trước khi thấy những thay đổi quan trọng trong chuyển hoá thuốc. Các xét nghiệm chức năng gan thường quy ít tác dụng trong việc chỉ dẫn khả năng chuyển hoá thuốc của gan.
Thuốc kháng sinh trong lâm sàng
Kháng sinh là những chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, đơn bào, virus mà không tác dụng lên tế bào đại sinh vật.
Cửa sổ điều trị
Trong trường hợp quá nhạy cảm hay tác dụng hiệp đồng với thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống, Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng.
Các quá trình dược động học
Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm, hấp thu qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống hay đường đặt trực tràng cũng như có thể hấp thu qua các đường khác.
Các thuốc nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng trong thời kỳ mang thai
Hầu hết các hãng sản xuất khuyên nên tránh (hoặc tránh dùng ngoại trừ lợi ích tiềm tàng lớn hơn nguy cơ); chống chỉ định dùng Ketorolac trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và đẻ.
Lựa chọn thuốc khác biệt dược cùng hoạt chất
Diện tích dưới đường cong (AUC) - Sinh khả dụng (F%). Nồng độ đỉnh (Cmax). Thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax). Nửa đời trong huyết tương (T1/2).
Phát hiện phân tích quản lý tương tác thuốc
Người điều dưỡng phải nhận biết ở bệnh nhân những dấu hiệu lâm sàng của một hay nhiều tác dụng nguy hại; đảm bảo là đưa vào trong dịch tiêm truyền, trong bơm tiêm những hoạt chất tương hợp về phương diện lý hoá.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai
Nên dùng các loại thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ và có hiệu quả an toàn. Không nên dùng những loại thuốc mới và chưa qua dùng thử.
Sử dụng kháng sinh hợp lý
Điều trị kháng sinh hướng trực tiếp vào tác nhân gây bệnh bao hàm: Thuốc có hiệu quả nhất, ít độc nhất, phổ chọn lọc nhất. Làm được như vậy sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, gây ra áp lực chọn lọc và nguy cơ bội nhiễm, cũng như sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Tiêu chuẩn lựa chọn với thuốc khác hoạt chất có tác dụng tương đương
Giá và hiệu quả điều trị hợp lý. Lợi ích về thực hành: cung ứng thuận lợi, dự trù dễ dàng. Các điều kiện bảo quản tốt.
Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng
Lựa chọn thuốc phải dựa trên đặc tính của thuốc (ví dụ thuốc có hấp thu tốt qua đường tiêu hoá không…) và phải dựa trên bệnh nhân cụ thể (ví dụ chức năng thận…).
Đề phòng các nguy cơ tương tác thuốc
Tương tác không dự kiến trước được. Việc đăng ký các tương tác có ý nghĩa lâm sàng phải được tiến hành thông qua các trung tâm cảnh giác thuốc đã được các nhà thực hành cảnh báo (thày thuốc, dược sĩ).