- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Taylor (1876), Buchwald (1883) rồi Pick (1894) đã mô tả là bệnh teo da không rõ nguyên nhân, sau đó Kaposi (1897) gọi là viêm da teo. Herxheimer và Hartmann (1902) gọi là viêm da viễn đoạn mạn tính teo", hay là bệnh" Pick- Herxheimer".
Bệnh này trước đây hay gặp ở vùng trung Âu và Alsacl (Pháp); gần đây hay gặp Lyme bang Connecticut (Mỹ) bệnh được mang tên là bệnh Lyme.
Căn nguyên bệnh sinh
Mọi lứa ruổi đều có thể mắc bệnh lyme. Thời điểm mắc bệnh cao nhất là từ tháng 6 - 10, nhưng cũng có thể bị bệnh quanh năm.
Tác nhân gây bệnh: Xoắn khuẩn Borelia burgdorferi dài từ 10 - 30µm, rộng từ 0,2 - 0,25µm. Khác với T. pallidum là: B. burgdorferi có thể nuôi cấy được ở môi trường nhân tạo, chu kỳ sinh sản (khi ở nhiệt độ 30- 34 0C) là 7- 20 giờ. Mầm bệnh có thể tìm thấy ở trong máu, da, dịch não tuỷ, mắt, dịch khớp và cơ tim ở bệnh nhân Lyme.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh Lyme có thể chia thành 3 thời kỳ lâm sàng nhưng các thời ký có khi không tách biệt rõ ràng mà có thể chồng lên nhau.
Thời kỳ 1 (xuất hiện sau khi nhiễm B.b từ vài tuần - vài tháng): ban đỏ di chuyển là một loại ban phát triển ly tâm và có thể di chuyển địa điểm. Có thể là một ban đồng đều nhưng thường là một ban hình vành và có thể tự mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Có thể là ban xuất huyết hoặc không di chuyển và kèm theo triệu chứng toàn thân kiểu cúm. Dịch não tuỷ thường không có biểu hiện của viêm.
Thời kỳ 2: vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện thần kinh có thể là viêm màng não- rễ thần kinh , viêm dây thần kinh sọ não (chủ yếu là dây thần kinh mặt), viêm đám rối thần kinh, viêm nhiều dây thần kinh đơn độc và hiếm hơn là viêm não tuỷ và viêm mạch máu não. Hội chứng Bannwarth là biểu hiện thần kinh hay gặp nhất (ở châu Âu) được đặc trưng bởi tăng lymphô bào ở trong dịch não tuỷ và đau rễ dây thần kinh. Viêm màng não thường có thể có và rõ nhất là ở trẻ em.
Tổn thương tim là bloc nhĩ thất nhất thời ở các mức độ khác nhau, rối loạn nhịp, viêm cơ- màng tim, suy tim. U lymphô biểu hiện bằng thâm nhiễm da giống như u, cục, mầu đỏ- xanh xanh hay thấy ở dái tai hoặc ở núm vú. Đau khớp (gặp ở các tháng đầu của bệnh) và đau cơ chứng tỏ có tổn thương cơ- xương. Một số dấu hiệu khác của thời kỳ 2 có thể gặp là tổn thương ở mắt (viêm màng tiếp hợp, viêm mống mắt ở mi, viêm màng mạch, viêm thị giác thần kinh với phù nề gai thị, viêm toàn mắt), gan to, viêm gan và hiếm hơn là ho khan và sưng tinh hoàn.
Thời kỳ 3: tổn thương xuất hiện chậm hàng tháng, hàng năm sau khi nhiễm B.b . Ở Mỹ, khoảng 60% bệnh nhân không được điều trị bị viêm nhiều hoặc một khớp, các khớp lớn như gối thường hay bị nhất. Bệnh nhân ở Châu Âu hay gặp thể ACA (acrodematite chronique atrophiante: viêm da viễn đoạn mạn tính teo, còn gọi là bệnh Pick- Herxheimer). ACA gây tổn thương chủ yếu ở mặt duỗi của các đầu chi với tổn thương nề, màu đỏ- xanh lúc đầu sẽ tiến dần thành teo- nhăn da. Có thể xuất hiện nút dạng xơ ở cạnh khớp và có thể xuất hiện quá trình xơ.
Viêm não mạn tính của Lyme và viêm não- tuỷ có thể có nhưng rất hiếm.
Xét nghiệm
Cấy B. burgdorferi khó thực hiện. Thường sử dụng huyết thanh chẩn đoán. Trong tiêu bản sinh thiết có thể phát hiện xoắn khuẩn bằng phương pháp nhuộm bạc và kỹ thuật miễn dịch- tổ chức. Có thể sử dụng ELISA hoặc IFA (miễn dịch huỳnh quang gián tiếp) hoặc Western blot. Kết quả xét nghiệm huyết thanh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Chẩn đoán xác định
Căn cứ vào hình ảnh lâm sàng và xét nghiệm.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh ban đỏ đa dạng.
Các bệnh lý nội khoa khác: thần kinh, tinh mạch, khớp...
Điều trị
Phác đồ Sterre (1989):
Thời kỳ sớm (thời kỳ 1, 2 không có tổn thương nặng).
Người lớn:
Amoxilline 500 mg x 4 viên/ ngày (chia làm 4 lần trong ngày) x 10 - 30 ngày.
Tetracyclin 250 mg x 4 viên/ ngày (chia làm 4 lần trong ngày) x 10 30 ngày.
Doxycyclin 100 mg x 2 viên/ ngày (chia làm 2 lần trong ngày)x 10 - 30 ngày.
Trẻ em (< 8 tuổi):
Amoxilline hoặc Penicilline 250 mg x 3 lần trong ngày hoặc 20 mg/kg/ngày. Chia nhiều lần x 10 - 30 ngày.
Khi bệnh có biểu hiện ở hệ thống thần kinh, tim, khớp
Ceftriaxone tĩnh mạch x 2 gam x 1 lần/ ngày x 14 ngày.
Penicilline G tĩnh mạch 3 triệu đơn vị x 6 lần/ ngày x 14 ngày.
Penicilin G tĩnh mạch 3 triệu đơn vị x 6 lần/ ngày x 14 ngày.
ACA (viêm da viễn đoạn mạn tính teo) điều trị như thời kỳ sớm trong 1 tháng.
Dự phòng
Ở những người công nhân lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ cần lưu ý phòng tránh ve đốt gây nhiễm bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng nấm Candidas
Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da
Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.
Bài giảng bệnh mụn rộp (ecpet)
Là một bệnh ngoài da thường gặp, bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới thân dương vật, nữ giới môi bé), cá biệt thể hầu họng.
Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.
Bài giảng bệnh Paget da liễu
Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.
Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân
Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.
Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)
Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Thường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Người ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư sinh dục.
Bài giảng bệnh nấm Mycetoma
Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.
Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi
Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.
Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis
Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.
Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)
Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.
Bài giảng bệnh hạt cơm khô (verrucae)
Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.
Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân
Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.
Bài giảng phòng chống bệnh nấm
Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.
Bài giảng bệnh nấm Penicilliosis
Cũng như nấm lưỡng dạng có thể gây bệnh lưới nội mô hệ thống ở bệnh nhân HIV, nấm gây viêm da, tạo nên ở da nốt sẩn có nút sưng ở trung tâm giống như bệnh histoplasmosis.
Bài giảng bệnh Bowen
Chẩn đoán quyết định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học ( các tế bào gai có nhân hình quả dâu, có không bào gọi là tế bào Bowen hoặc tế bào loạn sừng Darier).
Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.
Bài giảng bệnh nấm Blastomyces
Nấm Blastomycess dermatitidiss, là một loài nấm lưỡng dạng. Theo Denton, Ajello và một số tác giả khác thì loài nấm này sống trong đất nhưng rất ít khi phân lập được nấm này từ đất.
Bài giảng chứng mặt đỏ (rosacea)
Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ, ngực, liên bả, lưng, da đầu.
Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)
Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.
Bài giảng hội chứng Lyell
Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ.
Thuốc bôi ngoài da bệnh da liễu
Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu.
Bài giảng mô học da trong da liễu
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.
Bài giảng bệnh ghẻ (scabies, gale)
Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis, Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.