Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-11 07:53 PM

Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lí cột sống thể huyết thanh âm tính. Bệnh viêm cột sống dính khớp có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80 - 90%) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, bệnh thường gặp ở nam giới (80 - 90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ 80%).

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động khớp, khả năng lao động, sinh hoạt, chất lượng sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh viêm cột sống dính khớp hiện nay chưa rõ.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán New York năm 1984:

Tiêu chuẩn lâm sàng

Tiền sử hay hiện tại có đau vùng thắt lưng hay vùng lưng - thắt lưng kéo dài trên 3 tháng.

Hạn chế vận động thắt lưng ở cả 3 tư thế cúi, ngửa, nghiêng và quay.

Độ giãn lồng ngực giảm.

Tiêu chuẩn X quang

Viêm khớp cùng chậu một bên ở giai đoạn III hoặc IV Viêm khớp cùng chậu hai bên từ giai đoạn II trở lên.

Chẩn đoán xác định bệnh viêm cột sống dính khớp khi có một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn Xquang.

Nhằm chẩn đoán bệnh và theo dõi tiến triển của bệnh cần làm thêm các xét nghiệm về phản ứng viêm (tốc độ máu lắng, protein C phản ứng).

Trong giai đoạn sớm của bệnh để giúp chẩn đoán xác định nếu có điều kiện chỉ đứợc thêm xét nghiệm HLA-B27 dương tính > 80% trường hợp), chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp cùng chậu. Các thành viên trong gia đình có thể mắc các bệnh lí trong nhóm bệnh lí cột sống thể huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng...).

Chẩn đoán phân biệt

Các bệnh cột sống: viêm đốt sống đĩa đệm do vi khuẩn, do lao: tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương thân đốt và đĩa đệm trẽn phim Xquang...

Thoái hóa cột sống: gặp ở người lớn tuổi, hình ảnh gai xương thân đốt sống, các xét nghiệm về phản ứng viêm bình thường.

Các bệnh lí khớp ngoại vi: lao khớp háng (bệnh nhân đau và hạn chế vận động thường một bên khớp háng, tổn thương xương và khớp trên phim, có thể có lao phổi phối hợp...), thoái hóa khớp háng (các xét nghiệm về phản ứng viêm bình thường, tổn thương gai xương...).

Mục đích điều trị

Kiểm soát tình trạng đau và viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp, cột

sống và phòng tránh biến dặng khớp và cột sống.

Vận động liệu pháp

Tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh các bài tập vận động khớp và cột sống, tham gia các hoạt động thể dục (bơi, đi bộ, đi xe đạp...) phù hợp với tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh.

Hướng dẫn bệnh nhân tập thở, nằm đúng tư thế (không dùng gối cao, không nằm đệm mềm, không nằm co khớp gối...).

Điều trị vật lí trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, siêu âm, tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, xoa bóp...

Điều trị thuốc

Thuốc giảm đau

Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau:

Acetaminophen (paracetamol, Dolodon, Tylenol...) 0,5g x 2 - 4 viên/24 giờ.

Floctafenine (Idarac) 200mg x 2 viên/24 giờ.

Thuốc chống viêm không steroid

Có thể lựa chọn một trong các loại thuốc kháng viêm không steroid sau phụ thuộc vào đáp ứng của thuốc, tình trạng bệnh và khả năng kinh tế của người bệnh (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):

Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no.

Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2 -3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 – 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày, uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuồi.

Thuốc tác dụng chậm (điều trị cơ bản)

Sulfasalazin (Salazopyrine) 1000 - 2000mg/24 giờ.

Methotrexat 7,5 - 15mg/tuần: đối với trường hợp viêm cột sống dính khớp thể khớp ngoại vi.

Thuốc corticoid

Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortison acetat: 125mg/5ml, Depo - medrol 40mg/ml...).

Điều trị corticoid toàn thân trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng 1 - 1,5mg/kg/24 giờ và giảm liều dần theo tình trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân.

Nhóm thuốc sinh học mới: các kháng thể đơn dòng chống yếu tố hoại tử u TNF anpha (Remicade, Entanecept...) điều trị các trường hợp kháng với các thuốc điều trị.

Thuốc điều trị phối hợp thuốc giãn cơ

Bệnh nhân có dùng thuốc methotrexat: acid folic 5mg x 2 viên/tuần.

Bệnh nhân có biểu hiện viêm dạ dày-hành tá tràng: omeprazon 20mg/24 giờ.

Bệnh nhân dùng corticoid, có loãng xương: calcitonin (Miacalcic, Rocalcic) 50-100UI/24 giờ (tiêm bắp hoặc xịt mũi), biphosphonat (Fosamax, Alenta...) 70mg/tuần, calci 0,5-1g/24 giờ.

Bệnh nhân có thoái hóa khớp thứ phát: diacerin (Artrodar) 50 - 100mg/25h, glucosamin sultat (Viartril-S, Bosamin, Lubrex-F...) 1g-1,5g/24 giờ, chondroitin 0,5-1g/ngày.

Phẫu thuật chỉnh hình

Thay khớp háng, thay khớp gối, giải phóng khớp dính hoặc khớp bị biến dạng.

Phòng bệnh

Giáo dục và hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có những hiểu biết về bệnh để thực hiện đúng liệu trình điều trị và theo dõi quá trình điều trị.

Áp dụng các biện pháp điều trị nhằm hạn chế di chứng bệnh: chống teo cơ, dính khớp, nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.

Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim

Viêm tuyến giáp không đau sau sinh: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 đến 7 phần trăm phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện tượng tự miễn.

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận

Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.