- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hầu hết các loại virus có thể gây viêm phổi, thường lây nhiễm cho trẻ em và gây ra bệnh nhẹ. Người lớn khỏe mạnh cũng phát triển bệnh nhẹ. Ngược lại, người cao tuổi và người bị ức chế miễn dịch sẽ bị viêm phổi do virus nặng, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao
Viêm phổi nặng do virus cúm A là tổn thương phổi mức độ nặng, tiến triển nhanh, nguyên nhân do các virus cúm A.
Nguyên nhân thường gặp do virus cúm A (H5N1), cúm A (H1N1), cúm A (H3N2)...
Virus cúm A (H5N1)
Cúm A (H5N1) còn gọi là cúm gia cầm vì gây bệnh cho gia cầm và truyền bệnh sang người.
Hay gây bệnh cho lứa tuổi đang trong độ tuổi lao động và các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như nghiện rượu, có thai...
Là virus có độc lực cao, khi xâm nhập và cơ thể người gây tổn thương theo 2 cơ chế: trực tiếp là nhân lên tại tế bào phế bào II của phế nang và phá hủy trực tiếp các phế nang một cách lan tỏa; cơ chế gián tiếp kích thích hệ thống bảo vệ của cơ thể gây ra các phản ứng viêm quá mức và gây tổn thương suy đa tạng.
Tử vong cao 60-80% đặc biệt vùng Đông Nam Á.
Virus cúm A (H1N1)
Là cúm gây bệnh trực tiếp cho người, mức độ lây lan ra cộng đồng nhanh nhưng độc lực virus yếu hơn virus cúm A(H5N1).
Các nguy cơ diễn biến nặng: suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, có bệnh tim mạch mạn tính, bệnh phổi mạn tính, béo phì...
Tỉ lệ tử vong thay đổi theo từng quốc gia; 0,048% tại Mỹ và tại Anh là 0,026%.
Chẩn đoán xác định
Yếu tố dịch tễ
Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc chết nếu do cúm A (H5N1) hoặc tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về.
Lâm sàng
Biểu hiện hội chứng cúm và hội chứng suy hô hấp cấp.
Có dấu hiệu suy hô hấp trên nền bệnh nhân có biểu hiện hội chứng cúm. Tuy nhiên, diễn biến bệnh khác nhau và xuất hiện thêm một số triệu chứng ngoài đường hô hấp do virus cúm A (H5N1).
Thời gian ủ bệnh
Tùy theo từng loại vlrus; do virus cúm A (H5N1) thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần sau khi tiếp xúc với gia cầm chết, ốm hoặc bị bệnh, do virus cúm A (H1N1) thường từ 1,5 đến 3 ngày hoặc lâu hơn.
Thời gian toàn phát
Biểu hiện nhiễm cúm chung như: đau rát họng, sốt, đau đầu, đau mình mẩy, ho khan, chảy mũi. nếu do cúm A (H5N1).
Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của hệ thần kinh (lú lẫn, nôn buồn nôn, rối loạn cơ tròn vã hội chứng màng não...).
Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm dạ dày - ruột với biểu hiện tiêu chảy...
Hô hấp: tiến triển suy hô hấp nhanh (khó thở, thở nhanh, mạch nhanh, Sp02 giảm, tím môi đầu chi).
Có thể tiến triển suy đa tạng: suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...
Cận lâm sàng
Công thức máu: bạch cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm.
Xquang tim phổi: tồn thương thâm nhiễm khu trú một bên phổi hoặc lan tỏa hai phổi.
Khí máu: giảm oxy hóa máu mức độ vừa đến nặng, tỉ lệ Pa02/Fi0 2 < 300.
Kết quả test chẩn đoán nhanh cúm A (+) với dịch tị hầu hoặc dịch phế quản, với cúm A (H5N1) bắt buộc phải lấy dịch hút đờm sâu thông qua dịch hút phế quản hoặc dịch đờm sau khi được khí dung nước muối ưu trương 10%). Test nhanh cho kết quả 15-30 phút.
PCR chẩn đoán cúm A (H5N1) hoặc cúm A (H1N1)... chính xác nhưng chậm.
Các xét nghiệm chẩn giúp chẩn đoán suy đa tạng và theo dõi diễn biến.
Chẩn đoán phân biệt
Với viêm phổi do vi khuẩn như do phế cầu... thường có bạch cầu tăng, procalcitonin tăng, có thể làm test phát hiện gián tiếp kháng nguyên phế cầu qua nước tiểu.
Chẩn đoán nguyên nhân
Do cúm A (H5N1) hoặc cúm A (H1N1), A(H3N2)...
Điều trị
Các biện pháp cách ly
Thực hiện quy trình cách li bệnh nhân và các quy trình về xử lí chất thải.
Thực hiện quy trình khử khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tránh lây nhiễm.
Các biện pháp hỗ trợ
Hô hấp
Nằm đầu cao 30°, trường hợp bệnh nhân có sốc cho bệnh nhân nằm đầu thẳng.
Liệu pháp oxy: mục tiêu duy trì SpO2 > 92% và PaO2 > 60mmHg bằng các biện pháp:
- Thở oxy qua gọng kính với lưu lượng tối đa 5 lít/phút mà không kết quả thì:
- Thở oxy mặt nạ đơn giản với lưu lượng oxy tối đa là 8 lít/phút nếu không kết quả thì chuyển:
Thở máy không xâm nhập với mức BiPAP: EPAP 5-8cm nước, đặt IPAP hoặc PS dựa vào Vt (8-10 ml/kg) và đảm bảo thông khí phút. Không nên tăng IPAP quá 20cm nước.
Nếu không kết quả thì
Thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản theo chiến lược thông khí bảo vệ phổi, với Vt = 5-8ml/kg nếu bệnh nhân có tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc ARDS (xem phần thở máy cho bệnh nhân ARDS).
Nếu thất bại (PaO2/FiO2 < 100) với các phương thức thông khí nhân tạo thông thường, có thể áp dụng các biện pháp khác như; thông khí nhân tạo tần số cao (HFO) hoặc trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO) nếu có điều kiện.
Các biện pháp hỗ trợ suy đa tạng khác
Tuần hoàn: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm 7-10 cm nước, sử dụng thuốc vận mạch nếu cần thiết.
Lọc máu liên tục: thể tích dịch thay thế lớn (> 45ml/kg/kg). Tiêu chuẩn ngừng lọc máu khi tiến hành cai thở máy hoặc chỉ số oxy hóa máu > 300 hoặc bệnh nhân có suy thận vô niệu đã có nước tiểu > 3000ml/ngày.
Sau khi ngừng lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng nếu có chỉ định.
Truyền các chế phẩm máu, hồng cầu, tiểu cầu nếu cần thiết.
Điều trị hỗ trợ suy gan nếu có.
Các điều trị khác
Kháng sinh nếu bệnh nhân có nhiễm khuẩn, chú ý nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều trị các biến chứng: dẫn lưu khí và dịch màng phổi nếu có tràn khí, dịch mảng phổi.
Corticoid: dùng hydrocortison 200mg/ngày, chia 4 lần tiêm tĩnh mạch.
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Dự phòng loét tiêu hóa do stress.
Chăm sóc, nuôi dưỡng, chống loét và phòng nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kiểm soát đường máu...
Điều trị đặc hiệu
Dùng thuốc kháng virus: dùng sớm ngay khi có chẩn đoán ngay cả trường hợp nghi ngờ. Oseltamivir 300mg/ngày chia 2 lần nếu do cúm A (H5N1) dùng đến khi xét nghiệm dịch phế quản âm tính, liều 150mg/ ngày nếu do cúmA (H1N1) dùng trong 7 ngày.
Phòng bệnh
Không tiếp xúc với gia cầm sống khi có dịch.
Khi có biểu hiện gia cầm ốm chết phải báo cơ quan chức năng xử lí.
Khi có biểu hiện triệu chứng nhiễm cúm phải đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.
Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.
Sốc phản vệ: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại da hoặc niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.
Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận
Ngộ độc cấp opioid (ma túy): chẩn đoán và điều trị hồi sức cấp cứu
Các hợp chất opioid, gồm các hợp chất có tự nhiên trong nhựa cây thuốc phiện, các dẫn chất, là các opiat, và các chất tổng hợp
Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim
Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng
Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu
Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo