Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis

2013-08-20 05:03 PM

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên khác: paracoccidioidomycosis. Bệnh do Lutz (1908) phát hiện lần đầu tiên với tên bệnh là Lutz - Spendora- Almeida, đến 1912 tqcs giả Spendora đã tìm hiểu rõ căn nguyên gây bệnh . Bưệnh xuất hiện nhiều ở các nước Nam Mỹ như Brasil, Chilê, Achentina, Urugoay, bệnh cũng xuất hiện ở Châu Âu, 90% trường hợp bệnh nhân là nam giới, thường ở lứa tuổi 40-50, thường gặp ở người làm nghề nông.

Căn nguyên

Là nấm Paracocidioidess brasiliensis, ngoài ra còn hai loài khác là P.teanis và P.cerebriform. Almeida đã xếp loài này vào chi Paracocidioides. Năm 1941 Conant và Howel đặt tên nám là Blastomyces brasiliensis. Laòi này có thể tìm thấy trong đất.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh ở niêm mạc: thường gặp ở miệng, mũi, họng. Tổn thương ban đầu là những u hạt, sùi trên niêm mạc miệng, lưỡi từ đó lan dần ra tạo thành mảng trợt hay loét, có xen kẽ những đốm đỏ xuất huyế và những đốm màu vàng nhạt. Bệnh có thể lan đến vòm miệng, lưỡi gà và thanh đới. Khi bị bệnh bệnh nhân hay tăng tiết nước bọt, chảy nhiều dãi.

Bệnh ở da: bệnh hay gặp ở mặt, đầu chi hoặc ở thân mình. Tổn thương thường là các sẩn, sẩn mủ, u loét dần dàn trở thành u gai, sùi dày sừng. Tổ chức dưới da cũng bị viêm và dẫn đến loét hoại tử sâu, có viền bờ dày tăng sừng. Bệnh nhân thường không đau hoặc đau ít.

Bệnh ở phổi: thường có các triệu chứng như ho, khản cổ, khó thở,khò khè,không sốt. Bệnh cầnđược kiểm tra bằng chụp X quang, 80% trường hợp phát hiện hình ảnh thâm nhiễm, hình ảnh hạt kê, tổn thương màng phổi.

Nấm P.brasiliensis còn có thể gây bệnh ở đường tiêu hoá như ở ruột thừa,manh trang, trực tràng, hay gây viêm xương hoặc viêm thần kinh trung ương. Khi nhiễm nấm toàn thân bệnh nhân có thể tử vong sau vài tháng, khi bị ở da, niêm mạc, hạc có thể sau vài năm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm chẩn đoán

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20% sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn đường kính 10 - 30µm, có chồi kích thước 1 - 2µm. Có thể nhuộm giêm sa hay nhuộm gram thành tế bào nấm bắt mầu , tế bào to, mọc các chồi nhỏ.

Nuôi cấy: đây là một loài nấm lưỡng dạng (dimorpphism) nên ta có thể nuôi cấy bệnh phẩm ở hai nhiệt khác nhau. Khi nuôi cấy ở môi trường sabouraud, môi trường thạch máu, môi trường socola ở nhiệt độ phòng sau 20 - 40 ngày khuẩn lạc dạng sợi mịn phát triển, có màu trắng sau chuyển sang màu nâu, quan sát vi thể thấy trên các sợi nấm có bào tử có cuống đính ở cạch sợi nấm, kích thước bào tử 2,5 - 6 µm. bào tử màng dày cũng xuất hiện, đôi khi mặt khuẩn lạc hơi nhăn và thỉnh thoảng tạo màu đỏ, sau một thời gian mất màu. Khi nuôi cấy ở nhiệt độ 370 C nấm mọc chậm, có dạng khuẩn lạc nấm men, kiểm tra vi thể tế bào nấm có hình tròn, đường kính 10 - 16µm, xung quanh tế bào "mẹ" này có các "tế bào con" nẩy chồi gắn vào, điển hình có dạng như " bánh lái", từ những tế bào con này phát triển tiếp tục mọc chồi tạo thành một chuỗi tế bào. Từ tế bào mẹ có thể xuất hiện 200- 300 tế bào chồi. Giữa pha sợi và pha nấm men thay đổi dễ dàng khi nhiệt độ nuôi cấy thay đổi.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh nấm hệ thống khác, lao phổ, lao hạch.

Điều trị

Thường sử dụng amphotericin B. Ngày nay có thể dùng itraconazol, thuốc có tác dụng và ít độc hại.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)

Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.

Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)

Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.

Viêm da phỏng nước do kiến khoang (Paedérus)

Vị trí tổn thương chủ yếu ở phần hở, mặt, cổ hai cẳng tay, 1/2 trên thân mình. Nhưng cũng có trường hợp thấy cả ở vùng kín như nách, quanh thắt lưng, bẹn, đùi.

Tổn thương cơ bản bệnh da liễu (fundamental lesions)

Nguyên nhân gây ra dát viêm, ban đỏ (erythema) rất khác nhau, ví dụ ban đỏ trong dị ứng thuốc, đào ban (roseole) trong giang mai II cũng là một loại dát viêm.

Bài giảng viêm da mủ (Pyodermites)

Trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, sây xát da.…tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ. 

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bài giảng bệnh eczema (chàm)

Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng.

Bài giảng bệnh Lyme do Borelia

Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.

Bài giảng bệnh hạt cơm khô (verrucae)

Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.

Bài giảng bệnh trứng cá (Acne)

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng các bệnh nấm da (dermatomycoses)

Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắng vàng.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.

Bài giảng viêm da thần kinh (Nevrodermite)

Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ.

Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)

Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).

Bài giảng bệnh Bowen

Chẩn đoán quyết định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học ( các tế bào gai có nhân hình quả dâu, có không bào gọi là tế bào Bowen hoặc tế bào loạn sừng Darier).

Bài giảng ban mày đay và phù mạch (Urticaria and Angioedema)

Ban mày đay và phù mạch gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời thư­ờng ngứa và các vùng phù lớn của da và mô dư­ới da (phù mạch Angioedema), hay tái phát, cấp tính hay mạn tính.

Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.

Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)

Là một bệnh ngoài da thư­ờng gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân d­ương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.

Bài giảng ấu trùng sán lợn dưới da (Systicercose sous cutanée)

Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Thuốc điều trị bệnh nấm da liễu

Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4 - 7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống.