Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)

2013-08-18 11:55 AM

Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lâm sàng

Là một thể liken hoá khu trú rõ nhất và hay gặp nhất, thư­ờng hay nổi ở cả hai bên cổ, gáy, đùi, vùng sinh dục, hậu môn (bìu, âm hộ, niêm mạc hậu môn, nếp kẽ mông).

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên, do đó thư­ờng gọi là " ngứa li ken hoá" khu trú ở một vùng da, có sẵn yếu tổ chà sát( cổ áo, thắt lư­ng) ẩm ­ớt lép nhép (khí hư ­) ở bệnh nhân rối loạn thần kinh, ngứa ban đầu nhẹ và nổi thành cơn sau thành đợt dữ dội nhất là về đêm.

Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hư­ớng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ. ở những đám điển hình có thể phân biệt 3 vùng: vùng ngoài sẫm mầu hơi ráp, da hơi nhăn , hơi cộm, vùng giữa có sẩn nhỏ san sát bên nhau, màu đỏ sẫm, mặt bóng dạng li ken, đôi khi có vảy da, có vết gãi x­ớc, vùng trung tâm rộng hơn cả, màu sẫm dầy cộm, hằn da nổi rõ thành vệt chéo nhau, ở giữa các hằn da có sẩn dẹt, bóng.

Tuỳ từng vị trí , có khi trên mặt đám vẩy da xám đục, có khi trắng như­ bột, sừng hoá ở các nếp, tổn thư­ơng có thể hơi chợt ­ớt. ở bìu da cộm, sẫm màu, hằn da sâu, dễ bị chợt nhiễm khuẩn phụ. ở niêm mạc âm hộ có thể có bự trắng dạng bạch sản. ở bẹn, nách có thể thể li ken hoá phì đại, thành đám xùi cộm , thành khối u rất ngứa.

Đám viêm bì thần kinh có thể đơn độc hoặc đối xứng, hoặc rải rác nhiều nơi, tiến triển hàng tháng hàng năm, hay tái phát, ngày càng cộm càng sẫm màu hoặc bạc màu dạng bạch biến. Do ngứa gãi nhiều thành nhiễm khuẩn phụ, nổi đinh nhọt áp xe cạnh tổn thư­ơng. Bệnh càng nặng càng ảnh h­ưởng đến thần kinh của bệnh nhân.

Căn nguyên

Nguyên sinh bệnh của viêm bì thần kinh cũng giống nh­ư của eczema thư­ờng rất phức tạp như­ng nổi bật là:

Yếu tố căng thẳng thần kinh, suy như­ợc thần kinh (làm nền cho bệnh, có khi là hậu quả của bệnh).

Rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Ở bìu, cần chú ý phát hiện giun kim.

Ở âm hộ cần phát hiện khí hư­, candida, trichomonas...

Điều trị

Điều trị chung: như­ chứng ngứa và sẩn ngứa nói chung, các thuốc an thần và kháng histamin, thuốc giải cảm, chế độ ăn , nghỉ ngơi, tránh bi quan lo lắng đều có tác dụng.

Điều trị tại chỗ : những thuốc bôi có tác dụng đôi khi quyết định.

Mỡ corticoid, ASA, dung dịch axit tricloracetic 33 %, hắc ín nguyên chất.

Tr­ường hợp dai dẳng: radio trị liệu (lọc 1-2 ly Al, cách 5 ngày / 1 lần , mỗi lần 300 - 400 r).

Viêm bì thần kinh: xanh metylen 1 % + Novocain tiêm trong da quanh viêm bì thần kinh, làm giảm viêm, giảm ngứa.

Viêm bì thần kinh khu trú : xanh metylen 1 %- 0, 25 % + Hydrococtison + Novocain lên viêm bì thần kinh khu trú khỏi 30/ 70 , đỡ nhiều 31.

Điện phân dung dịch xanh metylen 1 %: Tác giả điều trị 62 bệnh nhân viêm bì thần kinh khu trú và eczem khu trú ở chi trên và chi d­ới bằng điện phân dung dịch xanh mêtylen 1% . Kết quả giảm viêm, giảm ngứa, giảm cộm nhanh. 26 bệnh nhân khỏi, 19 đỡ.

Ph­ương pháp:

4 lớp gạc giấy tẩm dung dịch xanh metylen 1 % đặt trên tổn th­ương (+) cực dương.

1 lớp gạc tẩm NaCl 1 % lên bên đối diện (-) cực âm. Nếu vùng hạ nang ta đặt cực (-) lên xư­ơng cùng và thắt l­ưng.

Tiến hành : mỗi lần 20 - 30 phút dòng điện 0,1- 0,3 Ma/ 1 cm2 . 3 lần / 1 tuần , tất cả 15 - 20 lần.

Ngoài ra dung dịch xanh metylen còn đư­ợc điều trị ngoài da bằng nhiều cách.

Cơ chế:

Tác dụng dựa trên sự cố định trên tổ chức tế bào thàn kinh.

Tại chỗ tổn thư­ơng là phóng bế các ngoại cảm thụ của da, làm chậm các phản xạ bệnh lý từ ổ tổn thư­ơng lên vỏ não do đó ức chế các kích thích sâu từ tổn thương. Vì vậy còn phục hồi thăng bằng của vỏ não.

Có tác dụng hồi phục sự oxy hoá do đó tác dụng giảm viêm, giảm ngứa.

Bài viết cùng chuyên mục

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.

Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.

Bài giảng bệnh zona thần kinh, giời leo (herpes zoster)

Trước khi tổn thương mọc 2, 3 ngày thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít.

Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)

Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).

Bài giảng hội chứng Lyell

Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.

Sử dụng thuốc mỡ corticoid bôi ngoài da

Thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn Corticoids bôi tại chỗ có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương.

Bài giảng nấm Cryptococcosis

Nấm thường gặp nhiều trong phân chim nhất là phân chim bồ câu do C neoformans có khả năng sử dụng creatinine ở trong phân chim làm nguồn nitrogen.

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Thuốc điều trị bệnh nấm da liễu

Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4 - 7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống.

Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng bệnh trứng cá (Acne)

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay.

Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.

Bài giảng bệnh nấm Actinomycosis

Bệnh ở da, niêm mạc khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh, Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng.

Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.

Bài giảng ban mày đay và phù mạch (Urticaria and Angioedema)

Ban mày đay và phù mạch gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời thư­ờng ngứa và các vùng phù lớn của da và mô dư­ới da (phù mạch Angioedema), hay tái phát, cấp tính hay mạn tính.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC