- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng dược lý lâm sàng
- Các thuốc bài tiết qua đường sữa mẹ
Các thuốc bài tiết qua đường sữa mẹ
Một số thuốc kháng histamin vào sữa mẹ với lượng lớn; mặc dù chưa rõ tác hại nhưng các hãng sản xuất thuốc khuyến cáo không nên dùng; có thông báo trẻ bị hoa mắt chóng mặt với thuốc clemastin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các thuốc bài tiết qua đường sữa mẹ
Amantadin |
Tránh dùng; có vào sữa mẹ; có thông báo ngộ độc ở trẻ bú mẹ |
Amphetamin |
Vào sữa mẹ nhiều; nên tránh dùng |
Aspirin |
Tránh dùng - có thể gây nguy cơ hội chứng Reye; dùng liều cao thường xuyên có thể gây suy giảm chức năng tiểu cầu (platelet function) và gây giảm prothrombin máu ở trẻ nếu mức dự trữ vitamin K ở trẻ sơ sinh thấp |
Azithromycin |
Hãng sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng; chưa có thông tin nào khác |
Barbituric |
Tránh dùng nếu có thể; liều dùng cao có thể gây hoa mắt chóng mặt |
Benzodiazepin |
Có vào sữa mẹ - tránh dùng nếu có thể |
Captopril |
Có bài xuất vào sữa mẹ - nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Cephalosporin |
Có bài xuất trong sữa mẹ với nồng độ thấp |
Cloramphenicol |
Nên dùng loại kháng sinh khác; vì có thể gây ngộ độc tuỷ xương ở trẻ; nồng độ thuốc trong sữa mẹ thường không đủ để gây hội chứng xanh xám (grey syndrome) |
Ciprofloxacin |
Tránh dùng - nồng độ thuốc trong sữa mẹ cao |
Corticosteroid |
Điều trị liên tục với liều cao (> 10mg prednisolon mỗi ngày) có thể gây hại cho chức năng thượng thận của trẻ - cần theo dõi cẩn thận |
Co-trimoxazol |
Có nguy cơ thấp về bệnh vàng da nhân ở trẻ bị vàng da và nguy cơ tan huyết ở trẻ bị thiếu men chuyển G6PD (do sulphamethoxazol) |
Cyclophosphamid |
Ngừng cho con bú trong khi điều trị và 36 giờ sau khi điều trị |
Diclofenac |
Lượng quá nhỏ không đủ gây hại |
Ephedrin |
Có thông báo về tác dụng kích thích và ngủ không sâu |
Ergotamin |
Tránh dùng; có thể xảy ra ngộ độc ergotin ở trẻ, nhắc lại liều có thể gây ức chế tiết sữa |
Erythromycin |
Chỉ có lượng nhỏ trong sữa mẹ |
Ibuprofen |
Lượng thuốc quá nhỏ không đủ gây hại, nhưng một số nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng (kể cả dùng cục bộ) |
Indomethacin |
Lượng thuốc vào sữa có thể quá nhỏ không đủ gây hại, nhưng có thông báo co giật ở một trẻ. Các nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Iodin |
Ngừng cho con bú; nguy cơ bị thiểu năng tuyến giáp hoặc bướu giáp sơ sinh; thuốc tập trung trong sữa mẹ |
Iodin phóng xạ |
Chống chỉ định cho con bú sau dùng liều điều trị. Với các liều chẩn đoán, ngừng cho con bú trong vòng ít nhất 24h |
Isoniazid |
Theo dõi trẻ đề phòng có thể ngộ độc thuốc; nguy cơ trên lý thuyết về co giật và bệnh thần kinh; khuyên dùng pyridoxin dự phòng cho cả mẹ và con |
Isotretinoin |
Tránh dùng |
Ketoconazol |
Các nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Hỗn hợp thuốc ho trộn có chứa Iođua |
Nên dùng các hỗn hợp thuốc ho trộn |
Metronidazol |
Có lượng lớn vào sữa mẹ; nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng liều đơn cao |
Morphin |
Liều điều trị không có ảnh hưởng đến trẻ; với những bà mẹ phụ thuộc thuốc xảy ra triệu chứng cai thuốc ở (withdrawal symptoms); cho con bú không phải là biện pháp tốt nhất để điều trị phụ thuộc thuốc ở con mà nên ngừng lại |
Nicotin |
Tránh dùng vì có trong sữa mẹ |
Nitrofurantoin |
Chỉ có một lượng nhỏ thuốc vào sữa mẹ nhưng có thể đủ gây tan huyết ở trẻ thiếu men chuyển G6PD |
Norfloxacin |
Chưa có thông tin - nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh |
Oestrogen |
Tránh dùng; tác dụng có hại của thuốc đến việc tiết sữa |
Paracetamol |
Lượng thuốc vào sữa mẹ quá nhỏ không đủ gây tác hại |
Penicilin |
Theo dõi lượng thuốc trong sữa |
Rifampicin |
Lượng thuốc vào sữa mẹ quá nhỏ không đủ gây tác hại |
Rượu |
Số lượng lớn có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ và giảm tiêu thụ sữa |
Sulphonylure |
Thận trọng khi dùng; trên lý thuyết có khả năng làm giảm glucose huyết ở trẻ |
Tetracyclin |
Tránh dùng (mặc dù có thẩm thấu và do đó gây mất men răng ở trẻ có thể phòng ngừa bằng kết hợp canxi trong sữa) |
Theophylin |
Thông báo có gây kích thích ở trẻ; dùng chế phẩm phóng thích có kiểm soát (modified - release preparations) có thể an toàn |
Thuốc chẹn bêta và labetalol |
Theo dõi trẻ; có thể có ngộ độc thuốc do chẹn bêta nhưng số lượng phần lớn các thuốc chẹn bêta khi uống vào sữa mẹ ít nên không gây hại cho trẻ; các thuốc acebutolol, atenolol, nadolol, và sotalol có trong sữa mẹ với lượng nhiều hơn các thuốc chẹn bêta khác; nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng celiprolol |
Thuốc chống đông máu đường uống |
Tăng nguy cơ xuất huyết do thiếu vitamin K; warfarin an toàn nhưng nên tránh dùng phenindion; hãng sản xuất dicoumarol gợi ý dự phòng vitamin K cho trẻ (tham khảo tài liệu về sản phẩm) |
Thuốc kháng Histamin |
Một số thuốc kháng histamin vào sữa mẹ với lượng lớn; mặc dù chưa rõ tác hại nhưng các hãng sản xuất thuốc khuyến cáo không nên dùng; có thông báo trẻ bị hoa mắt chóng mặt với thuốc clemastin. |
Thuốc tránh thai, đường uống |
Tránh uống thuốc tránh thai trong 6 tháng hoặc cho đến khi cai sữa mẹ |
Tinidazol |
Có vào sữa mẹ. Nhà sản xuất khuyến cáo không nên cho con bú trong và 3 ngày sau khi dừng điều trị |
Tretinoin |
Tránh dùng |
Vancomycin |
Có trong sữa. Nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Vitamin A |
Trên lý thuyết có nguy cơ về ngộ độc thuốc ở trẻ khi mẹ uống thuốc liều cao |
Vitamin D (và các hợp chất liên quan) |
Thận trọng với liều cao; có thể gây tăng canxi máu ở trẻ |
Một số thuốc mới sẽ được cập nhật.
Bài viết cùng chuyên mục
Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).
Tương tác thuốc với thức ăn đồ uống trên lâm sàng
Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid.
Sử dụng thuốc ở bà mẹ cho con bú
Danh mục các loại thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi dùng với người bệnh là các bà mẹ đang cho con bú được trình bày. Danh mục thuốc này bao gồm những loại thuốc quan trọng hoặc được dùng nhiều nhất .
Các quá trình dược động học
Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm, hấp thu qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống hay đường đặt trực tràng cũng như có thể hấp thu qua các đường khác.
Tiêu chuẩn lựa chọn với thuốc khác hoạt chất có tác dụng tương đương
Giá và hiệu quả điều trị hợp lý. Lợi ích về thực hành: cung ứng thuận lợi, dự trù dễ dàng. Các điều kiện bảo quản tốt.
Phát hiện phân tích quản lý tương tác thuốc
Người điều dưỡng phải nhận biết ở bệnh nhân những dấu hiệu lâm sàng của một hay nhiều tác dụng nguy hại; đảm bảo là đưa vào trong dịch tiêm truyền, trong bơm tiêm những hoạt chất tương hợp về phương diện lý hoá.
Dược động học và tầm quan trọng trên lâm sàng
Kiến thức về dược động học hướng dẫn việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân dựa trên tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, ví dụ như tuổi, chức năng thận
Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng gan
Gan phản ứng bù trừ bằng cách to ra, bệnh gan trở nên trầm trọng trước khi thấy những thay đổi quan trọng trong chuyển hoá thuốc. Các xét nghiệm chức năng gan thường quy ít tác dụng trong việc chỉ dẫn khả năng chuyển hoá thuốc của gan.
Cửa sổ điều trị
Trong trường hợp quá nhạy cảm hay tác dụng hiệp đồng với thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống, Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng.
Kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lồng ngực được xếp là phẫu thuật sạch. Vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, hoặc ít gặp hơn E. coli, Proteus.
Các thuốc nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng trong thời kỳ mang thai
Hầu hết các hãng sản xuất khuyên nên tránh (hoặc tránh dùng ngoại trừ lợi ích tiềm tàng lớn hơn nguy cơ); chống chỉ định dùng Ketorolac trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và đẻ.
Lựa chọn thuốc khác biệt dược cùng hoạt chất
Diện tích dưới đường cong (AUC) - Sinh khả dụng (F%). Nồng độ đỉnh (Cmax). Thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax). Nửa đời trong huyết tương (T1/2).
Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng
Lựa chọn thuốc phải dựa trên đặc tính của thuốc (ví dụ thuốc có hấp thu tốt qua đường tiêu hoá không…) và phải dựa trên bệnh nhân cụ thể (ví dụ chức năng thận…).
Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận
Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của thuốc và khả năng thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.
Nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection)
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn, test phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể hay quan sát bằng kính hiển vi. Thông tin hỗ trợ là kết quả các xét nghiệm khác như X- quang, siêu âm, nội soi, sinh thiết.
Sử dụng kháng sinh hợp lý
Điều trị kháng sinh hướng trực tiếp vào tác nhân gây bệnh bao hàm: Thuốc có hiệu quả nhất, ít độc nhất, phổ chọn lọc nhất. Làm được như vậy sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, gây ra áp lực chọn lọc và nguy cơ bội nhiễm, cũng như sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Lựa chọn thuốc theo phương pháp MADAM
Nhiều ý kiến khác nhau về chi phí, do có sự hiểu biết khác nhau và do có khái niệm khác nhau về thuật ngữ chi phí, Hầu hết các bác sĩ chẳng hề quan tâm đến chi phí khi điều trị.
Sử dụng kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
Luôn nhớ rằng thuốc nhóm aminoglycosid, amikacin, gentamicin, không được tiêm tĩnh mạch trực tiếp mà chỉ tiêm bắp và truyền tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền cần được hoà tan đều trong một lượng lớn dung dịch natri clorid.
Liều dùng của một số kháng sinh
Viêm tai giữa hoặc viêm phổi uống 1 lần ngày đầu 10mg/kg, sau đó 5mg/kg, trong 4 ngày. Viêm hầu họng 12mg/kg, uống trong.
Nồng độ của thuốc trong huyết tương
Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong mô tả nồng độ thuốc trong huyết tương của bệnh nhân tại nhiều thời điểm sau khi sử dụng thuốc.
Bản chất của tương tác thuốc
Các chất kháng cholinergic, các chất kháng histamin có tính kháng cholinergic, các chất phong bế hạch, các chất từ thuốc phiện, acid acetylsalicylic làm chậm sự tháo sạch các chất qua dạ dày.
Tương tác của một số kháng sinh thường dùng
Cần tra tương tác của một kháng sinh nào đó ta tìm tên thuốc tại các số thứ tự, phần chữ đậm. Các gạch đầu dòng phía dưới là tương tác của kháng sinh phía trên với thuốc, sau hai chấm (:) là hậu quả của tương tác.
Tra cứu tương tác thuốc
Mims interaction Tiếng Anh, Drug interaction facts, David S Tatro, PharmD, 2003, Incompatex, Tiếng Pháp, Tương tác và các chú ý khi chỉ định thuốc,Tiếng Việt.
Thuốc và mức độ suy giảm chức năng thận
Perindopril: Dùng có thận trọng và theo dõi phản ứng; thường gây tăng kali huyết và các tác dụng không mong muốn khác; liều ban đầu nên là 2mg/1 lần/ngày.
Những thuốc nên tránh hoặc thận trọng khi dùng cho người bệnh suy giảm chức năng thận
Tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê (dùng lợi tiểu ít thải kali thay thế); nguy cơ thiếu hụt magnesi huyết ở người bệnh xơ gan do rượu.