Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-03-26 09:29 PM
Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ung thư tuyến giáp có xu hướng xảy ra ở một dân số lớn tuổi khi so sánh với các bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa khác. Tỷ lệ mắc cao nhất của nó là từ 40 đến 60 tuổi, so với tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp nhú lên đến đỉnh điểm trước đó, trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Ngoài ra, ung thư tuyến giáp nang phổ biến ở phụ nữ khoảng ba lần so với nam giới. Iốt cũng có thể đóng một vai trò trong dịch tễ học của ung thư tuyến giáp. Ở những vùng thiếu iốt trên thế giới, có tỷ lệ mắc ung thư nang cao hơn so với những vùng có đủ iốt. Với sự ra đời của iốt, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp giảm, trong khi ung thư tuyến giáp dạng nhú tăng.

Ung thư tuyến giáp là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp (gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa) hoặc từ tế bào cạnh nang giáp (ung thư thể tùy).

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1% trong tổng số các loại ung thư nhưng nó là loại ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất và gây tử vong nhiều nhất.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của ung thư tuyến giáp rất nghèo nàn. Đa số bệnh nhân chỉ có nhân tuyến giáp đơn thuần, ở giai đoạn muộn, một số bệnh nhân có dấu hiệu ung thư di căn vào tổ chức xung quanh gây nên khàn tiếng, nuốt vướng...

Các triệu chứng gợi ý bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp là:

+ Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc đa u tuyến nội tiết (MEN).

+ Nhân giáp rắn hoặc cứng và dính vào tổ chức xung quanh, ít di động.

+ Bệnh nhân có liệt dây thanh gây khàn tiếng.

+ Có hạch cổ.

+ Có dấu hiệu di căn xa ở xương, phổi...

Triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: nồng độ TSH và FT4 binh thường ở đa số bệnh nhân. Nồng độ calcitonin tăng ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy.

Siêu âm tuyến giáp và vùng cổ: một số dấu hiệu gợi ý nhân giáp ác tính là nhân giảm âm, calci hóa nhò (microcalciíication), bờ không đều, nhân hình tròn đều hoặc cao, tăng sinh mạch máu trong nhân, đặc biệt là các bằng chứng xâm lấn của khối u hoặc hạch lympho vùng cổ.

Chọc hút tế bào nhân tuyến giáp bằng kim nhỏ là kĩ thuật có độ chính xác lên tới 95%, có giá trị nhất trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp trước mổ. Sừ dụng kim cỡ 25 hoặc 27 gắn với bơm tiêm 10 hoặc 20ml, thông thường chọc hút 2 - 4 lần, chỉ hút khi đầu kim đã nằm ở trong nhân. Tỉ lệ thành công cao hơn nếu được trợ giúp bởi siêu âm, đặc biệt là với các nhân to > 4cm hoặc nhỏ < 1cm, nhân nằm ở phía sau, nhân hỗn hợp (nang chiếm hơn 50%).

Xạ hình tuyến giáp (bằng I131, I131 hoặc 99mTc): nhân ung thư tuyến giáp thường giảm bắt chất phóng xạ (nhân lạnh).

Chẩn đoán các thể ung thư tuyến giáp

Ung thư thể nhú

Chiếm 70 - 80% các ung thư tuyến giáp. Bệnh hay gặp ở nữ giới, lứa tuổi < 40 hoặc 60 - 70. Ung thư thể nhú thường có nhiều ổ hay di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh, ít di căn xa.

Tiên iượng tốt do ung thư tiến triển chậm, tỉ lệ sống >10 năm tới 95%.

Ung thư thể nang

Chiếm khoảng 5 - 10% ung thư tuyến giáp, hay gặp ở nữ giới, tuổi trung niên. Ung thư thể nang thường xâm lấn mạch máu hay di căn xa đến não, phổi, xương...

Tiên lượng tương đối tốt. Tỉ lệ sống > 5 năm khoảng 85% tùy mức độ xâm lấn

Ung thư thể không biệt hóa

Chiếm khoảng 1 - 3% ung thư tuyến giáp. Gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi > 60. Ung thư tiến triển nhanh, xâm lấn và chèn ép tổ chức xung quanh như thần kinh, mạch máu, thanh quản, thực quản...

Tiên lượng xấu vì rất ác tính, bệnh nhân thường chết trong vòng 1 năm sau khi được chẩn đoán.

Ung thư thể tủy

Chiếm 5 -10% các loại ung thư tuyến giáp, xuất phát từ tế bào cạnh nang giáp. Gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nữ bị nhiều hơn nam. Trong 5 -10% các trường hợp, ung thư tuyến giáp thể tủy có tính gia đình, nằm trong bệnh cảnh đa u tuyến nội tiết typ 2A (hội chứng Sippel) hoặc 2B. Ung thư thể tủy có thể di căn vào hạch bạch huyết và tổ chức xung quanh nhưng cũng có thể di căn xa đến gan, phổi, xương.

Tiên lượng tùy thuộc tuổi bệnh nhân, tình trạng di căn lúc phát hiện bệnh. Tỉ lệ sống thêm > 5 năm là khoảng 50%.

U lympho

Thường xuất hiện trên nền viêm tuyến giáp Hashimoto. Khối u thường to nhanh.

Xét nghiệm mô bệnh học thấy rất nhiều tế bào lympho lớn, cần phân biệt với ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Chẩn đoán phân biệt

Bướu nhân tuyến giáp lành tính

Có tới 10 - 30% người bình thường trong cộng đồng có bướu nhân tuyến giáp nhưng chỉ có chưa đến 5%, trong số đó là ác tính.

Chẩn đoán phân biệt bằng chọc hút tế bảo kim nhỏ.

Ung thư di căn đến tuyến giáp

Ung thư di căn đến tuyến giáp hiếm gặp, chủ yếu là từ sarcom sợi hoặc sarcom tế bào lympho.

Chẩn đoán bằng xét nghiệm tế bào học và tìm ổ ung thư tiên phát.

Chẩn đoán nguyên nhân

Có thể do tia xạ ngoài vùng đầu mặt cổ, ngực gây đứt gẫy nhiễm sắc thể, dẫn đến thay đổi và mất gen ức chế u hoặc nguyên nhân khác gây đột biến các gen gây ung thư và gen ức chế u như gen RET, TRK1, RAS...

Điều trị và theo dõi

Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa ung thư thể nhú và thể nang

Phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp (và hạch cổ nếu có) với mục đích chính là loại bỏ khối u, làm giảm tỉ lệ từ vong, ngoài ra còn để chẩn đoán mô bệnh học, giai đoạn bệnh và giúp điều trị I131 được thuận lợi.

Điều trị I131 nhằm làm giảm tỉ lệ tái phát. Sau cắt tuyến giáp 4 -12 tuần, khi TSH > 50IU/I các bệnh nhân sẽ được cho làm xạ hình toàn thân với liều I131 từ 3 - 5mCi nhằm phát hiện tổ chức tuyến giáp còn sót lại hoặc ổ di căn ung thư tuyến giáp. Nếu kết quả dương tính thì sẽ được cho điều trị I131 với liều 30 - 50mCi. Xạ hình toàn thân bằng I131 sẽ được lặp lại mỗi 6 tháng và ngừng nếu 2 lần xạ hình liên tiếp cho kết quả âm tính. Những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp (ung thư thể nhú, tuổi 15-45, không có tiền sử bị tia xạ ngoài, khối u nhỏ, chưa có di căn, đã cắt toàn bộ tuyến giáp) có thể không cần điều trị lode phóng xạ.

Điều trị ức chế TSH: sau điều trị I131 1 - 2 tuần, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng L-thyroxin nhằm ức chế TSH ở dưới mức bình thường để phòng ngừa ung thư tái phát. Mục tiêu TSH nên là càng thấp càng tốt nhưng không có tác dụng phụ (vì thế cần theo dõi thêm nồng độ FT4 để tránh quá liều). Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thuộc nhóm nguy cơ thấp thì nên duy trì TSH ở mức 0,1 - 0.5IU/I.

Khi đã đạt mục tiêu, kiểm tra FT4 và TSH mỗi 6 tháng để điều chỉnh liều.

Phải theo dõi suốt đời sự tái phát ung thư tuyến giáp bằng siêu âm vùng cổ, xét nghiệm Tg (thyroglobulin) và anti - Tg cùng lúc làm xạ hình toàn thân lần đầu tiên (khi TSH tăng cao) và sau mỗi 6 -1 2 tháng (phải ngừng L-T4). Nếu Tg < 2ng/ml thì có thể tiếp tục điều trị L-T4, còn nếu Tg > 5ng/ml thì nên điều trị lại bằng I131.

Điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Có hiệu quả kém do thường được phát hiện muộn không còn khả năng phẫu thuật và cũng không đáp ứng với điều trị bằng I131 hoặc hóa chất. Một số bệnh nhân có đáp ứng với tia xạ ngoài.

Điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy

Chủ yếu bằng phẫu thuật cắt tuyến giáp. Các khối u này không bắt iod nên không thể điều trị I131. Có thể sử dụng điều trị tia xạ ngoài và hóa chất cho một số bệnh nhân ở giai đoạn muộn để làm giảm triệu chứng. Theo dõi sự tái phát bằng xét nghiệm calcitonin.

Điều trị u lympho tuyến giáp (thyroid lymphoma)

Nên tuân theo hướng dẫn điều trị các loại u lympho khác. Không nên điều trị phẫu thuật vì có thể thúc đẩy di căn. Có thể điều trị bằng tia xạ ngoài.

Phòng bệnh

Hạn chế tia xạ ngoài vùng đầu cổ, như để điều trị các bệnh u máu ngoài da...

Các bệnh nhân có bướu nhân tuyến gáp cần được khám, theo dõi (bao gồm cả chọc hút tế bào nhân giáp) định kì mỗi 6 -1 2 tháng.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng

Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu

Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu

Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong

Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng

Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.