Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

2013-08-20 04:24 PM

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là một nhiễm trùng tổ chức dưới da do một số loài nấm và vi khuẩn gây ra khi chúng nhiễm vào sau một chấn thương nhỏ. Các tác nhân này phát triển chậm, tạo thành một đám đan kết chặt chẽ với nhau thành các hạt ( granule), có thể lan vào tổ chức liên kết (xương).Tổn thương thường gặp ở chân và được gọi là "Madurafoot".

Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đơí,cũng gặp ở vùng ôn đới. Bệnh hay gặp ở người làm ruộng, rẫy,người chăn gia súc,đi chân đất, hay gặp ở nam hơn nữ ( tỷ lệ 3/1 đến 5/1), tuổi 20 - 45, những người sống ở nông thôn hay bị những gai đâm, vết xước nhỏ tạo điều kiện cho những bào tử ở không khí hay ở gai xâm nhạp vào cơ thể. Bệnh thường gặp ở chân, có thể ở tay, ngực, mông.

Căn nguyên

Các loại vi khuẩn: Actinomadura madurae, A.pelletieri, Streptomyces somaliensis, Nocardia asteroides, N.brasiliensis, N.otitidisvarum, Nocardiopsis dassonvillei.

Các loại nấm thực: Madurella mycetomatis, M.grisea, Pseudallescheria boydii, Acremonium kiliense, A.recifei, Leptosphaeria tompkinsii, L.senegalensis, Exophiala jeanselmei, Neotestudina rosatii, Pyrenochaeta romeroi, Curvularia lunata, Aspergillus nidulans, A.flavus, Fusarium monniliforme, F.solani, Corynespora cassicola, Cylindrocarpon destructans, Plenodomus avaramii, Polycytella hominis.

Triệu chứng lâm sàng

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương. Khoảng 70% trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải. Tổn thương cơ bản là những đám hạt, cục to nhỏ không đều, gồ ghề trên mặt da kèm theo sưng,phù nề vùng da tổn thương, sau đó dần dần xuất hiện các lỗ dò chảy dịch vàng lẫn mủ đục. Đôi khi có các hạt màu vàng, trắng, nâu, đen hay hơi đỏ phu thuộc vào từng loại nấm gây bệnh. Khi không điều trị kịp thời bệnh sẽ lan xuống sâu, vào xương dẫn đến xốp xương. Bệnh có thể kéo dài hàng chục năm làm cho bệnh nhân bị suy kiệt dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm chẩn đoán

Soi trực tiếp: lấy dịch mủ soi trong dung dịch KOH 20% thấy các đám hạt đường kính có thể 15 µm, hình tròn. Nếu thấy các sợi nấm mảnh, dường kính dưới 1 µm thì đó là vi khuẩn Actinomyces, nếu thấy các sợi nấn to, thô, đường kính lơn 2 - 4 µm thì đó là nấm nhóm Eumycetes.

Mô học: sinh thiết tổ chức nơi tổn thương rồi nhuộm PAS hoặc methenamin silver để phát hiện nấm.

Nuôi cấy: nếu soi trực tiếp phát hiện nấm Eucomycetis, các hạt cần rửa trong dung dịch nước muối và kháng sinh, cấy vào môi trương Sobouraud có kháng sinh, môi trường không có cycloheximid, nuôi cấy ở nhiệt độ 25 và 370 C, tốt nhất là lấy được bệnh phẩm sinh thiết ở lớp sâu để tránh tạp khuẩn. Các nấm gây bệnh thuộc lớp nấm bất toàn (Fungi Imperfecti) hoặc nấm túi (Ascomycetes0, nấm mọc chậm, tạo bào tử túi và bào tử đính ( conidia) moi trường nghèo chất dinh dưỡng như môi trường bột ngô, môi trường thạch- khoai tây, dextrose kích thích tạo bào tử. Nếu soi thấy vi khuẩn, môi trường nuôi cấy có thể là thạch máu, Sabouraud hoặc môi trường dịch chiết tim (BHI) , môi trường Lowenstein, nuôi cấy ở nhiệt độ 25 và 37 0C.

Chẩn đoán phân biệt

Với lao da, u da, các bệnh nấm khác.

Điều trị

Nếu mầm bệnh là vi khuẩn Actinomycetes sùng kháng sinh như sulfonamide,dapson, co-trimoxazole,streptomycin. Các dẫn xuất penixilin hay sulfadiazin 3 - 8 gam/ ngày trong 3 - 4 tháng. Nếu mầm bệnh là nấm Eumycetes dùng các thuốc chống nấm nhóm imidazol như ketoconazol, itraconazol, voriconazol. Trong một số trường hợp kết hợp ngoại khoa cắt bỏ phần hoại tử, thậm chí pahỉ cắt cụt chân kết hợp dùng thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng hội chứng Steven Johnson

Trước đây hội chứng S J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng, Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng ban mày đay và phù mạch (Urticaria and Angioedema)

Ban mày đay và phù mạch gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời thư­ờng ngứa và các vùng phù lớn của da và mô dư­ới da (phù mạch Angioedema), hay tái phát, cấp tính hay mạn tính.

Bài giảng bệnh nấm Aspergillosis

Phương thức gây bệnh của Aspergilluss là đầu tiên có thể gây bệnhở da sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại. Trong một số trường hợp nấm gây bệnh cơ hội có khi có điều kiện thuận lợi như ở người nhiễm HIV/AIDS.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Bài giảng nấm móng

Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng, là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.

Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)

Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.

Bài giảng rụng tóc (Alopecia)

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.

Bệnh da nghề nghiệp (Occupational diseases)

Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc không có ở vùng da khác. Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc .Ví dụ: quai dép cao xu, ống nghe điện thoại.

Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)

Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.

Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)

Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.

Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)

Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.

Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.

Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bệnh tiêu thượng bị phỏng nước bẩm sinh

Các phỏng nước bao giờ cũng xuất hiện sau sang chấn và khu trú ở các vùng hở (lòng bàn tay: nắm chặt một vật gì, lòng bàn chân

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bài giảng bệnh Bowen

Chẩn đoán quyết định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học ( các tế bào gai có nhân hình quả dâu, có không bào gọi là tế bào Bowen hoặc tế bào loạn sừng Darier).

Bài giảng bệnh nấm Actinomycosis

Bệnh ở da, niêm mạc khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh, Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng.

Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Sử dụng thuốc mỡ corticoid bôi ngoài da

Thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn Corticoids bôi tại chỗ có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương.

Bài giảng bệnh hạt cơm khô (verrucae)

Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.