Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-20 12:59 PM

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm quanh khớp vai là bệnh lí phần mềm quanh khớp vai bao gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp,... đặc trưng bời đau và giảm vận động. Nguyên nhân gây bệnh là do quá trình thoái hóa, chấn thương, vi chấn thương kéo dài, do đè ép trực tiếp của các mỏm xương vào dây chằng, gân cơ khi thực hiện các động tác của khớp. Khớp vai có cấu tạo phức tạp, tổn thương hay gặp nhất là gân cơ trên gai, bó dài gân nhị đầu, hệ mũ cơ quay. Bệnh khá thường gặp gặp ở nhóm người lao động chânìay, các vận động viên, người trung niên, người già gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 13% các bệnh khớp. Điều trị bệnh tương đối dai dẳng, cần kết hợp nội khoa, vật lí trị liệu và thay đổi lối sống. Viêm quanh khớp vai có thể nằm trong bệnh toàn thân khác như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, u phổi,...

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai,... kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Một số nghiệm pháp phát hiện gân tổn thương

Nghiệm pháp Palm-up (hình 1): phát hiện tổn thương đầu dài gân cơ nhị đầu: bệnh nhân ngửa bàn tay tư thế 90° bàn tay xoay ngoài, nâng dần cánh tay lên trên kháng lại lực giữ của người khám, bệnh nhân đau khi có tổn thương gân cơ nhị đầu, trường hợp có đứt gân nhị đầu để cánh tay dọc theo thân, cánh tay gấp vuông góc với cánh tay, lên phần sẽ thấy nồi cục vùng cơ cánh tay.

Nghiệm pháp Jobe (hình 2) phát hiện tổn thương cơ trên gai: bệnh nhân dạng tay 90°, ngón cái hướng xuống dưới, đưa cánh tay về trước 30° và hạ thấp dần xuống, bệnh nhân đau khi có tổn thương gân cơ.

Nghiệm pháp Pattes (hình 3) phát hiện tổn thương cơ dưới gai và cơ tròn bé: khuỷu gấp vào cánh tay 90°, cánh tay ở tư thế dạng 90°, hạ thấp cẳng tay và xoay vào trong làm bệnh nhân đau.

Nghiệm pháp Neer (hình 4) phát hiện tổn thương vùng dưới mỏm quạ: người khám đứng phía sau bệnh nhân, một tay giữ vùng vai, trong khi đó tay còn lại nâng dần cánh tay cùng bên sẽ gây lực ép vùng mỏm cùng vai, bệnh nhân đau vùng tổn thương.

Nghiệm pháp Gerber (hình 5), đánh giá tổn thương cơ dưới vai. Đưa tay bệnh nhân ra sau, mu tay tiếp xúc với lưng, đưa tay bệnh nhân tách rời dần khỏi lưng (xoay khớp vào trong tối đa), nếu tổn thương cơ dưới vai thì không làm được động tác này.

Nghiệm pháp Hawkins (hình 6) phát hiện tổn thương dây chằng quạ - cùng vai: nâng tay bệnh nhân lên 90° và làm động tác xoay trong bằng cách hạ thấp cẳng tay và đưa ra phía ngoài, bệnh nhân đau vùng dưới mỏm cùng vai.

Nghiệm pháp Yocum (hình 7): đặt lòng bàn tay lên mỏm khớp vai của bên đối diện và nâng dần khuỷu tay trong khi vẫn cố định khóp vai đang làm nghiệm pháp, bệnh nhân sẽ đau nếu có hẹp khoang dưới mỏm cùng của bên làm nghiệm pháp.

Hình. Khám viêm quanh khớp vai

Khám viêm quanh khớp vai

Chẩn đoán thể bệnh

Thẻ đau vai đơn thuần (thể bán cấp): hay gặp nhất (90%), chủ yếu là tổn thương gân cơ trên gai hoặc bó dài của gân cơ nhị đầu. Ấn đau chói tại chỗ, nghiệm pháp Palm-up hoặc nghiệm pháp Jobe dương tính, siêu âm có tổn thương gân nhị đầu hoặc gân bao xoay.

Thể đau vai cấp là biểu hiện lâm sàng của viêm túi thanh mạc vi tinh thể, có calcl hóa các gân mũ cơ quay và các calci hóa này di chuyển vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng - cơ delta gây đau tại chỗ.

Biểu hiện sưng đau tại vùng mỏm cùng vai cấp tính, siêu âm có dịch ở khoang dưới cơ delta, dịch hút ra có màu vàng chanh trong (không phải dịch mủ).

Thể giả liệt khớp vai do đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn gân mũ cơ quay, gân nhị đầu thường xuất hiện sau một động tác mạnh và đột ngột khiến người bệnh thấy đau chói vùng mặt trước khớp vai, sau đó không giơ tay chủ động được trong khi giơ tay thụ động vẫn làm được. Gân bị đứt hoàn toàn sẽ co lại nổi cục tại 1/3 trên cánh tay. Siêu âm phát hiện đứt gân toàn phần hoặc bán phần.

Thể đông cứng khớp vai do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai. Các động tác của khớp vai đều hạn chế nhưng không đau, có thể teo cơ cạnh khớp. Chụp khớp vai cản quang thấy khoang khớp giảm thể tích.

Cận lâm sàng

Siêu âm khớp vai

Quan sát mặt trước: gân nhị đầu và gân dưới vai, dịch ở trong hoặc ngoải ổ khớp.

Quan sát mặt trên: gân cơ trên gai và dây chằng quạ - cùng vai.

Quan sát mặt sau: gân dưới gai.

Hình ảnh và xét nghiệm

Xquang khớp vai thường bình thường nhưng đôi khi phát hiện calci hoá các gân, thoái hoá khớp kèm theo,...

Chụp khớp vai cản quang nhằm phát hiện viêm quanh khớp vai thể đông cứng bao khớp với hình ảnh bao khớp teo và co dày lên.

Chụp cộng hường từ khớp vai cho thấy hình ảnh toàn bộ khớp và phần mềm quanh khớp, giúp đánh giá chính xác vị trí, kích thước, tình trạng tổn thương gân và bao khớp đặc biệt trường họp đứt gân bán phần, rách sụn viền. Không nên lạm dụng chỉ định chụp cộng hưởng từ, chỉ được chỉ định khi không chẩn đoán được bằng lâm sàng và siêu âm, khi nghi ngờ viêm quanh khớp vai do nguyên nhân khác nằm trong bệnh cảnh phối hợp là viêm khớp dạng thấp thể một khớp.

Các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng c (CRP), yếu tố dạng thấp RF, glucose,... nhằm chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán phân biệt

Thể đau vai cấp có sưng nóng vùng khớp vai cần phân biệt bệnh lí viêm khớp thực sự do nhiễm khuẩn; viêm khớp trong bệnh hệ thống,...

Thể giả liệt khớp vai cần phân biệt bệnh lí cơ như loạn dưỡng cơ, teo cơ sau tiêm một số thuốc, bệnh liệt chi do nguyên nhân thần kinh,...

Thể đông cứng khớp vai trên Xquang có hình ảnh xương cánh tay mất chất khoáng cần phân biệt bệnh lí xương như gãy các xương cấu tạo nên khớp vai sau chấn thương hoặc gãy xương bệnh lí, thiểu sản xương,...

Các thể viêm quanh khớp vai có đau tại chỗ cần phân biệt bệnh lí thần kinh như tổn thương thần kinh do nguyên nhân cột sống cổ, bệnh lí nội khoa vùng ngực cũng gây đau tại chỗ khớp vai.

Điều trị thuốc giảm đau

Có 3 bậc theo WHO

Thường chỉ dùng bậc 1: acetaminophen - Efferalgan 500mg 2-6 viên/ngày hoặc bậc 2: acetaminophen kết hợp codein: Efferalgan codein 2-6 viên/ngày.

Điều trị thuốc chống viêm không steroid

Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng phụ):

Diclofenac (Voltaren) viên 50mg X 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Plroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 -3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên' dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tlm mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

Các thuốc bôi ngoài da: Voltaren emugel, Profenid gel,...

Nếu không có tác dụng không mong muốn thì các thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng kéo dài cho tới khi bệnh nhân hết sưng, đau.

Điều trị corticoid

Không có chỉ định dùng toàn thân, chỉ nên dùng tại chỗ bằng đường tiêm. Liệu pháp này chỉ được thực hiện tại tuyến đã được đào tạo cơ bản về kĩ thuật tiêm khớp. Mục đích là đưa corticoid tới vị trí gân, bao gân bị tổn thương trong điều kiện phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Liều dùng tiêm các điểm bám gân quanh khớp vai là 0,5ml tại một vị trí tiêm, mỗi năm tiêm không quá 3 đợt cho một vị trí. Một số thuốc hay được sử dụng hiện nay:

Hydrocortison acetat lọ 125mg/5ml là thuốc dạng hỗn dịch, độ tan tốt, tác dụng nhanh, thời gian bán thải ngắn. Mỗi đợt tiêm không quá 3 lần cho một vị trí, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Depo-Medrol (methyl prednisolon acetat) lọ 40mg/1 ml, dạng hỗn dịch có tính tan yếu, tác dụng kéo dài. Mỗi đợt chỉ tiêm một lần cho một vị trí.

Diprospan (lọ 1ml) là phức hợp gồm:

Betamethason natri phosphat (2mg betamethason) và Betamethason dipropionat (5mg betamethason).

Mỗi đợt chỉ tiêm một lần cho một vị trí.

Điều trị hỗ trợ

Thuốc giãn cơ: chọn một trong các thuốc sau:

Mydocalm 50mg, 150mg uống 150-450mg/ngày.

Myonal 50mg x 3 viên/ngày.

Mydocalm tiêm bắp sâu 100mg x 2 lần/ngày.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitriptylin 25mg x 1 viên/ngày trong 5-7 ngày.

Vật lý trị liệu

Giai đoạn không có sưng nóng có thể áp dụng liệu pháp nhiệt: hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm, bó nến,...

Giảm đau tại chỗ bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,...

Tập vận động: trong giai đoạn viêm cấp có sưng đau nhiều cần hạn chế vận động vùng gân bị tổn thương trong thời gian ngắn, sau đó phải tập phục hồi các động tác để bảo tồn chức năng vận động của khớp vai.

Điều trị theo nguyên nhân

Quản lý tốt bệnh nhân đái tháo đường, viêm khóp dạng thấp,...

Điều trị khác

Nên tiêm bao gân bằng corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.

Tiêm bao khớp vai bằng corticoid dưới màn tăng sáng trong thể đông cứng khớp vai.

Nội soi khớp vai vừa để chẩn đoán chính xác tổn thương, vừa để điều trị như khâu mũ cơ quay, khâu sụn viền, làm rộng khoang dưới mỏm cùng vai điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, nội soi ổ khớp lấy bỏ các tinh thể calci,...

Phẫu thuật khớp vai khi có bán trật khớp vai, nối các gân bị đứt trong thể giả liệt,...

Phòng bệnh

Giáo dục bệnh nhân về các tư thế lao động sinh hoạt hàng ngày; khi đã có tổn thương khớp vai thì tránh các động tác dạng hoặc các môn thể thao phải cầm vợt đánh, cầm lao ném,..., các chấn thương dù rất nhẹ nhưng nếu lặp đi lặp lại cũng gây tình trạng viêm vô khuẩn tái diễn.

Quản lí và điều trị tốt các bệnh nội khoa như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, bệnh phổi, tai biến mạch máu não,...

Bài viết cùng chuyên mục

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu

Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.