- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam
Tính đến 2002 con số mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng gấp 10,6 lần (153/17 ) so với năm 1976 bao gồm các bệnh lậu, giang mai , chlamydia…, nhiễm HIV/ ADIS ( ca nhiễm HIV đầu tiên 12/90, ca AIDS đầu tiên 1/93; tính đến 8/2003 toàn quốc có 70.780 ca nhiễm HIV, 10.840 bệnh nhân AIDS và 6065 bệnh nhân AIDS tử vong ).
Dự báo đến 2005 bệnh lây truyền qua đường tình dục tiếp tục gia tăng, riêng nhiễm HIV có thể lên tới 197.581 người , 81.256 bệnh nhân AIDS và 46.202 bệnh nhân AIDS tử vong.
Bệnh này có ở tất cả các thành phần trong xã hội, ở mọi lứa tuổi ( từ sơ sinh đến người cao tuổi) ở mọi địa phương, giới tính ( nữ > nam ) với tỷ lệ 4/1 -3/1.
Các yếu tố làm lan tràn bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Việt Nam
Bản chất của bệnh là bệnh lây truyền, bệnh chịu tác động của nhiều yếu tố xã hội : kinh tế,văn hóa, đi dân, lối sống của giới trẻ.
Việt Nam đang nằm trong vùng trung tâm, có tỷ lệ mắc bệnh cao của khu vực và trên thế giới.
Còn nhiều bất cập giữa các chính sách và can thiệp.
Các tác nhân gây bệnh
Siêu vi khuẩn : virus ecpet alpha 1 hoặc 2, virut ecpet beta 5 ( cytomegalovirus), virut viêm gan B, pox virut ( u mềm lây), virut zosterr( zona), HIV...
Các chủng nấm: candida albicans…
Các động vật nguyên sinh : trùng roi, amip…
Các ký sinh trùng; ghẻ , rận mu…
Các biểu hiện lâm sàng
Ở bộ phận tiết niệu
Viêm niệu đạo : do song cầu khuẩn lậu, chlamydia, ureaplassma, urealyticum.
Viêm mào tinh hoàn : do song cầu khuẩn lậu, chlamydia.
Viêm âm đạo : do trùng roi, candida albicans.
Viêm cổ tử cung: do song cầu khuẩn lậu, chlamydia, virut, ecpet 1,2.
Loét sinh dục: do xoắn khuẩn nhạt, trực khuẩn ducrcy, virut ecpet alpha 1 và 2, chlamydia.
Ngoài bộ phận sinh dục
Ở da: viêm kẽ do candida, ghẻ, viêm kết mạc viêm võng mạc.
Ở khớp : có thể viêm cấp do lậu cầu chlamydia trachomatis.
Ở dạ dày và ruột:
Viêm trực tràng do chlamydia trachomatis, do lậu cầu.
Viêm gan do virut, viêm gan B, virut ecpet 5, xoắn khuẩn nhạt.
Ở hệ hô hấp : viêm họng, viêm phổi: do lậu cầu, chlamydia.
Ở nhiều hệ cơ quan ; do xoắn khuẩn nhạt ( giang mai bẩm sinh, giang mai 2,3), do HTLV1gây u lymphô tế bào T, do virus, HTLV3 tức HIV gây bệnh AIDS.
Các biểu hiện lâm sàng lắm khi rất ít, kín đáo nhất là ở nữ giới,làm cho người bệnh bỏ qua, không chú ý ở giai đoạn mới mắc.
Các nguy hại của bệnh lây truyền qua đường tình dục
Về sức khoẻ
Chít hẹp niệu đạo gây đái khó, bí đái.
Vô sinh do viêm tắc vòi trứng ( nữ), ống dẫn tinh viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn ( nam).
Viêm hố chậu, chửa ngoài dạ con, thai chết lưu.
Trẻ sơ sinh: nhiễm khuẩn ở mắt ( lậu mắt), nhiễm khuẩn toàn thể ( giang mai bẩm sinh), hữu sinh vô dưỡng.
Về kinh tế xã hội
Chi phí lớn cho ngân sách: phương tiện chẩn đoán, thuốc men điều trị, các biến chứng, các di chứng ở bệnh nhân và các thế hệ tiếp theo của họ, kinh phí phòng chống ...
Một bản phân tích gần đây cho thấy ở một số nước đang phát triển, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (không kể đến AISD) đã làm mất khoảng 5% tổng số năm sống khoẻ mạnh ( vùng gần Sahara, Châu Phi). Còn riêng AIDS và nhiễm HIV, tỷ lệ đó lên đến 10%.
Ở nhiều vùng đô thị ở Châu Phi, 4 bệnh ( giang mai, chlamydia, lậu và hạ cam) được xếp vào 1 trong 20 bệnh đứng hàng đầu về khía cạnh làm mất số ngày sống khoẻ mạnh tính theo đầu người, chỉ đứng sau các bệnh sởi, nhiếm HIV, sốt rét, viêm dạ dày và ruột nó đứng trước các bệnh suy dinh dưỡng, lao và uốn ván rốn sơ sinh.
Tác hại qua lại giữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và đại dịch HIV/AIDS
Bệnh lây truyền qua đường tình dục tạo điều kiện cho việc lan truyền HIV/AIDS.
Các thương tích lở loét do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra sẽ là cửa ngõ thuận lợi cho nhiễm HIV/AIDS. Ngược lại trạng thái suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS gay nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đó là 2 bệnh đồng hành và tương hỗ nhau.
Trong thực tế, những nước hoặc những vùng có độ lưu hành cao về bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng đồng thời có độ lưu hành cao về HIV/AIDS.
Như vậy các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bạn đồng hành , lại là đồng loã làm trầm trọng thêm đại dịch HIV/AIDS.
Các khó khăn trong quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đa số bệnh nhân không đến điều trị ở các cơ sở chuyên khoa do nhà nước quản lý, đó là một hiện trạng thực tế ở khắp các tỉnh/ thành phồ ở Việt Nam vì:
Bệnh nhân ngại đến các cơ sở y tế nhà nước, sợ "bị lộ" với gia đình, bạn bè, cơ quan công tác, lại phải tuân thủ giờ giấc hoặc chờ đợi và trả tiền khám bệnh, xét nghiệm v.v...
Bệnh nhân thường đến thầy thuốc tư, vừa nhanh chóng, vừa kín đáo, ít người biết, lại có ý nghĩ là có " thuốc tốt".
Một số thầy lang, thầy thuốc "gia truyền" cũng nhận chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường khi chỉ hỏi sơ qua ( không khám) ròi bốc thuốc làm cho bệnh nhân cảm thấy thuận tiện thoải mái nên đến chữa trị.
Bệnh nhân dựa vào sách, báo ,tự đi mua thuốc để chữa trị, trong khi nhiều dược sĩ hoặc nhà thuốc, một mặt do thiếu kiến thức, mặt khác do nặng về kinh doanh, nên chỉ bán thuốc theo yêu cầu chứ không hướng dẫn chuyên môn đúng đắn cho người bệnh.
Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.
Trang thiết bị thiếu ở một số cơ sở khám bệnh nhà nước, nên mức độ chính xác hạn chế, kết quả điều trị không cao.
Mục tiêu chương trình phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Cắt đứt nhanh chóng nguồn lây lan.
Làm ngừng tiến triển, chữa khỏi bệnh và tránh biến chứng.
Theo dõi, điều trị cho người tiếp xúc, bạn tình của bệnh nhân.
Giáo dục bệnh nhân và bạn tình của họ về nếp sống lành mạnh, tình dục an toàn đề phòng tái nhiễm.
Chống kỳ thị đối với bệnh nhân bị bệnh lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Tại sao lại kỳ thị
Bản chất bệnh AIDS hiện nay chưa có thuốc điều trị có hiệu quả.
Bệnh nhân bị bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/AIDS gắn liền với đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm (là các thành phần mà cả xã hội có mặc cảm).
Do các chính sách, cách tuyên truyền thái quá gây hậu quả ngược lại với mục đích.
Do thiếu hiểu biết của nhân viên y tế và của nhân dân.
Hậu quả của việc kỳ thị
Kỳ thị đối xử bệnh nhân bị bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/AIDS là xâm phạm nhân quyền đối với người bệnh, họ là người công dân, là người bệnh vẫn còn đầy đủ quyền lợi của người công dân.
Bản thân bệnh nhân không còn hy vọng trong cuốc sống, họ bị tách rời khỏi cồng đồng, từ đó có các hành động tiêu cực không lối thoát.
Kỳ thị dẫn đến bệnh nhân dấu bệnh, bệnh nhân có các hành động không tốt làm nguồn lây nhiễm bệnh tăng lên.
Hậu quả sẽ tác dộng chung đến an toàn xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh da nghề nghiệp (Occupational diseases)
Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc không có ở vùng da khác. Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc .Ví dụ: quai dép cao xu, ống nghe điện thoại.
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)
Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)
Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.
Chẩn đoán nấm lang ben
Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.
Bài giảng hội chứng Lyell
Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.
Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)
Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.
Bài giảng nấm móng
Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.
Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis
Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.
Bài giảng bệnh hạt cơm khô (verrucae)
Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.
Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da
Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.
Bài giảng bệnh Duhring Brocq
Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.
Thăm khám bệnh nhân da liễu
Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.
Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.
Bài giảng viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis
Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán.
Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi
Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.
Bài giảng bệnh Pemphigus
Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.
Bài giảng phòng chống bệnh nấm
Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.
Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)
Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.
Bài giảng bệnh nấm Aspergillosis
Phương thức gây bệnh của Aspergilluss là đầu tiên có thể gây bệnhở da sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại. Trong một số trường hợp nấm gây bệnh cơ hội có khi có điều kiện thuận lợi như ở người nhiễm HIV/AIDS.
Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)
Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.
Bài giảng nấm Cryptococcosis
Nấm thường gặp nhiều trong phân chim nhất là phân chim bồ câu do C neoformans có khả năng sử dụng creatinine ở trong phân chim làm nguồn nitrogen.
Bài giảng bệnh nấm Blastomyces
Nấm Blastomycess dermatitidiss, là một loài nấm lưỡng dạng. Theo Denton, Ajello và một số tác giả khác thì loài nấm này sống trong đất nhưng rất ít khi phân lập được nấm này từ đất.
Bài giảng bệnh eczema (chàm)
Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng.
Bài giảng mô học da trong da liễu
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.