- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm da dị ứng là một bệnh viêm da ngứa mạn tính xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em, nhưng cũng ảnh hưởng đến người lớn. Viêm da dị ứng thường liên quan đến nồng độ immunoglobulin E trong huyết thanh và tiền sử dị ứng cá nhân hoặc gia đình, trong đó mô tả một nhóm các rối loạn bao gồm bệnh chàm, hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Mặc dù mẫn cảm với các chất gây dị ứng môi trường hoặc thực phẩm có liên quan rõ ràng với kiểu hình viêm da dị ứng, nó dường như không phải là một yếu tố gây bệnh nhưng có thể là một yếu tố góp phần trong một nhóm bệnh nhân mắc bệnh nặng.
Các thuật ngữ "viêm da" và "bệnh chàm" thường được sử dụng thay thế cho nhau. Khi thuật ngữ "bệnh chàm" được sử dụng một mình, nó thường đề cập đến viêm da dị ứng (bệnh chàm da). Thuật ngữ "eczematous" cũng bao hàm sự hình thành lớp vỏ, huyết thanh hoặc vết phồng rộp trái ngược với ban đỏ và vảy đơn thuần.
Dịch tễ học, sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán viêm da dị ứng được xem xét ở đây.
Viêm da dị ứng bao gồm viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc. Đây là những biểu hiện tổn thương da trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng quá mẫn tức thì với sự có mặt của IgE hoặc hiện tượng quá mẫn muộn với sự tham gia của tế bào T đặc hiệu.
Chẩn đoán
Viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc đều có quá trình tiến triển lâm sàng qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn đỏ da: ngứa nhiều, ban đỏ rải rác và phù lớp thượng bì.
Giai đoạn hình thành các bọng nước.
Giai đoạn rỉ nước và bội nhiễm gây ra tồn thương chốc lờ.
Giai đoạn đóng vẩy: tiến triển lâu dài và hình thành mảng liken hóa.
Viêm da atopi
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của VVilliams (2000).
Tiêu chuẩn chính: ngứa.
Tiêu chuẩn phụ: kèm thêm 3 triệu chứng trong các triệu chứng sau đây:
+ Tiền sử có bệnh lí da ở các nếp lằn da.
+ Có tiền sử bản thân bệnh hen phế quản vả viêm mũi dị ứng.
+ Khô da trong thời gian trước đó.
+ Có tổn thương chàm hóa ở các nếp gấp.
+ Bệnh bắt đầu trước 2 tuổi.
Phương pháp chẩn đoán này được đơn giản hơn và dễ áp dụng.
Nguyên nhân của viêm da atopi:
Kích ứng bởi các dị nguyên qua da.
Phản ứng do tiếp xúc với dị nguyên hô hấp, đường ăn, uống.
Do áp lực, ánh sáng và các yếu tố vật li khác.
Viêm da dị ứng tiếp xúc
Là bệnh lí theo cơ chế dị ứng muộn gây ra phản ứng viêm tại nơi tiếp xúc với dị nguyên.
+ Tiến triển qua 4 giai đoạn như đã nói ở trên.
+ Nguyên nhân: thường do tiếp xúc với các đồ vật, sản phẩm có mạ bằng niken, hóa chất, đồ dùng hàng ngày.
Một số phương pháp chẩn đoán dặc hiệu
Test lẩy da (Prick test).
Phản ứng thoát hạt tế bào mast hoặc tiêu bạch cầu đặc hiệu nhằm phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu thông qua mức độ vỡ của các tế bào trên.
Test áp là kĩ thuật đơn giản, dễ làm, an toàn và cho kết quả chính xác.
Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu VỚI dị nguyên.
Tiến triển
Trong thời gian đầu tiến triển thành từng đợt, có cơn cấp và cũng có đợt thuyên giảm.
Trong thời gian sau: tiến triển mạn tính là phần lớn.
Yếu tố tiên lượng xấu cho viêm da atopi ở người lớn đó là:
Bệnh bắt đầu sớm (trước 1 năm tuổi).
Mức độ tổn thương da sau khi sinh (1 tháng tuổi đầu tiên).
Tiền sử bản thân và gia đình về dị ứng.
Sự phối hợp với các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
Bội nhiễm da và chất lượng chăm sóc da.
Biến chứng của viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc
Nhiễm vi khuẩn
Nhiễm tụ cầu vàng tại các vùng da tổn thương dập vỡ, rỉ nước.
Dấu hiệu lâm sàng thể hiện phản ứng viêm rầm rộ trên da, tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch đục, mủ.
Hạch ngoại vi to và đau. sốt có thể có khi tổn thương nhiễm khuẩn lan rộng.
Nhiễm virus
Tổn thương gồm nhiều bọng nước, đau, rát, dịch trong hoặc đục, có nhiều chỗ hoại tử.
Điều trị chống viêm
Corticoid tại chỗ (trừ các tổn thương có bội nhiễm) hiệu quả điều trị tốt trong nhiều trường hợp, an toàn và không có tai biến toàn thân cho bệnh nhân. Không dùng trên mặt vì gây teo da, xạm da khó phục hồi.
Kem mometason (Elomet) typ 5g, 15g, 20g. Bôi da 1 đến 2 lần/ngày trong 4 tuần.
Kem Eumovate (clobetason) 0,05% typ 5g. Bôi tối đa 4 lần/ngày ưu tiên cho chàm và viêm da dị ứng đơn thuần.
Kem Dermovat 0,05% typ 15g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần dành cho các liken phẳng và khô da nhiều.
Kem Locatop 0,1% typ 30g bôi 2 lần/ngày ưu tiên cho viêm da dị ứng tiếp xúc có rỉ nước.
Điều trị hống bội nhiễm
Chăm sóc da sạch bằng các dung dịch sát trùng tại chỗ Cytéal (1 thìa súp pha trong 5 lít nước dùng tắm cho những vùng tổn thương. Tắm nước khoáng, nóng là phương pháp được khuyên dùng.
Kem Betnovat 0,1% bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần điều trị.
Mỡ Triderm typ 5g, 15g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần kể cả bội nhiễm nấm.
Mỡ Bividerm typ 5g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần ưu tiên bội nhiễm tụ cầu.
Điều trị khô da
Đây là giai đoạn điều trị cần thiết. Khô da làm tăng tình trạng ngứa, nứt nẻ da sẽ tạo lối vào cho vi khuẩn cũng như dị nguyên. Bền vững lớp mỡ dưới da sẽ giữ nước và hạn chế tác động từ bên ngoài.
Sử dụng các dung dịch làm mềm da giàu chất béo bảo vệ da:
Kem Bridge Heel Balm typ 30g, 75g bôi 2 lần/ngày mỗi đợt 4 tuần.
Kem Aderma skin care cream typ 50ml xoa 2 lần/ngày ưu tiên cho trẻ nhỏ và sơ sinh.
Kem Aderma - Exomega typ 200ml xoa 2 lần/ngày bảo vệ và dưỡng ẩm da.
Điều trị đều đặn hàng ngày khi có đợt cấp cũng như khi ổn định sẽ phục hồi và cải thiện cấu trúc da.
Điều trị khác
Các thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều có tác dụng giảm phản ứng dị ứng và giảm ngứa giúp cho việc cải thiện tình trạng toàn thân:
Desloratadin (Aerius)
Người lớn và trẻ em (TE) > 12 tuổi: 5mg X 1 viên/ngày.
Trẻ em 6 -11 tuổi siro 5ml/ngảy (2,5mg/ngày).
Trẻ em 2 - 5 tuồi siro 2,5ml/ngảy (1,25mg/ngày).
Loratadin (Clarityne)
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 5mg/1 viên/ngảy.
Trẻ em 2 -12 tuổi, > 30kg 10ml/ngày hay 2 thìa cà phê.
Trẻ em < 30kg 5ml/ngày hay 1 thìa cà phê.
Mỡ Eurax 10% bôi 4 lần/ngày.
Mỡ phenergan 2% typ 10g bôi 4 lần/ngày.
Điều trị thể nặng
Corticoid: dùng đường toàn thân trong một số trường hợp với liều dùng 0,5-1 mg/kg/24 giờ rồi giảm liều và theo dõi các tác dụng phụ nếu có.
Cyclosporin: đường uống với liều bắt đầu 2 - 5mg/kg/24 giờ. Sau đó giảm liều dần, thường dùng điều trị cho người lớn và cần có ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Pcotopic (Taccolimus) 0,03% - bôi da 2 lần/ngày trong 3 tuần (1 đọt).
Phòng bệnh
Giáo dục cho bệnh nhân, cha mẹ bệnh nhân về cơ chế, các hình thái tổn thương, mức độ, nguyên nhân gây bệnh, quá trình tiến triển mạn tính, sự phối hợp có thể có với một số bệnh khác, cần theo dõi và kiên trì điều trị của bệnh nhân.
Kết quả test áp, test lẩy da và kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm sẽ là những thông tin cần thiết cho bệnh nhân biết.
Thông báo danh sách một số sản phẩm, dị nguyên thường gây bệnh để bệnh nhân biết cách phòng tránh tiếp xúc.
Người có viêm da dị ứng tiếp xúc cần được theo dõi và quản lí để phòng tránh tiếp xúc lại bằng mọi cách nhất là tại nơi làm việc. Nếu không được thì cần sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động để hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với dị nguyên.
Phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng kèm theo như hen, viêm mũi dị ứng và điều trị các ổ nhiễm trùng về răng, tai mũi họng.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.
Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.
Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên
Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.
Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.
Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.
Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này
Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.
Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.
Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục
Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.