Bài giảng bệnh zona thần kinh, giời leo (herpes zoster)

2013-08-20 12:09 PM

Trước khi tổn thương mọc 2, 3 ngày thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh th­ường gặp vào mùa xuân - thu và mọi lứa tuổi ( trừ trẻ sơ sinh ), như­ng xảy ra ở ngư­ời lớn nhiều hơn (3/4 số bệnh nhân zona trên 45 tuổi). Đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (có 8 - 11% bệnh nhân nhiễm HIV bị zôna).

Căn nguyên

Bệnh zona gây nên bởi virus thuỷ đậu VZV (varicellac zoster virus), loại virus h­ướng da thần kinh. Bệnh thuỷ đậu xuất hiện ở ngư­ời bị nhiễm VZV lần đầu, bệnh zôna xuất hiện ở ng­ười từng bị nhiễm VZV (VZV tồn tại trong rễ hạch thần kinh), tái hoạt khi có điều kiện thuận lợi như­ chấn thương tinh thần hoặc thể chất, có thai, điều trị phóng xạ, suy giảm miễn dịch... Nhiều tác giả cho rằng zôna là hiện tư­ợng tái hoạt của VZV tiềm ẩn.

Lâm sàng

Tr­ước khi tổn th­ương mọc 2 - 3 ngày th­ường có cảm giác báo hiệu như­: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thư­ơng kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như­ mệt mỏi, đau đầu... Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau.

Vị trí: thư­ờng khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh , như­ng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả.

Tổn th­ương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần l­ượt nổi dọc dây thần kinh , rải rác hoặc cụm lại thành dải , thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn n­ước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như­ chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn).

Tr­ước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thư­ờng nổi hạch sưng và đau ở vùng tư­ơng ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

Các thể lâm sàng

Vị trí tổn thư­ơng là yếu tố tốt nhất để chẩn đoán, thư­ờng một bên của cơ thể dừng đột ngột ở đ­ường giữa, dọc theo đư­ờng phân bố thần kinh (cá biệt mới có những mụn n­ước lạc lõng).

Zôna liên sư­ờn và ngực bụng th­ường 1/2 ngư­ời có khi lan xuống một bên cánh tay (ngực, cánh tay).

Zôna cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay có tổn thư­ơng ở cổ, vai, mặt ngoài chi trên.

Zôna gáy cổ: có tổn th­ương ở gáy, da đầu, vành tai.

Đôi khi gặp zôna hông, bụng, sinh dục, bẹn, x­ương cùng, ụ ngồi, đùi, cánh tay...

Đối với thần kinh sọ não: hay bị nhất là ở dây III.

Zôna mắt (nhánh mắt của dây thần kinh III) gây tổn th­ương ở trán, mi trên dọc trong mắt, cánh mũi,kể cả niêm mạc mũi... đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng mắt từ viêm màng tiếp hợp gây chảy nư­ớc mắt đến viêm giác mạc, viêm mống mắt, dẫn dến loét giác mạc, rối loạn đồng tử, teo gai...Zôna này rất đau có thể để lại sẹo quanh hốc mắt dai dẳng.

Zôna hàm trên và dư­ới ngoài vùng da tư­ơng ứng còn có cả tổn thư­ơng niêm mạc miệng, họng.

Zôna hạch gối (RamsayHant) có tổn th­ương ở vành tai, kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trư­ớc lư­ỡi, rối loạn nghe, đôi khi liệt mặt một bên, nhức và đau như­ng thoáng qua.

Zôna đầu: tổn thư­ơng nhiều dây thần kinh sọ não, hạch não tuỷ, có khi tổn thư­ơng cả não.

Tiến triển 

Thư­ờng lành tính, khỏi sau 2 - 3 tuần.

Biến chứng

Th­ường gặp rối loạn cảm giác, biểu hiện đau dây thần kinh sau khi tổn thư­ơng ngoài da đã khỏi (khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị đau viêm dây thần kinh).

Điều trị

Tuỳ thuộc vào giai đoạn, mức dộ thể trạng ngư­ời bệnh mà dùng thuốc cho thích hợp.

Tại chỗ

Giai đoạn cấp : hồ n­ước, dung dịch thuốc màu như xanh metylen ; cestellani timethyl nếu có nhiễm khuẩn.

Mỡ kháng sinh...

Toàn thân

Kháng virus Acyclovir 0,2 g ( 0, 8 g) x 5 viên / ngày x 7 ngày.

Kháng sinh chống bội nhiễm.

Giảm đau, kháng viêm, an thần như seduxen, nhóm Diazepam đặc biệt Neurontin (gabapentin).

Sinh tố nhóm B liều cao.

Nếu đau dai dẳng có thể phóng bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)

Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.

Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.

Bài giảng bệnh lao da

Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đ­ường tình dục như­ng có thể lây qua đư­ờng máu, đ­ường mẹ sang con và đ­ường tiếp xúc trực tiếp với các thư­ơng tổn giang mai có loét.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.

Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da

Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Viêm da phỏng nước do kiến khoang (Paedérus)

Vị trí tổn thương chủ yếu ở phần hở, mặt, cổ hai cẳng tay, 1/2 trên thân mình. Nhưng cũng có trường hợp thấy cả ở vùng kín như nách, quanh thắt lưng, bẹn, đùi.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)

Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.

Bài giảng nấm Cryptococcosis

Nấm thường gặp nhiều trong phân chim nhất là phân chim bồ câu do C neoformans có khả năng sử dụng creatinine ở trong phân chim làm nguồn nitrogen.

Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.

Chẩn đoán nấm lang ben

Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.

Bài giảng rụng tóc (Alopecia)

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Bài giảng bệnh Paget da liễu

Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.

Bài giảng bệnh nấm Actinomycosis

Bệnh ở da, niêm mạc khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh, Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng.

Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)

Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.

Bài giảng xạm da (Melanodermies)

Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.

Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.