- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)
Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)
Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Là bệnh cấp tính, có thể tự miễn, có khả năng lây truyền ,hay gặp ở trẻ em và người trẻ, đặc trưng bởi tổn thương da đặc hiệu, còn toàn trạng ít ảnh hưởng.
Căn nguyên dịch tễ học
Là bệnh hay gặp trên thế giới, chưa thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ giưã các nhóm người và qua các năm nhưng hay gặp ở phụ nữ (58- 60 % bệnh nhân). Tuổi của bệnh nhân trung bình là 35 và cá biệt có ở trẻ em hay người già ( có thể ở trẻ sơ sinh hay người 90 tuổi).
Căn nguyên của bệnh chưa rõ. Về dịch tễ học và hình ảnh lâm sàng có thể nói rằng nó là bệnh truyền nhiễm, ở vùng Transvaal có một thời kỳ kéo dài từ 2- 4 năm , có một "dịch" tự nhiên bệnh nhân tăng vọt ( có từ 2-4 cá thể bị bệnh ở một gia đình hoặc ở trường học) nhưng không có một báo cáo chính thức nào nói về sự lây truyền của bệnh. ở Australia cũng có tìm được sự liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Từ 1892 Lassar quan sát thấy bệnh có liên quan đến mặc quần áo mới hoặc quần áo đã cất đi một thơì gian. Sự truyền nhiễm qua quần áo hoặc qua côn trùng cư trú trong quần áo cũng chưa được chứng minh.
Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất. Có tác giả đã sơ bộ xác định là do virut Epstein - Barr (là một loại virut ADN thuộc họ Herpès virus) (thông thườngthì vi rus E-B gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân). Một số tác giả đã làm lây truyền được bệnh qua vảy da và qua thanh dịch của mụn nước ở tổn thương.
Sự mẫn cảm của bệnh có sự liên quan với các yếu tố chung khác như thể địa dị ứng, eczema, hen, so sánh với nhóm chứng.
Lâm sàng
Lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50 % trường hợp. Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tổn thương tiên phát thường hay ở nửa phía trên thân người ngực ,lưng bụng,cánh, cẳng tay, cổ. Có thể bị ở mặt, đầu. Tổn thương là các đám tròn hay hình oval có giới hạn rõ, màu đỏ nhạt giới hạn rõ,. Đám tổn thương có đường kính 2 - 5 cm hoặc có khi rộng hơn. Tổn thương kéo dài 5 - 15 ngày . Có thể kéo dài 2 tháng. Tổn thương ( thứ phát) tràn lan bắt đầu biểu hiện sau 2-3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thương mới kế tiếp phát triển vài tuần sau. Hình thái cổ điển tổn thương bao gồm: ban mề đay xung quanh, mầu hồng nhẹ, vảy khô xám phủ trên. Trung tâm tổn thương teo, lõm, da nhăn mầu nâu. Sau một thời gian tổn thương đặc trưng bởi các đường ly tâm song song như xương sườn của chúa.
Tổn thương thông thường ở thân mình, cổ, còn thấy ở cánh tay và cẳng chân, ở chỗ này thường dai dẳng và có ở mặt tổn thương đặc biệt ở trẻ em. Tổn thương ở cánh tay và cẳng chân khoảng 6 - 12 %. Tổn thương ở lòng bàn tay cũng có thể có, có hình ảnh đỏ da bong vẩy có mụn nước nhỏ. Tổn thương ở bán niêm mạc là hiếm nhưng cũng phải chú ý. Tổn thương đỏ da bong vẩy hoặc điểm xuất huyết hoặc phỏng nước cũng có gặp. Có cả tổn thương ở âm đạo.
Triệu chứng chung khác có thể quan sát thấy nhưng nhẹ, sẩn ngứa nhẹ, hoặc là có thể do điều trị không đúng. Sốt rét nhẹ, mệt mỏi, hạch limphô ở nách có thể sưng.
Tổn thương da thông thường biến mất sau 3- 6 tuần , nhưng một vài tổn thương có thể nhanh hơn 1 - 2 tuần. Tổn thương ở phía dới, có thể kéo dài hơn. Có thể để lại tăng hay giảm sắc tố. Nhưng thông thường không để lại dấu vết gì.
Tổn thương tái phát sau vài tháng hoặc vài năm sau có thể thấy 2% các bệnh nhân.
Tổn thương nhiều hay đơn độc có thể quan sát thấy.
Bệnh có thể ở dạng không điển hình, biến dạng khoảng 20 % các bệnh nhân. Các tổn thương thứ phát có thể thành đám lớn, nó có thể tràn lan hay thậm chí chỉ có vài tổn thương. Cùng lúc ấy có thể có tổn thương ở đầu ngón tay. Đặc biệt ở trẻ em tổn thương có thể ở dạng sẩn mày đay ở giai đoạn sớm và có vảy phủ trên, hoặc tổn thương ở trẻ em dạng mày đay điển hình với điểm xuất huyết, tổn thương xuất huyết cấp tính cũng có ở người lớn. Sẩn nước, mụn nước và mủ cũng gặp. Tổn thương dạng sẩn hay gặp ở Châu Phi hôn Châu Âu. Sẩn li chen hay gặp ở rìa tổn thuơng.
Vẩy phấn vằn vèo và có bờ viền Vidal (Pityriasia Circinata et marginata of Vidal), một đôi khi thấy hình thái này ở người lớn. Tổn thương ít nhưng rải rác rộng, thông thường nó khu trú ở một vùng của cơ thể, đặc biệt ở nách và bẹn. Nó kéo dài vài tháng, hình thái này là hình thái tràn lan.
Mô bệnh học
Biến đổi giải phẫu bệnh không đặc hiệu, phù và thâm nhiễm nhẹ ở trung bì, có hiện tượng xốp bào (Spongiosis) ở lớp thượng bì, có thể có á sừng. Nếu có mụn nước thì ở dưới lớp sừng.
Chẩn đoán
Khi tổn thương điển hình thì không khó.
Khi không điển hình, biến dạng (ban mày đay, xuất huyết , li chen...) thì cần phải phân biệt với:
Nhiễm độc da dị ứng thuốc bằng các xét nghiệm inVitro.
Viêm da da dầu có thể lầm với các vẩy phấn. Nếu viêm da da dầu tổn thưong thường chậm và ở vùng da đầu, ngực, lưng, má. Có vẩy mỡ và vẩy vụn, sẩn chân lông. Tổn thương sẽ kéo dài nếu không điều trị.
Giang mai 2: Phải có các tổn thương nơi khác, tiến triển chậm có nổi hạch, có tổn thương chung và tổn thương niêm mạc, tổn thương là đào ban dát sẩn, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+).
Hình thái ban mày đay ở trẻ em.
Vảy nến thể chấm giọt đôi khi cũng dễ nhầm với vẩy phấn hồng dạng liken (lichénoi'd )Cả hai tổn thương đều là sẩn. Nhưng vẩy nến có vẩy trắng xà cừ còn vẩy phấn hồng là đa dạng. Một đôi khi có vẩy máu và ở người trẻ.
Các phần da nhiễm sắc khô ở mặt, ở viêm da liên cầu, ở trẻ em dễ nhầm với bệnh này.
Điều trị
Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng crem coócticôid. Tại chỗ tổn thương có thể dùng tia cực tím liều dới đỏ da.
Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.
Bài giảng viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis
Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán.
Chẩn đoán nấm lang ben
Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.
Bài giảng bệnh Paget da liễu
Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.
Thăm khám bệnh nhân da liễu
Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.
Bài giảng nấm móng
Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.
Bài giảng hội chứng Steven Johnson
Trước đây hội chứng S J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng, Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.
Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)
Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.
Bài giảng phòng chống bệnh nấm
Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.
Bài giảng nấm Candidas
Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
Bài giảng bệnh Pemphigus
Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)
Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.
Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis
Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.
Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)
Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.
Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu
Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.
Bài giảng bệnh Celiac
Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào.
Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)
Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).
Bài giảng bệnh nấm Penicilliosis
Cũng như nấm lưỡng dạng có thể gây bệnh lưới nội mô hệ thống ở bệnh nhân HIV, nấm gây viêm da, tạo nên ở da nốt sẩn có nút sưng ở trung tâm giống như bệnh histoplasmosis.
Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.
Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)
Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.
Bài giảng bệnh Duhring Brocq
Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.
Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét.
Bài giảng da liễu Raynaud
Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng
Bài giảng lưỡi lông (hairy tongue)
Lưỡi lông là một bệnh lý do các nhú biểu mô ở bề mặt lưỡi dài ra và dày lên, nó thường nhiễm sắc "màu đen" là do 1 loại vi khuẩn tạo sắc tố gây nên.