Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-04 07:47 PM

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là một bệnh lí có thể gặp trong lâm sàng, diễn biến thường kéo dài, có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề. Nhận biết và điều trị đúng viêm màng não tăng bạch cầu ái toan giúp làm giảm bệnh tật và tử vong do căn bệnh này.

Các nguyên nhân gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: viêm màng não tăng bạch cầu ái toan thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Giun phổi chuột Angiostrongilus cantonensis. là nguyên nhân phổ bién nhất gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Người nhiễm A. cantonensis khi ăn phải các động vật và rau nhiễm ấu trùng giun, chưa được nấu chín. Trong cơ thể người, ấu trùng A. cantonensis xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây viêm, xuất huyết, hoại tử và sự hình thành các u hạt quanh ấu trùng giun trong tổ chức não.

Các loại giun sán khác có thể gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan bao gồm Toxocara canis (giun đũa chó), Gnathostoma spinigerum (giun gai), Trichinella spiralis (giun xoắn), Taenia solium (sán lợn), v.v...

Người nhiễm các loại giun sán này khi ăn phải các thức ăn chứa ấu trùng chưa được nấu chín, thường là thịt động vật, có thể nhiễm trực tiếp từ môi trường. Ấu trùng của các loại giun sán này có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương cơ học (xuất huyết, hoại tử), và phản ứng viêm.

Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dải từ 6 ngày đến 30 ngày, trung bình 1 đến 2 tuần đối với A. cantonensis.

Khời phát có thể đột ngột hoặc bán cấp.

Đau đầu nặng, buồn nôn, nôn, rối loạn cảm giác.

Sốt có thể có hoặc không.

Dấu hiệu màng não từ kín đáo đến rõ ràng.

Rối loạn tinh thần và tổn thương thần kinh khu trú có thể gặp ờ một số bệnh nhân nặng.

Nhiễm ấu trùng giun gai có thể đi kèm biểu hiện phù ở mặt và chi, đau dọc các dây thần kinh, rối loạn cảm giác và vận động tại những nơi ấu trùng giun di trú; sự xâm nhập của ấu trùng vào mắt có thể gây phản ứng viêm mãnh liệt, có thể dẫn đến mù.

Tổn thương mắt có thể gặp trong nhiễm ấu trùng giun đũa chó, nhiễm ấu trùng sán lợn.

Nhiễm ấu trùng sán lợn thường đi kèm với nang sán dưới da, trong cơ và các cơ quan nội tạng khác ngoài não và màng não.

Nhiễm giun xoắn T. spiralis đi kèm với đau cứng cơ toàn thân, phù.

Cận lâm sàng

Dịch não tủy: dịch não tủy trong, áp lực tăng.

Sinh hóa dịch não tủy: protein tăng, đường bình thường, có thể tăng trong một số ít trường họp;

Tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy và/hoặc trong máu ngoại vi là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán; tỉ lệ BC ái toan thường tăng trên 10%, có thể cao hon, nhưng có thể hoàn toàn bình thường.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm màng não mủ do vi khuẩn thường khởi phát đột ngột; bệnh nhân thường sốt cao; rối loạn tinh thần có thể xuất hiện sớm nếu bệnh nhân không được điều trị phù hợp; dịch não tủy thường biến loạn điển hình với tăng protein, đường hạ; số lượng bạch cầu tăng rất cao, từ vài trăm đến hàng chục ngàn, chủ yếu là bạch cầu đa nhản trung tính; số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong máu ngoại vi cũng tăng cao; số lượng và tỉ lệ bạch cầu ái toan không tăng trong cả dịch não tủy và máu ngoại vi. Vi khuẩn gây bệnh có thể được xác định qua nhuộm soi dịch não tủy, nuôi cấy dịch não tủy và máu.

Viêm màng não do virus có thể khởi phát đột ngột hoặc bán cấp. Bệnh nhân thường có sốt; các dấu màng não có thể kín đáo hoặc rõ ràng; tổn thương thần kinh khu trú hiếm gặp. Dịch não tủy có tăng nhẹ protein, tăng tế bào, chủ yếu là bạch cầu đơn nhân, số lượng và tỉ lệ bạch cầu ái toan không tăng trong cả dịch não tủy và máu ngoại vi.

Lao màng não thường khởi phát từ từ; đau đầu và sốt tăng dần; các dấu màng não thường kín đáo; các dấu thần kinh khu trú thường xuất hiện từ tuần bệnh thứ hai và thứ ba; các biến loạn dịch não tủy bao gồm tăng protein, đường và chlor giảm, tăng tế bào lympho và trung tính hỗn hợp; số lượng và tỉ lệ bạch cầu ái toan không tăng trong cả dịch não tủy và máu ngoại vi. Các tổn thương thường thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ (MRI) sọ não là các ổ nhồi máu trong nhu mô não. Vi khuẩn lao có thể được xác định qua nhuộm kiềm toan (tỉ lệ dương tính rất thấp), PCR-BIC hoặc nuôi cấy MGIT.

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans thường gặp ở người nhiễm HIV hoặc có bệnh lí suy giảm miễn dịch tiềm tàng. Bệnh thường diễn biến kéo dài; dịch não tủy biến loạn nhẹ hoặc hoàn toàn bình thường; số lượng và tỉ lệ bạch cầu ái toan không tăng trong cả dịch não tủy và máu ngoại vi. Nấm c. neoformans gây bệnh có thể được phát hiện qua nhuộm soi dịch não tủy bằng mực tàu và nuôi cấy.

Một số bệnh nội khoa như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh bạch cầu (leukemia), v.v... có thể có biểu hiện màng não và biến loạn dịch não tủy; bệnh nhân có thể có đau đầu và sốt. Có thể phân biệt biểu hiện màng não trong các bệnh này với viêm màng não tăng bạch cầu ái toan trên cơ sờ các biểu hiện tiềm tàng của bệnh nội khoa, và tình trạng không tăng BC ái toan trong dịch não tủy và máu ngoại vi.

Chẩn đoán nguyên nhân

Viêm màng não tăng BC ái toan được chẩn đoán chủ yếu trên cơ sở tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy và/hoặc trong máu ngoại vi; tiền sử ăn các thức ăn động vật (ốc sên, tôm, ếch, v.v...) chưa nấu chín có giá trị hỗ trợ chẩn đoán nhưng rất ít khi có thể khai thác được từ bệnh nhân. Các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu hiện rất hiếm và khó tiếp cận.

Ắu trùng A cantonensis rất hiếm khi được tìm thấy trong dịch não tủy. Chụp cộng hường từ sọ não (MRI) trong các trường hợp nhiễm A. cantonensis nặng có thể thấy hình ảnh tồn thương màng não, các tổn thương dưới vỏ; tăng tín hiệu trên T2 ở vùng dưới vỏ và rìa não thất. Xét nghiệm kháng thể bằng phương pháp Western blot cho thấy có đáp ứng với kháng nguyên 31 kDa của A. cantonensis, nhưng xét nghiệm này hiện chưa có tại Việt Nam.

Nhiễm ấu trùng sán lợn cho hình ảnh các kén sán trong tổ chức não trên phim chụp cắt lớp vi tính và MRI. Xét nghiệm huyết thanh học - ngưng kết hồng cầu gián tiếp trong dịch não tủy và ELISA trong huyết thanh - có thể sử dụng để khẳng định chẩn đoán.

Nhiễm ấu trùng giun đũa chó có thể khẳng định bằng xét nghiệm tìm ấu trùng trong mô bị tổn thương qua xét nghiệm mô bệnh học hoặc ly giải mô. Xét nghiệm ELISA sử dụng sản phẩm từ ấu trùng T. canis có tính đặc hiệu và có thể sử dụng để khẳng định chẩn đoán. Tuy nhiên, hiệu giá kháng thể với Toxocara trong quần thể dân cư không có biểu hiện lâm sàng có thể dao động đáng kể, và một hiệu giá kháng thể tăng không thể khẳng định chẩn đoán một cách chắc chắn.

Nhiễm giun xoắn có thể khẳng định bằng sinh thiết cơ và xét nghiệm mô bệnh học tìm giun trong tổ chức cơ vân.

Điều trị

Điều trị viêm màng não tăng BC ái toan chủ yếu là chống viêm và điều trị triệu chứng; điều trị căn nguyên ít co tác dụng.

Điều trị triệu chứng: điều trị các thuốc giảm đau, chống nôn, hạ sốt, an thần, v.v... tương tự như các viêm màng não và bệnh nhiễm trùng khác. Chọc dò và dẫn lưu dịch não tủy để giảm áp lực nội sọ có tác dụng cải thiện tình trạng lâm sàng.

Điều trị các thuốc steroid: được chỉ định cho các trường hợp viêm màng não nặng. Các thuốc steroid co tác dụng làm giảm đau đầu, cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng khác (sốt, buồn nôn, nôn). Liều prednisolon phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, giảm dần trong vòng 2 tuần. Bệnh nhân có triệu chứng tái phát sau khi ngừng steroid có thể cần điều trị nhẳc lại bằng một đợt mới. Bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn có chỉ định dùng steroid để ngăn ngừa phản ứng viêm do ấu trùng bị chết hàng loạt khi điều trị các thuốc chống ấu trùng như praziquantel hoặc albendazol.

Các thuốc chống giun sán có thể sử dụng trong điều trị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan bao gồm albendazol, thiabendazol, mebendazol, levamizol, diethylcarbamazin và một số thuốc khác. Albendazol thường được sử dụng ở liều 400mg. 2 lần/ngày x 10-14 ngày. Tuy nhiên, các thuốc này ít có tác dụng với các ấu trùng đã xâm nhập vào tổ chức não.

Phòng bệnh

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ấu trùng các loại giun sán có thể dự phòng bằng cách nấu chín kĩ các thức ăn có khả năng mang mầm bệnh như ốc sên, tôm, cua, ếch, các loại rau mọc ở nơi có ốc sên và chuột; giữ vệ sinh, tránh phơi nhiễm với môi trường nhiễm phân chó và phân lợn; v.v...

Bài viết cùng chuyên mục

Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực

Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn

Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục