- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng da liễu
- Bài giảng bạch biến (vitiligo)
Bài giảng bạch biến (vitiligo)
Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội.
Bệnh chiếm từ 1 - 4% dân số, xuất hiện ở mọi lứa tuổi ( sơ sinh, tuổi trẻ hoặc người cao tuổi), cả 2 giới (tỷ lệ nam = nữ) và ở mọi chủng tộc.
Lâm sàng
Vị trí tổn thương: gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng hay thấy ở vùng bán niêm mạc: môi, mi mắt, sau đó là ở mặt, cổ, người và đầu mút tay hoặc chân.
Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau. Hình dạng tổn thương là hình tròn, hình vòng tròn, rất hiếm biểu hiện thành vạch (dấu hiệu Koebner), ở ranh giới tổn thương có viền sắc tố. Lông tóc ở vùng da tổn thương thường cũng bị mất sắc tố. Nhiễm sắc quanh nang lông ở trong dát trắng có thể là do nhiễm sắc còn sót lại hoặc là nhiễm sắc được tái lại trong quá trình điều trị. Có thể gặp phản ứng viêm trong bệnh bạch biến, tổn thương trở nên rát, ngứa và hồng đỏ. Bệnh tiến triển lan rộng từ từ hoặc xuất hiện ở vùng da lành khác.
Bệnh nhân không có triệu chứng chủ quan gì đặc biệt (không mất cảm giác đau, nóng, lạnh).
Một vài thể lâm sàng thường gặp:
Thể khu trú (Localized type) tổn thương là một hoặc nhiều dát trắng ở những vị trí độc lập.
Thể đứt đoạn ( Segmental) tổn thương là các dát trắng tạo thành một dải thường xuất hiện dọc theo dây thần kinh cảm giác.
Thể lan toả (Generalized type) tổn thương phân bố rộng rãi liên kết với nhau tạo thành hình vằn vèo và thường đối xứng hai bên cơ thể.
Thể đầu chi hoặc ở mặt ( Acral or Acro- facial type) tổn thương khu trú ở đầu chi như mu ngón tay, ngón chân, có thể kết hợp với tổn thương ở quanh miệng và mắt.
Tiến triển
Bệnh xuất hiện đột ngột sau một chấn thương, xúc cảm mạnh hoặc sau một đợt phơi nắng và tiến triển rất thất thường (xu hướng tăng về mùa hè, có thể ổn định hàng năm hoặc vĩnh viễn, rất hiếm có trường hợp tự khỏi).
Chẩn đoán
Dựa vào hình ảnh lâm sàng tổn thương là các dát trắng, nếu có lông tóc ở vùng da tổn thương cũng mất sắc tố ( đây là dấu hiệu quý để khẳng định chẩn đoán).
Triệu chứng chủ quan: không bị rối loạn (có thể khi phơi nắng tổn thương hơi hồng lên, rát và ngứa nhẹ).
Chẩn đoán phân biệt
Bạch tạng.
Phong bất định.
Lang ben.
Di chứng sau một số bệnh ngoài da như zona, vẩy nến...
Điều trị
Là một bệnh khó điều trị, kết quả thất thường, thường áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
Giải thích cho bệnh nhân không mặc cảm với bệnh tật, chống tự ti ngại tiếp xúc , dùng các mỹ phẩm để xoá tổn thương khi cần giao tiếp.
Dùng dung dịch phá cố chỉ để bôi và uống cho bệnh nhân.
Dùng meladinin 10 mg. Uống 2 viên/ 1lần/ ngày, sau uống 5 - 10 phút cần phơi nắng hoặc chạy tia tử ngoại.
Dung dịch meladinin bôi vào tổn thương, sau bôi 3-5 phút cũng phơi nắng hoặc kết hợp điều trị tia tử ngoại.
Dùng dung dịch melagenina bôi vào tổn thương, sau khi bôi 3 - 5 phút cũng nên phơi nắng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng bệnh Lyme do Borelia
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.
Bài giảng bệnh nấm Mycetoma
Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương, Khoảng 70 phần trăm trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải.
Bài giảng bệnh Celiac
Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào.
Bài giảng bệnh zona thần kinh, giời leo (herpes zoster)
Trước khi tổn thương mọc 2, 3 ngày thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít.
Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)
Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.
Bài giảng ung thư tế bào đáy (Epithélioma basocellulaire basalioma)
Bệnh gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất ở vùng đầu, mặt khoảng 80- 89,3%, đôi khi có ở cổ 5,2 %, ở thân mình 3,6%, bộ phận sinh dục 1 %. Khi khu trú ở mặt, thường ở vùng mũi 20-23%, ở má 16 - 29%.
Bài giảng bệnh nấm Penicilliosis
Cũng như nấm lưỡng dạng có thể gây bệnh lưới nội mô hệ thống ở bệnh nhân HIV, nấm gây viêm da, tạo nên ở da nốt sẩn có nút sưng ở trung tâm giống như bệnh histoplasmosis.
Bài giảng các bệnh nấm da (dermatomycoses)
Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắng vàng.
Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis
Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.
Bài giảng ung thư tế bào gai (Epithélioma spino cellulaire)
Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile).
Bài giảng mô học da trong da liễu
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.
Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa
Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).
Bài giảng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi
Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô.
Bài giảng viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis
Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán.
Bài giảng bệnh Paget da liễu
Lúc đầu tổn thương là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hoá ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên.
Bài giảng bệnh than da liễu (anthrax)
Người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than.
Bài giảng bệnh hạt cơm phẳng (verrus planes)
Hay nổi ở mặt, mu lưng bàn tay, có khi kết hợp với hạt cơm thường, Hay gặp ở trẻ em, thiếu nữ, phụ nữ trẻ. Có khi sau vài tháng, vài năm, tự nhiên khỏi không để lại vết tích.
Bài giảng phòng chống bệnh nấm
Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.
Thuốc điều trị bệnh nấm da liễu
Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4 - 7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống.
Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)
Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.
Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu
Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.
Bài giảng rụng tóc (Alopecia)
Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.
Bài giảng bệnh Pemphigus
Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.
Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da
Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.