- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thuật ngữ "viêm khớp phản ứng" được giới thiệu vào năm 1969 là viêm khớp phát triển ngay sau hoặc trong khi bị nhiễm trùng ở nơi khác trong cơ thể, nhưng trong đó các vi khuẩn không từ khớp. Định nghĩa ban đầu không chỉ định các mầm bệnh được chấp nhận là nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng và vào năm 1999, một nhóm chuyên gia đã xác định một danh sách cụ thể các mầm bệnh đường tiêu hóa và niệu sinh dục có thể được coi là nguyên nhân. Chúng bao gồm Chlamydia trachomatis , Yersinia , Salmonella , Shigella và Campylobacter. Escherichia coli , Clostridioides (trước đây là Clostridium) difficile và Chlamydia pneumoniae đã được thêm vào danh sách. Viêm khớp phản ứng được kích hoạt bởi một bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng được gọi là viêm khớp phản ứng mắc phải.
Các mầm gây bệnh bổ sung, các thuật ngữ thay thế và các chiến lược chẩn đoán và điều trị cho viêm khớp phản ứng sau đó đã được đề xuất. Tuy nhiên, không có phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị mới hơn hoặc tên thay thế nào được xác nhận đầy đủ. Một vấn đề khác là nhiều nghiên cứu tạo ra các phương pháp này liên quan đến các bệnh nhân gặp ở các phòng khám thấp khớp hoặc theo dõi sự bùng phát của bệnh sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thông thường; những bệnh nhân như vậy không có khả năng là đại diện của các bệnh nhân bị ảnh hưởng trong cộng đồng nói chung. Vì vậy, định nghĩa của viêm khớp phản ứng vẫn đang phát triển.
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa,... thường gặp ở lứa tuổi trẻ, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp phản ứng chưa được biết rõ. Viêm khớp phản ứng là một tình trạng viêm khớp vô khuẩn xảy ra sau một nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể mà không tìm thấy vi khuẩn tại khớp. Yếu tố gen giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh viêm khớp phản ứng, có 30-70% bệnh nhân viêm khớp phản ứng dương tính với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.
Chẩn đoán xác định
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Amor (1983)
Viêm vô khuẩn một hoặc vài khớp không đối xứng.
Tiêu chảy hoặc có hội chứng lị.
Viêm màng tiếp hợp mắt.
Viêm niệu, viêm cổ tử cung.
Viêm loét trợt niêm mạc, da.
Cơ địa HLA-B27 (+) hoặc có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
Các xét nghiệm tìm thấy tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bệnh viêm khớp phản ứng được chẩn đoán khi có 4/7 triệu chứng trên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm bệnh li cột sóng thể huyết thanh âm tính châu Âu (1990)
Đau, viêm đốt sống.
Hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (chủ yếu là khớp ở chi dưới và không đoì xứng). Có kèm theo một trong các hội chứng sau đây:
Có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
Viêm khớp vẩy nến.
Bệnh lí ruột.
Đau vùng chậu hông.
Bệnh lí phần mềm quanh khớp.
Viêm khớp cùng chậu.
Viêm niệu đạo sinh dục.
Thề đặc biệt của viêm khớp phản ứng
Hội chứng Reiter chằn đoán khi có tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo và viêm kết mạc mắt.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp nhiễm khuẩn: viêm khớp một đơn độc, tình trạng nhiễm khuẩn, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu, ...
Bệnh Gút: viêm khớp cấp tính, tiến triển từng đợt, đáp ứng với colchicin, ...
Viêm khớp dạng thấp thể một khớp: thường gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp tiến triển từng đợt, yếu tố dạng thấp dương tính, ...
Viêm khớp trong các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): thể trạng suy kiệt, xét nghiệm HIV dương tính, có tiền sử nghiện chích ma túy, ...
Điều trị thuốc giảm đau
Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau:
Acetaminophen (paracetamol, Dolodon, Tylenol, ...) 0,5g x 2-4 viên/24 giờ.
Floctafenin (Idarac) 200mg x 2 viên/24 giờ.
Điều trị thuốc chống viêm không steroid
Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):
Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no. Co thể sử dụng dạng ống tiêm bẳp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngảy x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đỏ chuyển sang đường uống.
Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
Điều trị thuốc tác dụng chậm
Sulfasalazin (Salazopyrin) 1000-2000mg/24 giờ, điều trị kéo dài 1-3 tháng.
Methotrexat: 7,5-20mg/tuần: điều trị kéo dải 1-3 tháng: trong trường hợp viêm nhiều khớp và tổn thương khớp nặng.
Thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF alpha: infliximab (Remicade): chỉ định trong trường hợp bệnh tổn thương khớp nặng nề hoặc kháng điều trị với các loại thuốc chống viêm không steroid và corticoid.
Điều trị thuốc corticoid
Corticoid: điều trị corticoid toàn thân trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng 1-1,5mg/kg/24 giờ và giảm liều dần theo tinh trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân. Chỉ điều trị corticoid toàn thân trong thời gian ngắn, khi kiểm soát được bệnh phải chuyển sang điều trị thuốc chống viêm không sterroid.
Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortison acetat, Depo-medrol, Diprospan, ...).
Kháng sinh (chỉ áp dụng điều trị khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục,...): tetracyclin (0,5 x4 viên/ngày), doxycyclin (100mg x4-6 viên/ngày), quinolon (0,5 x 1-2 viên/ngày) được dùng kéo dài tới 1-3 tháng.
Phòng bệnh
Điều trị sớm các tình trạng nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa...).
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường
Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não
Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu
Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực
Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải
Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.
Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.
Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống
Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim
Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.
Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch
Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2