- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoảng 15 đến 25 phần trăm của tất cả các bệnh nhân bị viêm tụy cấp phát triển thành nặng. Tỷ lệ tử vong do viêm tụy cấp giảm từ 12% xuống còn 2%, theo một nghiên cứu dịch tễ học lớn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn cao hơn nhiều trong các nhóm bệnh nhân mắc bệnh nặng. Khả năng dự đoán mức độ nghiêm trọng của nó có thể giúp xác định bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn, từ đó hỗ trợ điều trị sớm cho các đơn vị chăm sóc tích cực và lựa chọn bệnh nhân để can thiệp cụ thể.
Vô số các mô hình dự đoán đã được phát triển để dự đoán mức độ nghiêm trọng của viêm tụy cấp dựa trên các yếu tố rủi ro lâm sàng, xét nghiệm và X quang, các hệ thống phân loại mức độ nghiêm trọng khác nhau và các dấu ấn huyết thanh. Một số trong số này có thể được thực hiện khi nhập viện để hỗ trợ phân loại bệnh nhân, trong khi những người khác chỉ có thể lấy được sau 48 đến 72 giờ đầu tiên hoặc muộn hơn.
Tuy nhiên, các mô hình dự đoán này có độ đặc hiệu thấp (nghĩa là tỷ lệ dương tính giả cao), khi kết hợp với tỷ lệ mắc viêm tụy cấp nghiêm trọng thấp (15 đến 25%), dẫn đến các giá trị tiên đoán dương tính thấp. Các mô hình dự đoán trong tương lai sẽ cần kết hợp các yếu tố bổ sung (ví dụ, dấu ấn sinh học, đa hình di truyền và đột biến, và mô hình protein và chuyển hóa) và phương pháp phân tích .
Viêm tụy cấp là một quá trình viêm cấp tính của tụy, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mức độ nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng, tỉ lệ tử vong cao 20-50% trong bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng.
Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp ngày càng sáng tỏ, các nghiên cứu gần đây cho thấy trong viêm tụy cấp có tăng cao nồng độ các cytokin trong máu, tăng phản ứng của các tế bào bạch cầu và các tế bào nội mạc mạch máu đông chính là nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng trong viêm tụy cấp. Mặt khác, các nghiên cứu gần đây từ cuối thập niên 90 của các tác giả Âu, Mỹ đã chỉ ra rằng, tăng áp lực ổ bụng (ALOB) tỉ lệ thuận với độ nặng của viêm tụy cấp và cũng là hậu quả của việc tăng các cytokin, các yếu tố gây viêm trong viêm tụy cấp tạo ra vòng xoắn bệnh lí dẫn đến bệnh cảnh suy đa tạng nặng nề trong viêm tụy cấp nặng.
Những hiểu biết mới ấy đã giúp các nhà nghiên cứu và lâm sàng thay đổi quan điểm trong điều trị viêm tụy cấp theo cơ chế bệnh sinh.
Lâm sàng viêm tụy cấp
Cơ năng
Đau bụng trên rốn.
Buồn nôn, nôn.
Ỉa lỏng.
Bí trung đại tiện.
Các dấu hiệu thực thể
Bụng trướng.
Điểm sườn lưng đau.
Phản ứng thành bụng.
Cảm ứng phúc mạc.
Cổ trướng.
Bầm tím dưới da.
Khối căng tức rốn.
Tràn dịch màng phổi.
Vồng da.
Tàng áp lực ổ bụng.
Cận lâm sàng viêm tụy cấp
Sinh hóa
Amylase máu tăng > 3 lần bình thường (tăng sau 1 - 2 giờ đau, tăng cao sau 24 giờ và bình thường sau 2 - 3 ngày).
Lipase tăng có giá trị chẩn đoán hơn là tăng amylase.
LDH tăng.
CRP tăng có ý nghĩa tiên lượng.
Huyết học
Bạch cầu tăng, trung tính tăng, hematocrit tăng do máu cô đặc.
Rối loạn đông máu ở những bệnh nhân nặng.
Chẩn đoán hình ảnh
Xquang ổ bụng:
Bụng nhiều hơi, các quai ruột gần tụy giãn.
Tràn dịch màng phổi.
Siêu âm
Thể phù.
Thể hoại tử.
Thăm dò tắc nghẽn đường mật, ống tụy.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Đây là tiêu chuẩn để chẩn đoán.
Chẩn đoán mức độ nặng dựa vào một trong các thang điểm sau
Dựa vào APACHEII
> 8 điểm là nặng.
Theo thang điểm Ranson
> 3 yếu tố nặng.
Khi mới nhập viện:
Tuổi > 55.
B L > 16000.
LDH > 350U/I.
AST > 250U/I.
Glucose > 11 mmol/l.
Trong vòng 48 giờ:
Ht giảm > 10%.
Ure > 1,8mmol/l.
Calci < 1,9mmol/l.
PaO2 < 60mmHg.
Mất nước > 6000ml.
Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm trên 4mmHg.
Theo Imrie
Dựa vào những đánh giá khi vào viện gồm 8 yếu tố:
Bạch cầu > 15000.
Calci máu < 2mmol/l.
Glucose máu > 10mmol/l.
Albumin < 32g/l.
PaO2 < 60mmHg.
AST/ALT > 200U/I.
Nếu có > 3/8 yếu tố là nặng.
Dựa vào chẩn đoán hình ảnh Balthazar Score (CT Score)
Mức độ viêm tụy:
Tụy bình thường: 0.
Viêm tụy cấp thể phù: 1.
Viêm quanh tụy: 2.
Một ổ dịch quanh tụy: 3.
> 2 ổ dịch quanh tụy: 4.
Tổng số điểm = điểm do viêm + điểm do hoại từ.
1 -2 điểm: không có biến chứng nặng.
Mức độ hoại tử:
Không hoại tử: 0.
Hoại tử 1/3 tụy: 2.
Hoại tử 1/3 -1/2: 4.
Hoại tử >1/2: 6.
3-6: biến chứng không rõ.
> 7-10: nặng, tử vong cao.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm, sỏi đường mật, thủng dạ dày, phình tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, ...
Điều trị
Các biện pháp hồi sức tích cực
Hồi sức hô hấp:
Chỉ định: khi bệnh nhân có suy hô hấp trên lâm sàng và xét nghiệm khí máu, Xquang phổi.
Phương thức: thở oxy kính, mặt nạ, thở không xâm nhập -» nếu nặng có tổn thương phổi, ARDS => thở máy theo ARDS Net.
Hồi sức tuần hoàn:
Bệnh nhân được đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm.
Bù dịch: muối đẳng trương, dịch cao phân tử, albumin human plasma tươi đảm bảo áp lực tĩnh mạch trung tâm 10 - 15cm nước.
Thuốc vận mạch, trợ tim khi đã bù đủ dịch: noradrenalin, dopamin, dobutamin.
Bồi phụ điện giải, thăng bằng toan kiềm.
Giảm tiết dịch tụy:
Stilamin, Sandostatin.
Giảm đau:
Nhóm giảm đau thông thường (paracetamol), opiat.
Kháng sinh:
Cấy máu, cấy nước tiểu, dịch màng phổi, dịch ổ bụng và tổ chức tụy hoại tử (lấy bệnh phẩm khi mổ hay chọc hút dịch dưới siêu âm, CT).
Kháng sinh theo phác đồ khuyến cáo: cephalosporin thế hệ III hoặc imipenem + flouro quinolon và hoặc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn kị khí (metronidazol, clindamycin).
Nuôi dưỡng:
Đường tĩnh mạch giai đoạn đầu (glucid, lipid, acid amin) đảm bảo 40 - 60 calo/kg cân nặng, cho ăn đường miệng sớm ngay sau khi giảm đau và không có triệu chứng tắc ruột và số lượng tăng dần.
Các biện pháp làm giảm áp lực ổ bụng thông thường:
Hút dịch dạ dày, thụt hậu môn.
Dẫn lưu dịch ổ bụng, ổ dịch quanh tụy:
Dẫn lưu bằng ống thông nhỏ kích thước 12 - 16F dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT.
Lọc máu liên tục (CVVH)
Chi định:
Chi định sớm ngay sau khi nhập viện được đánh giá là viêm tụy cấp nặng với mục đích loại bò các cytokin và kết hợp điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định:
Suy tim nặng, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu < 60mmHg) không khắc phục được, chảy máu nặng - chống chỉ định chỉ mang tính chất tương đối.
Theo dõi
Lâm sàng.
Áp lực ổ bụng mỗi 8 giờ.
Diễn biến suy tạng theo thang điểm SOFA.
Các biến chứng của viêm tụy cấp.
Các biến chứng của lọc máu liên tục.
Chỉ định điều trị ngoại khoa
Viêm tụy cấp do sỏi mật, sỏi ống tụy, áp xe tụy, ổ hoại tử nhiễm trùng, nang giả tụy > 6cm và kéo dài > 6 tuần (dẫn lưu qua da).
Phòng bệnh
Loại bỏ các nguyên nhân thuận lợi gây viêm tụy cấp.
Điều trị nội soi, phẫu thuật lấy sỏi đường mật, sỏi tụy.
Cai rượu, điều trị tăng mỡ máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Barbituric ức chế hệ thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.
Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.
Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2
Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường
Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.
Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.
Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.
Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực
Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không
Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch
Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm
Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin