- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh sinh và bệnh căn: là một bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt do Bacillus Anthracis gây nên.
1876 R.Koch phân lập vi khuẩn than trên môi trường nhân tạo và phát hiện ra bào tử.
1881 Pasteur thành công trong chế vacxin phòng bệnh than cho động vật.
Vi khuẩn than hình trực khuẩn
To hai đầu và vuông. Kích thước 1-3 x 4- 10 micromet, xếp từng con riêng rẽ hay thành chuỗi dài (Gram dương). Tồn tại lâu ở ngoại cảnh hay môi trường nuôi cấy. Vi khuẩn không di động chúng tạo vỏ và vỏ là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Đề kháng
Thể dinh dưỡng dễ bị diệt bởi các yếu tố lý hoá bình thường.
Thể bào tử có sức đề kháng cao, trong đất tồn tại vài chục năm. Bào tử bị phá huỷ ở nhiệt độ sôi sau 60 phút, sức nóng khô 140°C sau 3 giờ, nhiệt độ ớt 120 °C sau 15 phút.
Khả năng gây bệnh
Độc lực:
Vỏ là yếu tố độc lực quan trọng giúp cho vi khuẩn không bị thực bào.
Độc tố: có ngoại độc tố, là " yếu tố tử vong" có tính xâm lược tố giúp vi khuẩn khuyếch tán nhanh. Ngoại độc tố vi khuẩn than có tính kháng nguyên yếu nên không dùng để chế giải độc tố đợc.
Gây bệnh cho người:
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp ăn thịt bị nhiễm khuẩn cha nấu chín, hoặc mắc bệnh khi hít phải vi khuẩn từ bệnh nhân mắc bệnh thể phổi, hoặc các thao tác không đảm bảo quy định ở các phòng thí nghiệm gây bắn các canh trùng ra ngoài. Đường lây bệnh than chủ yếu ở người là qua da (94- 95%), qua ăn uống (0,5 - 0,7 %), qua khí dung (aerôzon ) (0,3%).
Miễn dịch: người khỏi bệnh có miễn dịch lâu bền, bị lại rất hiếm.
Gây bệnh cho động vật:
Bệnh than (bệnh nhiệt than) là bệnh của các loài vật ăn cỏ: cừu hay gặp nhất, sau đó đến trâu , bò, ngựa, dê. Các súc vật chết thường do bị nhiễm khuẩn huyết. Động vật mắc bệnh do ăn cỏ uống nước nhiễm bào tử than. Ngoài ra còn có thể bị do côn trùng đốt. (ruồi trâu, muỗi, vắt).
Động vật thí nghiệm cảm nhiễm với trực khuẩn than nhất là chuột lang và chuột nhắt trắng.
Ở Pakistan ấn độ, I Ran, Trung á, Mông cổ, Nam Phi, bệnh này gặp nhiều hơn. ở Australia, Trung Mỹ, Châu Âu và Mỹ bệnh gặp ít hơn và được phát hiện sớm không bị bỏ sót . ở từng vùng nhất định, người bị nhiễm trùng trực tiếp từ gia súc và gây bệnh cấp tính nguy hiểm ngay cả ở trẻ em cũng bị bệnh này. Bệnh có thể lây truyền qua côn trùng ( còn cha được khẳng định). ở Đông Âu sự lây truyền qua động vật là hiếm. Nhưng đôi khi thấy ở người bán thịt. Một số trường hợp lây nhiễm từ da, mũ, áo lông cừu nhập từ ấn Độ, Pakistan, Châu Phi bệnh đặc biệt nguy hiểm ở những người khuân vác , công nhân trong các nơi tẩy uế, hoặc những người lao động chân tay, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Sự lây truyền có thể qua các chấn thương da. Ngoài ra qua đường tiêu hoá hoặc qua hít thở không khí có các nha bào vi khuẩn.
Vi khuẩn Anthracis gây ra thâm nhiễm tổ chức, hoại tử, xuất huyết và biểu hiện bằng phù các sợi gelatin. Vi khuẩn tăng sinh số lượng lớn ở da và từ đó nhiễm vào máu và gây nhiễm trùng nơi khác.
Lâm sàng:
Tổn thương da là các mụn mủ khác thường hay gặp ở vùng da hở đặc biệt mặt , cổ, tay hoặc cánh tay, có thể một chỗ hoặc nhiều nơi bị bệnh. Từ 1 - 5 ngày sau nhiễm trùng da phát triển vào vùng lân cận, phỏng nước vỡ ra và tạo nên vảy máu ,xung quanh là đỏ và phù có thể có mụn nước nhỏ xung quanh. Hạch limphô sưng và có thể mềm ra, bề mặt da trên hạch bóng láng. Nhiều trường hợp bề mặt tổn thương lâm sàng là đa dạng và có khi chủ yếu là phỏng nước.
Triệu chứng chung xuất hiện sau 3 - 4 ngày có mụn mủ ở da, khi da tổn thương loét hoặc hoại tử thì toàn trạng suy sụp, sốt cao, mê sảng, nhiễm trùng huyết và thậm chí dẫn tới tử vong. Nếu ở thể trung bình bệnh kéo dài từ 1- 3 tuần.
Tỷ lệ tử vong ở thể loét da hoại tử từ 5 - 20 %. Phù nề và nhiễm trùng huyết là yếu tố để tiên lợng. Điều trị kháng sinh sớm. Tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn.
Chẩn đoán
Bệnh phẩm
Lấy mủ ở chỗ loét, máu, đờm, phân, các mẫu vật phẩm khác: da, lông, xơng sữa...
Phương pháp soi kính hiển vi
Làm tiêu bản nhuộm Gram phát hiện hình thể, xem khả năng tạo bào tử, tạo vỏ.
Phương pháp phân lập
Môi trường thạch máu 5 %.
Môi trường thạch thường.
Sau 18- 24 giờ ở tủ ấm 37oC, xem tính chất mọc vi khuẩn. Tách các khuẩn lạc nghi ngờ sang môi trường canh thang và sau đó thử các tính chất sinh hoá học.
Song song tiến hành tiêm bệnh phẩm dới da chuột nhắt trắng hay chuột lang, chuột sẽ chết sau 1 - 2 ngày, mổ chuột lấy phủ tạng làm tiêu bản và nuôi cấy để phân lập thuần khiết.
Các phương pháp khác:
Làm phản ứng Ascoli: là phản ứng kết tủa của vòng ở điều kiện ấm trong ống nghiệm nhỏ. Thường dễ phát hiện kháng nguyên than ở lông, da hoặc phủ tạng động vật nghi ngờ vì bệnh than. Phản ứng tiến hành nhờ có kháng huyết thanh đặc hiệu chế sẵn .
Các phản ứng chẩn đoán nhanh: miễn dịch, huỳnh quang, phản ứng hạt chai (penicilin làm biến hình vi khuẩn than) hoặc chẩn đoán bằng phagie đặc hiệu.
Chẩn đoán phân biệt
Nhiễm khuẩn tụ cầu trùng, Blastomycosis, Sporotrichosis ở Bắc Mỹ rất giống với Anthrax trongcác thực nghiệm nhiễm cầu trùng vùng trung tâm tổn thương là vẩy tiết máu màu đen vùng xung quanh là phù nề và đỏ da, tiến triển cấp tính, không có biểu hiện viêm đường bạch mạch điều đó là khác với Anthra.
Điều trị
Tiêm bắp thịt penicilin 600.000 UI trong 7 - 10 ngày.
Hoặc Tetraxilin 0,50 g x 5 viên 1 ngày nếu có tình trạng nhiễm độc nên dùng cocticôit , tiêm có tác dụng.
Vắc xin có thể được sử dụng cho những ai tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây bệnh. Nhưng tốt nhất là kiểm tra chặt chẽ các bệnh của động vật và các sản phẩm của nó.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng bệnh Duhring Brocq
Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.
Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)
Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.
Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét.
Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu
Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.
Bài giảng bệnh nấm Mycetoma
Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.
Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích
Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.
Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)
Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.
Bài giảng viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis
Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán.
Chẩn đoán nấm lang ben
Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.
Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)
Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.
Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa
Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).
Bài giảng xạm da (Melanodermies)
Xạm da lan toả toàn thân thường là hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hoá thuộc phạm vi bệnh học chung.
Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)
Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.
Bài giảng bệnh Pemphigus
Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.
Bài giảng nấm Candidas
Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
Bài giảng bạch biến (vitiligo)
Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau.
Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis
Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.
Bài giảng bệnh lao da
Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân
Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.
Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)
Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).
Bài giảng bệnh nấm Aspergillosis
Phương thức gây bệnh của Aspergilluss là đầu tiên có thể gây bệnhở da sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại. Trong một số trường hợp nấm gây bệnh cơ hội có khi có điều kiện thuận lợi như ở người nhiễm HIV/AIDS.
Bài giảng hội chứng Lyell
Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.
Bài giảng bệnh Celiac
Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào.
Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.