Bài giảng bệnh nấm Actinomycosis

2013-08-19 03:59 PM

Bệnh ở da, niêm mạc khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh, Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Căn nguyên

Bệnh được Nocard và Lucet phát hiện năm 1888. Căn nguyên gây bệnh là một số loài Actinomyces như A. wolfisrali và A.ctinomyces là vi sinh vật nằm giữa vi khuẩn và nấm, hay tạo ra các sợi nấm giả, đường kính rất nhỏ (dưới 1µm), có khi tạo rác các sợi dạng tia nên có tên là "nấm tia" hay xạ khuẩn, bắt mầu gam (+). Actinomyces thường sống hiếm khí, nhậy cảm với một số kháng sinh, thường có mặt ở thực vật, đất, nước. Trên cơ thể người thường xuất hiện ở da, miệng, gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh ở da, niêm mạc: khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh. Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản... Mặt khác mầm bệnh có thể thường trú ở răng sâu, cao răng hay răng giả, khi có điều kiện thuận lợi (nhổ răng) bệnh xuất hiện.

Bệnh ở vùng cổ, mặt,ngực, bụng: tổn thương da ở các vùng này thường thứ phát sau các ổ viêm tổ chức dưới da ở cổ hay hàm. Ban đầu xuất hiện một hay nhiều cục ở dưới da, thường cứng chắc, không đau, gắn với nền sâu, sau dính với mặt da trên, thường có màu hồng, sau dần dần thành gôm mềm, nhũn ở giữa và dò mủ. Các cục có thể cụm lại thành một mảng, màu đỏ tía, có chỗ mềm có chỗ cứng chắc, xuất hiện những lỗ dò ngóc ngách chảy dịch nhiều, có mủ và máu. Trong mủ thường có các hạt nhỏ, lổn nhổn màu vàng đục. Bệnh thường tiến triển chậm, dai dẳng, không điều tị kịp thời bệnh ngày càng lan rộng, ăn sâu xuống đến tận xương có thể phát hiện bằng X quang, lan vào phủ tạng, đặc biệt không có hạch.

Actinomyces ở phổi : có khoảng 10% bệnh nhân bị nấm ở pjổi do hít phải mầm bệnh. Nâm sphát triển ở vùng rốn phổi, từ đây bệnh có thể lan ra màng phổi rồi ra da ngực. Phát bệnh bệnh nhân thường bị sốt, khó thở, suy hô hấp. Tổn thương phát triển làm da ngực bị sưng nề, xuất hiện các lỗ dò chảy dịch trong có lấn các "hạt nấm" nhỏ, màu vàng. Phát hiện bệnh có thể chụp X quang, tổn thương thường ở nửa dưới của phổ, ở rốn phổi, đôi khi có tràn dịch màng phổi.

Bệnh nấm đường tiêu hoá: mầm bệnh xâm nhập qua đường tiêu hoá.

Actinomyces hay tập trung ở vùng ít nhu động như manh tràng, ruột thừa, dễ gây viêm những cơ quan này.

Ngoài ra nấm còn có thể gây bệnh ở thận, gan, bệnh phụ khoa, hệ thần kinh.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Soi trực tiếp: bệnh phẩm là dịch từ lỗ dò, dịch niêm mạc nơinghi nhiễm nấm, soi trong KOH 20% hay nhuộm gam. Thấy các "hạt nấm" gồm nhiều sợi mảnh, nhỏ chằng chịt như rễ cây, xung quanh có các sợi toả ra như các tia. Đường kính kính các sợi thường nhỏ dưới 1µm, không có vách ngăn, bắt màu tím gram (+).

Nuôi cấy: bệnh phẩm có thể nuôi cấy ở trên môi trường BHI, môi trường Bouillon, môi trương ở nhiệt độ 370 C trong điều kiện yếm khí, nấm có thể phát triển sau 8 - 10 ngày.

Mô học: có thể sinh thiết khi nghi nhiễm nấm ở các cơ quan, nhuộm PAS hay hematoxylin- eosin sẽ quan sát thấy nấm.

Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với cốt tuỷ viêm xương hàm, lao, viêm ruột thừa, u ác tính.

Điều trị

Có thể dùng các loại kháng sinh như penixilin hàng triệu đơn vị trong 30 - 50 ngày. Có thể kết hợp dùng metronidazol 0,25 x 3 viên/ngày hàng tháng. Có thể kết hợp phẫu thuật và chiều tia rơn ghen. Trong điều trị cổ điển thường dùng kaliiodua uống 6 - 12 gam/ ngày hoặc kết hợp sulfamid với kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng rụng tóc (Alopecia)

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.

Bài giảng bệnh nấm Mycetoma

Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.

Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)

Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.

Bài giảng lưỡi lông (hairy tongue)

Lưỡi lông là một bệnh lý do các nhú biểu mô ở bề mặt lưỡi dài ra và dày lên, nó thường nhiễm sắc "màu đen" là do 1 loại vi khuẩn tạo sắc tố gây nên.

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)

Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.

Bài giảng bệnh Bowen

Chẩn đoán quyết định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học ( các tế bào gai có nhân hình quả dâu, có không bào gọi là tế bào Bowen hoặc tế bào loạn sừng Darier).

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)

Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.

Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.

Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa

Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).

Bài giảng bệnh Paget da liễu

Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.

Bài giảng da liễu Raynaud

Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Thuốc bôi ngoài da bệnh da liễu

Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu.

Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)

Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bài giảng bệnh pemphigiod bọng nước (Bullous pemphigiod BP)

Thường bắt đầu bằng ban sẩn mề đay hoặc sẩn, ít hơn là viêm da, eczema đi trước bọng nước nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó mới nổi bọng nước lan tràn nhiều nơi.

Bài giảng bạch biến (vitiligo)

Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.

Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)

Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.

Bài giảng bệnh giang mai (Syphillis)

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đ­ường tình dục như­ng có thể lây qua đư­ờng máu, đ­ường mẹ sang con và đ­ường tiếp xúc trực tiếp với các thư­ơng tổn giang mai có loét.

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.