- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng da liễu Raynaud
Bài giảng da liễu Raynaud
Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là bệnh rối loạn vận mạch ở tay, chân, phát triển sau khi bị lạnh làm co nhiều động mạch nhỏ. Co động mạch làm ứ mạch tĩnh mạch.
Thường bệnh phát triển qua 2 thời kỳ kế tiếp:
Thời kỳ ngất (Syncope) gây thiếu máu.
Thời kỳ ngạt Asphyxie gây tím đầu chi.
Lâm sàng
Những cơn co thắt hầu như thường xuyên bắt đầu một bên sau sang bên kia, có trường hợp khu trú một bên.
Các ngón chân ít bị hơn, gót, mắt cá ngoài , mũi có thể mắc nhưng rất hiếm. Có thông báo đặc biệt cho biết bệnh có thể lan ra cả 4 chi.
Bệnh chịu ảnh hưởng của lạnh: nước lạnh, không khí lạnh. Thường xẩy ra về mùa đông. Các chấn động về tâm thần cũng ảnh hưởng đến bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng thể hiện qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về.
Các đầu chi hơi giảm cảm giác đau và chi cũng hình như nhỏ lại.
Hiện tượng thiếu máu này chỉ khu trú vào 1 - 2 ngón tay hoặc lan ra cả hai bên ngón tay, có khi lan ra cả cánh tay.
Giai đoạn 2
Thường tiếp ngay giai đoạn ngất 1 - 2 phút hoặc hơn.
Các ngón có màu trở lại dần dần xanh tím, có khi thành đen, cũng lan lên vùng trước kia có hiện tượng ngất. ấn tay vào có vết mất mầu, khi thả ra thấy nâu trở lại. Đầu chi lạnh, cảm giác tăng thêm hoặc đau dữ dội. Nếu dơ cao tay hoặc ngâm nước ấm làm giảm bớt thâm tím. Thường kèm theo số lượng các ngón tay nhu dùi trống.
Bệnh phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt cơn đau giảm bớt.
Thâm tím đầu chi trong một thời gian rồi cũng giảm , cơn ngắn nếu tránh được lạnh.
Tiến triển
Rất thay đổi mỗi cơn xảy ra trong vòng vài tuần đến một tháng, thường chỉ xảy ra vào mùa rét...
Thường cơn ngất càng nặng lên kéo dài, phát ra cả mùa nóng dẫn đến rối loạn dinh dưỡng chi. Rối loạn dinh dưỡng xảy ra sau các cơn kéo dài hoặc bị ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt như mãn kinh.
Rối loạn dinh dưỡng nặng nhất là hoại tử đối xứng ở các đầu chi. Đầu chi thâm tím đen, giới hạn rõ, khu trú xung quanh và dưới móng. Xuất hiện những bọng nước nhỏ trong có chứa nước làm mủ vỡ ra để lại vết trợt, bọng nước có thể khô, không loét. Những vết loét qua đi hoặc dai dẳng ở các đầu ngón , có thể có sẹo tròn, lõm xen kẽ các vùng mất sắc tố.
Hoại tử đầu chi có thể có nhưng hiếm, tiếp theo sau vết loét nhiều lần, hoại tử phát triển và tiến triển nhanh. Hoại tử có thể một phần, một đốt hoặc cả ngón, nhiều ngón.
Thể cấp tính có thể thành sẹo dễ dàng nhưng có khi phá huỷ cả xương bàn ngón.
Xơ cứng đầu chi có thể đơn độc, có khi kèm hoại tử. Da đầu chi trở nên khô, bóng, hoại tử. Tổ chức da giảm đi, đốt cuối co lại, móng bị ảnh hưởng, ngón tay nhỏ lại ở đầu. Da dính vào bình diện ở dưới , hình ảnh giống như xơ cứng bì đầu chi (Sclérodactylie) nhưng tiến triển chậm hơn.
Chẩn đoán
Hiện tượng co mạch ngoại biên: là hiện tượng sinh lý do lạnh, xảy ra rõ rệt ở một số người. Tím tái đầu chi thường xuyên, không đau.
Viêm động mạch ở đầu chi (Artérite des membres) gây tắc mạch, thiếu máu dẫn đến hoại tử to hoặc nhỏ ở một và hai bên. Phát hiện được khi thăm dò động mạch hoặc chụp động mạch.
Biện pháp thăm dò: ngâm tay trong nước lạnh < 15 0C là biện pháp đơn giản nhất từ đó thấy xuất hiện các triệu chứng trên.
Thở không khí lạnh hoặc là không khí lạnh lùa vào gáy gây nên co mạch.
Hoặc ngâm lạnh sau đó ngâm nóng.
Chụp động mạch khi co.
Đo huyết áp.
Đo nhiệt độ thấy nhiệt độ ở các ngón giảm nhất là sau ngâm lạnh.
Làm sinh thiết không cho kết quả rõ ràng.
Căn nguyên
Raynaud cho là do rối loạn co thắt động mạch.
Các cơn co thắt động mạch gây hiện tượng ngất tại chỗ chỉ là cơn sinh lý nhưng kéo dài và tăng mạnh lên gây bệnh lý.
Hiện tượng ngạt tại chỗ.
Điều trị
Rất khó trừ một số trường hợp nguyên nhân rõ và loại trừ được nguyên nhân không gây bệnh. Cắt bỏ một đốt sống cổ, bóc tách đám rối thần kinh xung quanh mạch máu, cân bằng nội tiết, điều trị tuy vậy cũng không khỏi dễ dàng và hoàn toàn được.
Tránh lạnh, đeo găng tay, tránh nước lạnh, gió lạnh.
Thoả mái về tinh thần và thể lực.
Không hút thuốc, uống rượu và các gia vị kích thích.
Thuốc an thần uống lâu.
Vitamin B6, nặng có thể tiêm 1 gam/ ngày x 1 - 2 tháng.
Các thuốc làm giãn mạch : Réserpin. Achétylcholin , Griséofulvin 500 mg - 1 gam/ ngày (làm giãn mạch nhỏ).
Phong bế Novocain vào các hạch giao cảm.
Phẫu thuật.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)
Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.
Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi
Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.
Bài giảng mô học da trong da liễu
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.
Bài giảng bệnh Duhring Brocq
Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.
Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)
Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.
Bài giảng nấm Candidas
Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)
Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Bài giảng viêm da mủ (Pyodermites)
Trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, sây xát da.…tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.
Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da
Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.
Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.
Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)
Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.
Bài giảng xạm da (Melanodermies)
Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.
Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu
Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)
Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.
Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)
Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.
Bài giảng bệnh nấm Actinomycosis
Bệnh ở da, niêm mạc khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh, Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng.
Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)
Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.
Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)
Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).
Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)
Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.
Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân
Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.
Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét.
Bài giảng bệnh nấm Blastomyces
Nấm Blastomycess dermatitidiss, là một loài nấm lưỡng dạng. Theo Denton, Ajello và một số tác giả khác thì loài nấm này sống trong đất nhưng rất ít khi phân lập được nấm này từ đất.
Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)
Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.
Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)
Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.