Bài giảng viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis

2013-08-17 01:37 AM

Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên bệnh

Có 2 loại nhóm bệnh gây nên do Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) lây truyền qua đ­ờng tình dục.

Nhiễm Chlamydia ở niệu đạo (nam , nữ) ,âm đạo, tử cung , mào tinh hoàn, buồng trứng.

Bệnh hột soài (Lymphogranuloma venereum LGV) hay còn gọi là bệnh Nicolas - Favre.

Căn nguyên

C. trachomatis là những vi khuẩn ký sinh bắt buộc trong tế bào gây nên hai loại bệnh:

Bệnh đau mắt hột (Trachoma).

Bệnh viêm nhiễm đ­ường sinh dục, niệu đạo, bệnh hột soài lây theo đ­ường tình dục.

C. trachomatis có kích th­ước 0,3 - 0,4 mm, có vách tế bào. Các loài C.trachomatis có kháng nguyên chung là chất lipopolisaccarit . Loài vi khuẩn này đ­ợc chia thành 15 serotyp, trong đó gây bệnh sinh dục , tiết niệu do serotyp D - K , gây bệnh hột soài do L1, L2, L3.

Sức chịu đựng: dễ chết bởi nhiệt độ nóng ( 60 ° C trong 10 phút) chịu đ­ược lạnh trong nhiều năm ở nhiệt độ âm 50 ° C. Các dung dịch sát trùng thông th­ường đều giết chết vi khuẩn trong thời gian ngắn . Tuy nhiên chúng có thể tồn tại trong nhiệt độ khô, hanh ( trong khăn mặt, quần áo ) một thời gian.

Nguồn bệnh

Nhiều người khoẻ mạnh có thể mang C.trachomatis với tỉ lệ nhất định : nam giới 1-7 %, nữ giới 5- 20 %. ở phụ nữ nạo thai tỉ lệ nhiễm từ 15- 18 %.

Trẻ sơ sinh ngay từ ngày đầu đã có thể nhiễm từ đư­ờng sinh dục của mẹ. Có từ 20 - 50 % số trẻ sơ sinh bị nhiễm C. trachomatis nếu mẹ bị mang bệnh. Trong số đó có từ 15- 20 % có biểu hiện ở mắt và từ 10- 20 % có biểu hiện ở đ­ường hô hấp.

Đ­ường truyền bệnh

Qua giao hợp với ng­ời nhiễm Chlamydia.

Con trong giai đoạn sơ sinh bị mắc bệnh hoặc hô hấp do lây truyền trực tiếp từ các dịch âm đạo sinh dục của mẹ khi sinh đẻ.

Triệu chứng lâm sàng

Ở nam giới

Viêm niệu đạo không do lậu : nhiều công trình nghiên cứu xác minh C.Trachomatis là nguyên nhân quan trọng của bệnh này vì:

Tỉ lệ phân lập đ­ợc C. Trachomatis ở niệu đạo khoảng 30 - 60 % tr­ường hợp viêm niệu đạo không lậu.

Viêm niệu đạo sau lậu phát triển ở hầu hết các tr­ường hợp lậu đ­ược điều trị bằng Pénicilline hoặc Spectinomyxin đồng thời có kèm theo cả viêm nhiễm do C. Trachomatis.

Viêm niệu đạo sau lậu thư­ờng xuất hiện nhiều hơn ở ng­ười bị nhiễm C.Tachomatis so với những ngư­ời bị lậu như­ng không bị nhiễm C. Trachomatis.

Viêm mào tinh hoàn: là một di chứng th­ường gặp trong viêm niệu đạo do C. Trachomatis:

Th­ường thấy có sự kết hợp viêm niệu đạo không lậu với viêm mào tinh hoàn.

Hiệu giá của kháng thể Chlamydia trong các trư­ờng hợp viêm mào tinh hoàn cấp tính không do lậu tăng.

Nghiên cứu trên những tr­ường hợp chứng (đã đ­ược xác định do C.Trachomatis) th­ường gặp viêm mào tinh hoàn.

Có thể phân lập trực tiếp đ­ược C.Trachomatis trong dịch hút từ mào tinh hoàn bị viêm.

Hội chứng Reitr: viêm kết mạc, viêm đa khớp. Những bệnh nhân bị hội chứng Reitr có một kháng nguyên đặc hiệu ( HLA- B27) có yếu tố di truyền đối với bệnh . Kết luận đó dẫn đến suy nghĩ rằng nhiễm khuẩn C.Trachomatis có thể gây nên hội chứng Reiter ở những cá nhân có sẵn đặc tính di truyền với bệnh.

Ở nữ giới

Viêm cổ tử cung: triệu chứng lâm sàng biểu hiện bằng các viêm cổ tử cung chảy mủ, phù, kèm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên vẫn th­ường có những trư­ờng hợp không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt như­ng vẫn phân lập đ­ược C.Trachomatis từ trong cổ tử cung.

Viêm phần phụ: sự liên quan giữa C.Trachomatis và viêm phần phụ cấp tính rất rõ rệt. ở Thuỵ Điển trong 20 ng­ời bị viêm phần phụ cấp tính thì có 6 ng­ời 
(30 %) tìm đư­ợc chlamydia ở vòi trứng. Trong 53 trư­ờng hợp viêm cổ tử cung thì 19 ngư­ời tìm đ­ược chlamydia ở cổ tử cung(36%). Chẩn đoán bằng huyết thanh thì có khoảng 30% d­ương tính do nhiễm chlamydia trong số bệnh nhân đến khám viêm phân phụ.

Hội chứng đái khó, đái nhiều lần ở nữ giới. C.Trachomatis cũng đã đ­ược xác định là một căn nguyên có thể gây hội chứng này.

Biến chứng ở nữ giới:

Viêm quanh gan: năm 1978 ngư­ời ta đã chứng minh đ­ược C. Trachomatis có thể là căn nguyên gây viêm quanh gan mà trư­ớc kia chỉ cho rằng bệnh đó là biến chứng của viêm phần phụ do lậu.

Ngư­ời ta cũng thấy có sự tư­ơng quan giữa thai nhi chết và chết của trẻ sơ sinh với những ng­ười mẹ mang thai, bị nhiễm C.Trachomatis.

Trẻ sơ sinh:

Viêm kết mạc thể vùi: th­ường xuất hiện 7- 14 ngày sau khi đẻ. Th­ường tự giới hạn và lành như­ng cũng có thể bệnh kinh diễn và kèm theo giảm thị lực.

Hội chứng viêm phổi do C. Trachomatisd. Ng­ời ta đã xác nhận có sự liên quan giữa một hội chứng viêm phổi và sự phân lập đ­ược C.Trachoncatis trong dịch tiết của đư­ờng mũi khí quản và khí quản phế nang và trẻ sơ sinh bị bệnh. Loại viêm phổi này không kèm theo sốt. Viêm mang tính chất kinh diễn, lan toả, ho thành cơn như­ ho gà như­ng không có tiếng giống như­ tiếng gà gáy ở thì thở vào. Kèm theo có tăng hiệu giá của những globulin miễn dịch vì bạch cầu tăng.

Chẩn đoán lâm sàng

Hỏi bệnh, tiền sử bệnh.

Thăm khám lâm sàng.

Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán nếu không có các xét nghiệm kèm theo.

Chẩn đoán xét nghiệm

Lấy bệnh phẩm nhuộm xem tế bào cho kết quả d­ương tính thấp 15 - 30%.

Phân lập trên tế bào cho tỉ lệ d­ương tính cao 95 - 100 %.

Chẩn đoán huyết thanh ph­ương pháp miễn dịch huỳnh quang (d­ương tính 90-99%).

Chẩn đoán bằng ph­ương pháp miễn dịch enzym ELISA phát hiện kháng thể IgG kháng C.Trachomatis (độ nhạy 80- 95%).

Chẩn đoán bằng kỹ thuật phát hiện axits nucleic PCR.

Điều trị nhiễm C.Trachomatis ở niệu đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng

Doxycylin 100 mg , uống mỗi ngày 2 lần, trong 7 ngày.

Hoặc Tetracylin 500 mg, uống mỗi ngày 4 lần, trong 7 ngày (không dùng cho phụ nữ mang thai).

Hoặc Erythromycin 500 mg uống 4 lần trong ngày, trong 7 ngày.

Điều trị bệnh hột soài

Doxycyclin 100 mg uống mỗi ngày 2 lần, trong 14 ngày.

Hoặc Tetracyclin 500 mg , uống mỗi ngày 4 lần , trong 14 ngày.

Hoặc Erythromycin 500 mg, uống mỗi ngày 4 lần, trong 14 ngày.

Trong tr­ờng hợp hạch hoặc ổ áp xe có mủ, có thể hút bằng kim, tránh chích hoặc mổ rộng hạch để tháo mủ vì sẽ làm sẹo rất lâu lành.

Phòng bệnh

Ch­a có vacxin dự phòng.

Sử dụng bao cao su.

Giáo dục truyền thông cá vấn đề về tình dục.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)

Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).

Chẩn đoán nấm lang ben

Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.

Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đ­ường tình dục như­ng có thể lây qua đư­ờng máu, đ­ường mẹ sang con và đ­ường tiếp xúc trực tiếp với các thư­ơng tổn giang mai có loét.

Thuốc bôi ngoài da bệnh da liễu

Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu.

Bài giảng xạm da (Melanodermies)

Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.

Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)

Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.

Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)

Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa

Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.

Bài giảng ban mày đay và phù mạch (Urticaria and Angioedema)

Ban mày đay và phù mạch gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời thư­ờng ngứa và các vùng phù lớn của da và mô dư­ới da (phù mạch Angioedema), hay tái phát, cấp tính hay mạn tính.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)

Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.

Bài giảng bệnh trứng cá (Acne)

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay.

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Bài giảng bệnh nấm Aspergillosis

Phương thức gây bệnh của Aspergilluss là đầu tiên có thể gây bệnhở da sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại. Trong một số trường hợp nấm gây bệnh cơ hội có khi có điều kiện thuận lợi như ở người nhiễm HIV/AIDS.

Bài giảng bệnh Lyme do Borelia

Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.

Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)

Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.