- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thuật ngữ "thẩm thấu hiệu quả", dùng để chỉ hoạt động của các chất hòa tan qua màng tế bào không dễ dàng (thẩm thấu hiệu quả) và do đó xác định sự phân bố qua nước của tế bào. Bởi vì natri và các anion của nó chiếm phần lớn các chất thẩm thấu hiệu quả trong dịch ngoại bào, nồng độ natri trong huyết tương cao (tăng natri máu) cho thấy tình trạng tăng thẩm thấu và giảm thể tích tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, tăng natri máu do thiếu nước. Điều này phát triển khi mất nước không được thay thế vì không có nước, khi ham muốn uống bị giảm hoặc do bệnh nhân không thể tự tìm nước. Mất nước nhiều không thể thay thế (ví dụ, do bệnh đái tháo nhạt) dẫn đến tăng natri máu khởi phát nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay cả khi mất nước nhiều, chứng tăng natri máu sẽ không phát triển nếu khát và có sẵn nước.
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối mà không có nước hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương.
Tăng natri máu do thiếu nước được gọi là mất nước. Điều này khác với hạ kali máu, trong đó cả muối và nước đều bị mất.
Tăng natri máu thường là do sự mất cân bằng giữa lượng nước đưa vào cơ thể và lượng nước bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Tăng natri máu kèm theo tăng áp lực thẩm thấu.
Các triệu chứng ở người già thường kín đáo.
Chẩn đoán xác định
Xét nghiệm
Natri máu > 145mmo/l.
Dấu hiệu lâm sàng gợi ý
Toàn thân: khát, khó chịu sốt.
Thần kinh: yếu cơ, lú lẫn, mê sảng, co giật, hôn mê, co cứng, tăng phản xạ.
Tiêu hóa: buồn nôn và nôn.
Dấu hiệu thay đổi thể tích dịch ngoại bào.
+ Tăng natri máu do giảm thể tích (sụt cân, da niêm mạc khô, tĩnh mạch cổ xẹp, áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, nhịp tim nhanh, ...).
+ Tăng natri máu do tăng thể tích (tăng cân, không có dấu hiệu thiếu dịch ngoại bào, phù ngoại vi, tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng).
Nguyên nhân thường gặp
Tăng natri máu có giảm thể tích (lượng nước thiếu hụt > lượng natri thiếu hụt)
Giảm lượng nước đưa vào cơ thể: lượng nước đưa vào thiếu hoặc do cơ chế khát bị tổn thương (tổn thương hệ thống thần kinh trung ương).
Mất nước qua thận:
+ Lợi tiểu (lợi tiểu quai, thiazid, lợi tiểu giữ kali, lợi niệu thầm thấu).
+ Tăng đường máu trong hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
+ Sau tắc nghẽn đường tiết niệu.
+ Tiểu nhiều trong giai đoạn hồi phục của suy thận cấp.
+ Đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt tại thận.
Mất nước ngoài thận:
+ Mất qua đường tiêu hóa: nôn, dẫn lưu dạ dày, tiêu chảy, dẫn lưu mật, mất dịch qua lỗ rò.
+ Mất qua da: do mồ hôi, do bỏng, do vết thương hờ.
Tăng natrí máu có tăng thể tích (lượng muối đưa vào > lượng nước đưa vào)
Truyền muối ưu trương.
Truyền natri bicarbonat.
Uống nhầm muối.
Thừa corticoid chuyển hóa muối nước (hội chứng Cushing, hội chứng Conn).
Tăng natrí máu có thể tích máu bình thường
Mất ngoài thận.
Điều trị
Công thức tính lượng nước thiếu của cơ thể (sử dụng khi có tăng natri máu kèm giảm thể tích)
Lượng nước thiếu = Lượng nước cơ thề x (Na máu/140-1)
Trong đó:
+ Lượng nước cơ thề = Trọng lượng cơ thể x 0,6 (nam).
+ Lượng nước cơ thề = Trọng lượng cơ thể x 0, (nam).
Công thức điều chỉnh natri
N= (Na dịch truyền- Na máu)/(Lượng nước cơ thể+1)
Trong đó:
N là số mmol natri máu thay đổi khi truyền 1 lít dịch.
Chú ý:
Điều trị tăng natri máu có giảm thể tích: nên lựa chọn dịch muối 0,9% để khôi phục lượng nước thiếu hụt.
Điều trị tăng natri máu đẳng tích: nên dùng natri clorua 0,45%. Nếu mức lọc cầu thận giảm có thể dùng lợi tiểu để tăng bài tiết natri qua nước tiểu.
Tăng natri máu có tăng thể tích: nên sử dụng glucose 5% để làm giảm áp lực thẩm thấu máu. Lợi tiểu quai có thể tăng đào thải natri qua thận.
Trong trường hợp tăng natri máu nặng và suy thận nặng nên chỉ định lọc máu ngắt quãng để điều chỉnh natri máu.
Đái tháo nhạt trung ương bù natri kết hợp với desmopressin acetat (Minirin).
Theo dõi điện giải đồ 6 giờ/lần, áp lực thẩm thấu máu và niệu 1 lần/ngày cho đến khi natri về bình thường.
Tốc độ điều chỉnh hạ natri máu < 0,5mmol/l mỗi giờ và không quá 12mmol/l trong 24 giờ.
Áp lực thẩm thấu máu ước tính = 2 natri + glucose.
Kiểm soát đường máu nếu đường máu cao.
Theo dõi sát dịch vào và dịch ra của bệnh nhân.
Nồng độ natri trong một số loại dịch.
+ Natri clorua 0,45% có nồng độ natri là 77mmol/l.
+ Natri clorua 0,9% có nồng độ natri là 154mmol/l.
Tim và điều trị nguyên nhân
Phòng bệnh
Người già dễ bị tăng natrl máu do mất cảm giác khát, cần tư vấn cho người nhà và bệnh nhân cảnh giác với các trường hợp khát, nắng, nóng, mất nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng
Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.
Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh
Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực
Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải
Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống
Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào
Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng
Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này
Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.
Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm
Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc
Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai
Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu
Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên
Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.
Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình