Bài giảng nấm Candidas

2013-08-20 04:58 PM

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương về nấm candidas

Có rất nhiều loại có tới 300 giống.

1952: thấy có 30 loài có liên quan y học.

Ngày nay: 35 loài.

Trong các loài đó thì C.albicans có độc tính cao nhất và hay gây bệnh ở người.

Ngoài ra còn có C.tropicalis, C.pseudotropicalis, C. parakrusei, C. krusei, C. guillermondi mà trên lâm sàng cũng hay gặp.
Những loài candida thường tạp sinh. Nhưng trong điều kiện thuận lợi thì gây bệnh (gây bệnh cơ hội).

Vị trí của canbicans trong phân loại dạng nấm men: (lêvures)

C.albicans là một loại nấm men sinh sản bằng đơn bào nảy chồi. Ở bên cạnh đó có thể có sợi nấm giả gồm các tế bào dài dính vào nhau bởi một điểm nhỏ và dễ gẫy (levures= 8).

Theo Lodder có 2 loại nấm men là:

Men chính cống: sinh sản bằng nang đảm (ascus) trong đó điển hình là nấm men saccharomyces.

Men không có nang đảm : hợp thành họ lớn cryptococacâe. Và nấm candida là một trong những loài thuốc họ cryptococcacea. 

Tất cả các bệnh do nấm candida gây ra thì gọi là bệnh candidose (ngày xưa gọi là bệnh levures, monilia).

Hình thể của C. albicans khi xét nghiệm

Soi tươi hoặc nhuộm (theo phương pháp nhuộm gram hay nhuộm PAS) thấy tế bào tròn đơn lẻ kích thước 2 - 4 µ. Trong đó thành tế bào mỏng. Bên cạnh có một số tế bào nảy chồi. Cạnh đó có tế bào dài, ngắn, gắn vào nhau bằng điểm yếu dễ gẫy.

Trong phiến đồ tổ chức (sinh thiết bộ phận mắc bệnh) cũng có hình sợi miến giả và hình tế bào nảy chồi bắt mầu đậm. Nếu là tạp nấm không có tế bào nảy chồi.

Ở da có thể tìm thấy tế bào nảy chồi ở lớp: sừng, gai, trung bì.

Chú ý: soi tươi hay ở trong tổ chức nấm khi chẩn đoán phải:

Thấy tế bào nấm men mọc chồi hình con lật đật, sợi "miến giả".

Số lượng phải nhiều so với tạp khuẩn khác.

Nếu bệnh phẩm lấy ở tổ chức kín (như túi mủ, màng não, khoang bụng, nước tiểu) mà thấy hình chồi nẩy mầm- sợi " miến" coi là dương tính.

Trên da nếu thường thấy nhiều tế bào nấm nảy chồi và sợi "miến giả" cũng được coi là dương tính. Vì candida albicans thường không thấy sống tạp sinh trên da lành.

Các yếu tố thuận lợi đễ nhiễm nấm candida

Yếu tố nội lai

Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính.

Bệnh chuyển hoá: tiểu đường, mập phì.

Thiếu các sinh tố B (B2, B6, PP và C).

Sử dụng các kháng sinh có phổ rộng kéo dài.

Sử dụng cocticoid kéo dài.

Sử dụng các thuốc kháng tế bào (điều trị ung thư).

Bệnh đái đường, bỏng, ung thư, nhiễm HIV/AIDS, thai nghén.

Sau phẫu thuật thay van tim.

Bệnhnhân suy mòn, suy kiệt .

Viêm sau lậu.

Yếu tố ngoại lai

Người già, răng rụng hết.

Loét do bỏng ở bệnh nhân bỏng.

Người hay tiếp xúc với nguồn nước, hoa trái, thực phẩm, công nhân sản xuất bia, thợ giặt...

Triệu chứng lâm sàng

Candida nông

Nấm candida ở niêm mạc miệng lưỡi:

Hay còn gọi là tưa (muguet) hay gặp ở trẻ em, người già yếu hay người bị các bệnh khác làm suy nhược cơ thể, hoặc dùng kháng sinh, cocticoit dài ngày.

Triệu chứng khi bị nấm niêm mạc miệng đỏ, trên hàm ếch có thể có ít vết trợt nông tập hợp lại thành đám trông như sữa đọng lại, lấy ra dễ dàng. Hay khu trú vào lưỡi, vào mặt trong má, có khi lan xuống cả họng, thực quản, có khi kèm điểm loét, hoại tử. Ở những người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, có thể phối hợp với tụ cầu, liên cầu làm cho niêm mạc sần sùi lên.

Nứt mép do Candida:

Mép đỏ, nứt và loét trợt, hay kèm theo tưa trong miệng và có thể lan ra cả mặt. Thường hay phối hợp với tụ cầu gây viêm môi (Céilite).

Nấm candida trong các kẽ:

Thường gặp ở các kẽ lớn như bẹn, nách, dưới vú, khoeo, khuỷu và ngón tay, kẽ ngón chân. Thương tổn là những vết đỏ,ranh giới rõ, hơi gồ cao, có vảy, có khi có mụn nước hoặc mụn mủ. Bề mặt thương tổn đỏ và ướt.Bờ không đều, nham nhở, xung quanh có một viền vảy mỏng dễ bong.Tổn thương thường khu trú vào các kẽ.Đáy của kẽ thường thành vết nứt chảy nước, ở kẽ chân do đi giầy dép bị ẩm ướt nhiều, cho nên tình trạng bợt da (maceration) tăng lên thành từng mảng, ở dưới da trợt đỏ tươi, dễ bị nhiễm trùng phụ làm cho tổn thương có mủ, vì vậy tìm nấm rất khó. Tổn thương còn lan lên cả mặt mu của các ngón.

Nấm candida ở da đầu:

Ít gặp. Trên da đầu cả những vùng có tóc thấy những đám viêm chân tóc (folliculite) có mủ. Trong mủ ấy vừa tìm thấy cả tụ cầu và cả nấm men. Tóc bị rụng và không mọc lại. sợi tóc không bị tổn thương, tìm không thấy sợi nấm cũng như bào tử nấm.

Viêm móng do candida:

Thương tổn bắt đầu thường là viêm quanh móng, có khi có mủ có khi không. Về sau móng dày lên có đường nứt, đôi khi lại thành nâu, nhưng không mất vẻ bóng và không gãy. Bên dưới móng không có vảy vụn như trong nấm móng khác. Cũng có khi móng dày trở nên đục và dưới móng cũng có những mảng vảy làm cho khó chẩn đoán phân biệt, đôi khi có dịch mủ ở gốc móng.

Nấm candida âm hộ, âm đạo:

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, bờ không đèu, nham nhở, xung quanh có viền vảy da.

Âm đạo khi nhiễm nấm thì có những nốt trắng như tưa, dính vào thành âm đạo có khi không thấy rõ vì có bài tiết nhiều chất nhầy, lẫn mủ. Đối với phụ nữ có thai, cảm giác ngứa tăng lên làm rát như phải bỏng, khí hư ra nhiều.

Tổn thương có thể lan ra cả bẹn, nhất là ở những người bị bệnh đái đường. Bệnh rất dai dẳng, có khi hết triệu chứng lâm sàng nhưng nấm vẫn tồn tại trong âm đạo và trong điều kiện thuận lợi nào đấy, lại phát triển lên. Các triệu chứng lân sàng thường không phụ thuộc vào số lượng nấm tìm thấy trong âm đạo.

Viêm qui đầu do candida:

Hay gặp ở người có vợ bị viêm âm đậo do nấm men.

Tổn thương bắt đầu bằng mụn nước, mụn mủ, khi vỡ để lại các vết trợt tròn,ban đỏ rải rác hoặc liên kết thành đám màu đỏ tươi, có viền biểu bì, có chất bự trắng, có khi có vảy khô, thường ngứa.

Candida sâu

Granulome monoliasique:

Ít gặp.

Hình thái u hạt (granulomateuse):

Thường bắt đầu là một nứt mép, tưa, sau đó lan xuống quanh móng rồi vào móng lan cả lên da đầu, có khi cả người và chi dưới. Loại này có một phản ứng viêm lan sâu xuống trung bì, tạo thành những u sần sùi nhô lên như mụn cơm rất lớn 4 - 8 mm đường kính, trên có vẩy. Cậy ra đáy có những tổ chức hạt chảy máu dễ dàng.

Có khi lại thành những áp xe lan toả khắp người:

Những áp xe dưới da lan toả lên cả da đầu.

Nấm candida ở phủ tạng

Nấm candida phế quản (bronchique)

Thường gặp ở những người hay uống chè nhiều ở Ấn Độ và Ceylan, hoặc nông dân đập lúa hít phải buị.

Bệnh nhân ho nhiều, đờm đặc, dính trong có những hạt lổn nhổn cấu tạo nên bởi các tế bào bong ra trộn lẫn với nấm, không mầu.

Toàn trạng ít bị ảnh hưởng.

Nghe phổi có ran rít nhất là ở đáy.

Chiếu X quang chỉ thấy hình ảnh của viêm cuống phổi.

Xét nghiệm đờm tìm thấy có nhiều nấm men.

Nấm candida ở phổi (candidose pulmonaira)

Ho nhiều và đau ngực, sốt mạch nhanh.

Đờm lúc đầu ít, sau nhiều và dính, có ít tia máu. Có khi nhiễm trùng phụ làm cho đờm lẫn máu.

Nghe và X quang có thể thấy những tổn thương giống viêm phổi ở một hoặc cả hai phế trường.

Có thể do C. albicans hoặc C. tropicalis.

Nhiễm ở các cơ quan khác

Nhiễm nấm candida ở amidan: hạnh nhân có những nốt trắng như tưa.

Nhiễm nấm candida đường tiêu hoá: thường xẩy ra sau khi dùng kháng sinh lâu dài.

Bệnh nấm candida ở hậu môn.

Viêm nội tâm mạc do candida.

Viêm phúc mạc và tiết niệu do candida.

Nhiễm khuản huyết do candida.

Nhiễm candida ở hệ thần kinh (candidose).

Nhiễm nấm candida ở các giác quan (candidose).

Viêm tai do candida,

Nhiễm nấm candida ở mắt.

Điều trị bệnh nấm candida

Candida ở niêm mạc miệng, lưỡi thì rửa, súc miệng bằng dung dịch natricácbonat hoặc chấm dung dịch glycerinborat 3 % và bằng Daktarilgel.

Candida âm đạo rửa bằng dung dịch nabicácbonat, đặt thuốc chống nấm như : nystatin, clotrimazol, polygynax, tergynan, miconazol, kết hợp uống thuốc chống nấm như nizoral, sporal hoặc fluconazol.

Với candida ở da có thể bôi thuốc màu như gientian 2%, milian, castellani, fungizon hoặc kem nystatin, nizoral, canesten. Nếu tổn thương rộng thì ngoài bôi tại chỗ phải uống thuốc chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, itraconazol, fluconazol.

Candida hệ thống hay u hạt do candida có thể truyền tĩnh mạch chậm amphotericin B 0,25 - 1,0 mg/ kg thể trọng/ ngày hoặc uống thuốc chống nấm nhóm polyen hay nhóm imidazol.

Trong điều trị nấm candida cần tăng cường uống vitamin B các loại, cần giảm lượng đường trong chế độ ăn, khi bị bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Thuốc điều trị bệnh nấm da liễu

Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4 - 7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống.

Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)

Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Chẩn đoán nấm lang ben

Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.

Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

Bài giảng bệnh Lyme do Borelia

Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.

Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)

Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.

Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)

Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.

Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)

Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.

Bài giảng hội chứng Lyell

Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.

Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)

Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.

Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)

Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.

Bài giảng bệnh trứng cá (Acne)

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay.

Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.

Bài giảng bệnh Paget da liễu

Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.