Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)

2013-08-19 11:26 PM

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Chứng đỏ mặt (Rosacea) là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính của nang lông tuyến bã vùng mặt đi kèm với tính năng phản ứng của mao mạch với nhiệt, sức nóng xuất hiện cơn đỏ bừng mặt và về sau là giãn mao mạch.

Bệnh này trước kia gọi là trứng cá đỏ (Acne rosacea) nhưng không phải lúc nào cũng có kèm trứng cá, đầu tiên có thể bị trứng cá về sau bị chứng đỏ mặt. Bệnh gây ảnh hưởng về thẩm mỹ.

Căn nguyên và dịch tễ học

Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 30-50, nữ nhiều hơn nam, nhưng chứng mũi sư tử (Rhinophyma) lại gặp chủ yếu ở nam.

Căn nguyên chưa rõ, thương có vai trò của một số yếu tố như:

Có tiền sử từ lâu có cơn đỏ bừng mặt, tăng lên khi có các kích thích nhiệt khi ăn uống thức ăn đồ uống nóng, rượu.

Khi đi nắng, đun bếp gần lò nóng chứng đỏ mặt trầm trọng thêm.

Có thể một thời gian dài trước đó bị trứng cá.

Có khi bị chứng đỏ mặt mà trước đó không có trứng cá hoặc da dầu.

Triệu chứng lâm sàng

Vị trí: vùng má, mũi, cằm, giữa mũi, trán.

Tổn thương thường gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: có các cơn đỏ bừng mặt (flushing, blushing), có cảm giác “nóng” ở mặt, cảm giác như uống rượu, đỏ mặt từng lúc còn gọi là thể địa Rosacea.

Giai đoạn 2: chứng đỏ mặt, ban đỏ dai dẳng thường xuyên vùng má, mũi, kèm theo có dãn mao mạch (telangiectases).

Giai đoạn 3: ban đỏ dai dẳng thường xuyên, dãn mao mạch, có các sẩn và mụn mủ, sẩn đỏ hình tròn 2 - 3 mm, mụn mủ nhỏ < 1 mm.

Giai đoạn 4: ban đỏ thường xuyên sâu hơn, giãn mao mạch dày chi chít, có các sẩn, mụn mủ cả các cục hình tròn màu đỏ đục, vùng giữa có thể có phù cứng dai dẳng, có trứng cá.

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu. Đặc biệt có khi thành mũi sư tử (Rhinophyma) mũi to, đỏ, sần sùi. Tăng sản tuyến bã vùng trán, quanh mắt, cằm.

Xét nghiệm

Mô bệnh học da: mao mạch dãn, xung quanh có thâm nhiễm tế bào viêm không đặc hiệu (giai đoạn 2) có các sẩn và dãn mạch, thâm nhiễm viêm quanh nang lông tế bào dạng biểu mô, lymphocytes, một vài tế bào khổng lồ, với các mụn mủ có ổ bạch cầu đa nhân ở nang lông (giai đoạn 3). Tăng sản lan tỏa mô liên kết, tăng sản tuyến bã, u hạt dạng biểu mô, tế bào khổng lồ, không có bã đậu hóa (giai đoạn 4).

Chẩn đoán xác định

Da mũi má đỏ, giãn mao mạch.

Có sẩn, mụn mủ.

Về sau tăng sản mô liên kết, tăng sản tuyễn bã, có nút cục, biến dạng mũi mặt, mũi sư tử.

Chẩn đoán phân biệt

Trứng cá thường: thường có sẩn viêm đỏ, nặn có nhân trứng cá, hoặc có thêm mụn mủ, khối viêm tấy, nang bọc chứa mủ, chất bã.

Viêm da da dầu: vùng rãnh mũi má, má, giữa 2 lông mày da viêm đỏ, cộm nhẹ, có vẩy mỡ, có thể có sẩn.

Lupút đỏ hệ thống: ban đỏ vùng mũi má,hơi nề, sốt, mệt mỏi, rụng tóc, sút cân, đau khớp, tổn thương thận, kháng thể kháng nhân (+).

Tiến triển

Kéo dài nhiều năm, hay tái phát, sau nhiều năm bệnh có khi tự thuyên giảm, đàn ông có thể bị chứng mũi sư tử (Rhinophyma).

Điều trị

Tại chỗ

Bôi Metronidazol gel 0,75% 2 lần/ ngày hoặc bôi mỡ kháng sinh: erythromycin gel.

Giãn mạch, mũi sư tử đốt Laser CO2, đốt điện.

Thể sẩn mủ không đáp ứng kháng sinh có thể do Demodex folliculosum cho bôi kem Eurax, dung dịch Lindane hoặc xà phòng có lưu huỳnh và salicylic acid.

Toàn thân

Metronidazol 250 mg 2 viên/ ngày.

Dùng Metronidazol nhiều có thể gây giảm bạch cầu nên dùng thay bằng:

Tetracyclin 250 mg 4 viên ngày x 3 tuần hoặc Erythromycin 1 g/ ngày chia 2 lần trong 2-4 tuần.

Sau đó dùng liều duy trì từng đợt Tetracyclin 250 mg 2 viên/ ngày x 9 tuần xen kẽ đợt nghỉ thuốc.

Hoặc Doxycyclin 100 mg 2 viên/ ngày hoặc Minocin 50 mg 2 viên/ ngày. (Uống Doxycyclin là thuốc có thể có hiện tượng quang độc (phototoxic) nên uống về mùa hè đi nắng cần che nắng).

Các ca bệnh nặng dùng Isotretinoin 0,5 mg/ kg/ ngày trong 20 tuần hoặc dùng liều thấp 0,1 - 0,2 mg/kg/ngày.

Phòng bệnh

Tránh uống rượu và đồ uống nóng.

Tránh xúc động căng thẳng thần kinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Tổn thương cơ bản bệnh da liễu (fundamental lesions)

Nguyên nhân gây ra dát viêm, ban đỏ (erythema) rất khác nhau, ví dụ ban đỏ trong dị ứng thuốc, đào ban (roseole) trong giang mai II cũng là một loại dát viêm.

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.

Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)

Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)

Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.

Bài giảng xạm da (Melanodermies)

Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.

Bài giảng bệnh Paget da liễu

Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng hội chứng Lyell

Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.

Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)

Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Bài giảng bệnh nấm Penicilliosis

Cũng như nấm lưỡng dạng có thể gây bệnh lưới nội mô hệ thống ở bệnh nhân HIV, nấm gây viêm da, tạo nên ở da nốt sẩn có nút sưng ở trung tâm giống như bệnh histoplasmosis.

Bài giảng bệnh lao da

Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.

Bài giảng bạch biến (vitiligo)

Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)

Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.