Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

2013-08-18 07:30 PM

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Do bị côn trùng đốt: ruồi vàng, bọ chét, đỉa, vắt, rệp, muỗi, thể địa mãn cảm dị ứng.

Thường gặp ở các đơn vị bộ đội đóng quân ở vùng rừng núi.

Sẩn ngứa cục do bọ chét

Giới thiệu về bọ chét (puces)

Bọ chét còn gọi là bọ nhảy thuộc họ Aphaniptere dài 2 - 3 mm mình dẹt, có vòi hút, không có cánh, có 3 đôi chân, đôi chân sau dài để nhảy, nhảy xa được 8 cm.

Sinh sản vào 4 - 10 (tháng dương lịch) nhất là cuối xuân đầu hạ, mùa hoa xoan nở.

Ký sinh trên chó mèo, chim chuột, đống dạ cạnh bếp, đống mùn rác, chuồng trâu, gà, chăn chiếu nhà sàn hay đốt lúc chập tối.

Lâm sàng

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2 - 3 mm hoặc 1 - 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Sau 3 - 4 ngày lặn để lại vết xẫm màu, khỏi, một số gãi ra nhiễm khuẩn có mủ, chợt loét một số lâu ngày thành sẩn cục cộm cứng, liken hoá, trung tâm sẩn cục có khi do gãi chợt da màu đỏ có vảy máu.

Có khi nhiều sẩn chi chít cụm lại thành đám hằn cổ trâu nhất là ở cổ chân.

Vị trí: Cổ chân, cẳng chân, quanh thắt lưng, mông, ít gặp ở cẳng tay, mặt.

Trên một bệnh nhân tổn thương có nhiều giai đoạn do bị đốt nhiều lần.

Sẩn cục do ruồi vàng

Giới thiệu về ruồi vàng

Ruồi vàng là côn trùng nhìn thoáng như con ruồi thuộc họ Simulides ở xứ ta là loại Simulium damnosum dài 2 - 5 mm có 2 cánh, 3 đôi chân, 2 râu, 1 vòi ngắn, mắt kép, đầu đen ngực vàng, bụng đen, có điểm lông vàng óng ánh.

Sinh sản hàng năm từ tháng 4 - 10, đẻ trứng dọc khe suối, dưới mặt lá rụnghay hòn đá có rêu nhô trên mặt nước, trứng nở thành ấu trúngau thành nhộng, cuối cùng thành ruồi.

Sống trong rừng cây rậm rạp ẩm ướt, khe suối, bay ra nhiều vào lúc 6 - 10 giờ sáng, 4 - 6 giờ chiều bay rất em, đốt không đau, bay là là mặt đất 50 - 60 cm, chỉ đốt vùng da hở, bay xa 50 km.

Có độc tố làm tan huyết, gây tê, gây Histamine.

Lâm sàng

Vị trí: vùng hở nhất là chi dưới, cẳng tay, mặt khi tắm bị đốt cả lưng, ngực.

Sau khi bị đốt để lại điểm châm kim rớm máu sau 5 - 30 phút nốt sẩn tịt như nốt muỗi đốt, cá biệt sưng vù như bị ong đốt, ngứa.

Sẩn tịt tồn tại 3 - 6 giờ có khi 7 - 10 ngày càng gãi càng ngứa, càng nổi lên, do gãi trợt ra nhiễm khuẩn có mủ vảy tiết, lành để lại sẹo sẫm màu.

Khoảng 10% sẩn tịt dần dần cứng cộm, dày cứng thành cục bằng hạt đỗ, hạt ngô. Có khi các sẩn cục chi chít thành đám cộm liken hoá, ngứa dữ dội, tiến triển dai dẳng.

Điều trị, dự phòng bệnh sẩn ngứa cục do côn trùng

Tại chỗ:

Sẩn tịt ban đầu: nặn nhẹ ra máu, chấm cồn I ốt 1%, dầu cù là, xát lá ngải cứu, tránh gãi nhiễm khuẩn.

Sẩn tịt lở loét nhiễm khuẩn: chấm dung dịch yarish, nitrat bạc 0,25%, bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh.

Sẩn cục cứng: khó điều trị.

Chấm axit tricloracctic 33%, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, áp tuyết cacbonic (CO2), Laser CO2.

Tiêm triamcinolon acetonid dưới sẩn cục.

Bôi mỡ Salisilic 5 - 10%, mỡ kháng sinh, mỡ Corticoid.

Toàn thân:

Chống ngứa kháng Histamine tổng hợp.

Vitamin C, Cloruacanxi tiêm tĩnh mạch chậm.

Nivaquin một số trường hợp giảm bệnh rõ rệt.

Phòng bệnh:

Tổng vệ sinh dọn dẹp cảnh quang nhà, phun DDT, diệt chuột, phơi nắng quần áo, chăn chiếu, mặc quần áo chăn chiếu. Bôi thuốc chống côn trùng đốt,mặc quần áo dài tay chít ống tránh côn trùng đốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.

Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)

Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.

Sử dụng thuốc mỡ corticoid bôi ngoài da

Thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn Corticoids bôi tại chỗ có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương.

Bài giảng bệnh nấm Penicilliosis

Cũng như nấm lưỡng dạng có thể gây bệnh lưới nội mô hệ thống ở bệnh nhân HIV, nấm gây viêm da, tạo nên ở da nốt sẩn có nút sưng ở trung tâm giống như bệnh histoplasmosis.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.

Bài giảng xạm da (Melanodermies)

Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.

Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa

Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đ­ường tình dục như­ng có thể lây qua đư­ờng máu, đ­ường mẹ sang con và đ­ường tiếp xúc trực tiếp với các thư­ơng tổn giang mai có loét.

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

Bài giảng bệnh Paget da liễu

Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

Bài giảng bệnh lao da

Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.

Bài giảng hội chứng Steven Johnson

Trước đây hội chứng S J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng, Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Tổn thương cơ bản bệnh da liễu (fundamental lesions)

Nguyên nhân gây ra dát viêm, ban đỏ (erythema) rất khác nhau, ví dụ ban đỏ trong dị ứng thuốc, đào ban (roseole) trong giang mai II cũng là một loại dát viêm.

Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)

Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng ban mày đay và phù mạch (Urticaria and Angioedema)

Ban mày đay và phù mạch gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời thư­ờng ngứa và các vùng phù lớn của da và mô dư­ới da (phù mạch Angioedema), hay tái phát, cấp tính hay mạn tính.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.

Bài giảng bạch biến (vitiligo)

Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau.

Bài giảng bệnh Bowen

Chẩn đoán quyết định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học ( các tế bào gai có nhân hình quả dâu, có không bào gọi là tế bào Bowen hoặc tế bào loạn sừng Darier).

Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.

Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.