Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

2020-02-20 06:14 PM
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tăng áp lực nội sọ là một biến chứng có khả năng tàn phá tổn thương thương thần kinh nghiêm trọng. Áp lực nội sọ tăng cao có thể làm biến chứng chấn thương, khối u hệ thống thần kinh trung ương, tràn dịch não, bệnh não gan và chảy máu tĩnh mạch hệ thống thần kinh trung ương bị suy yếu. Quản lý thành công bệnh nhân mắc áp lực nội sọ tăng cao đòi hỏi phải nhận biết kịp thời, sử dụng hợp lý việc theo dõi xâm lấn và điều trị nhằm vào cả việc giảm áp lực nội sọ và đảo ngược nguyên nhân cơ bản của nó.

Áp lực nội sọ thường là ≤15 mmHg ở người lớn và tăng ở bệnh lý nội sọ hiện diện ở áp suất ≥ 20 mmHg. Áp lực nội sọ thường thấp hơn ở trẻ em so với người lớn. Cơ chế cân bằng nội môi ổn định áp lực nội sọ, với độ cao thoáng qua liên quan đến các vấn đề sinh lý, bao gồm hắt hơi, ho hoặc vận động Valsalva.

Tăng áp lực nội sọ cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong hoặc tổn thương không hồi phục. Hậu quả của tăng áp lực nội sọ là phù não, thiếu máu não ngày càng tăng tạo ra vòng xoắn bệnh lí.

Ở người trường thành, thể tích hộp sọ khoảng 1500ml gồm: tổ chức não chiếm 80%, máu chiếm 10%, dịch nãotuỷ chiếm 10%.

Áp lực tưới máu não lớn hơn 60mmHg.

 Áp lực tưới máu não = Huyết áp trung bình – Áp lực nội sọ.

Các cơ chế thích ứng bù trừ như: dịch não tuỷ thoát về phía tuỳ sống, tăng thấm qua màng nhện vào xoang tĩnh mạch dọc trên, giảm thể tích máu não.

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

Tùy vào bệnh nhân tỉnh hay hôn mê mà có những diễn biến bệnh khác nhau.

Bệnh nhân tình:

Nhức đầu thường đau tăng dần lên, đau có thể lan tỏa hoặc khu trú.

Nôn: thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.

Rối loạn thị giác: nhìn đôi, thoáng mờ, giảm thị lực, soi đáy mắt có phù gai.

Rối loạn thần kinh: ngủ gà, lờ đờ.

Bệnh nhân hôn mê:

Đang tỉnh đột ngột hôn mê hoặc hôn mê sâu hơn.

Có biểu hiện tăng trương lực cơ.

Rối loạn thần kinh thực vật (là dấu hiệu nặng):

+ Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.

+ Rối loạn hô hấp: thở nhanh, sâu hoặc Cheyne-Stockes.

+ Rối loạn điều hoà thân nhiệt: sốt cao

Dấu hiệu tổn thương do tụt não:

+ Tụt thùy thái dương: liệt dây III, đồng tử giãn.

+ Tụt thùy hạnh nhân tiểu não: thở nhanh hoặc ngừng thờ.

+ Tụt não trung tâm: biểu hiện tổn thương từ trên xuống dưới.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: có thể xác định nguyên nhân do hạ natri máu.

CT scan sọ: giúp chẩn đoán xác định được nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ.

+ Phù não, cấu trúc não bị xô đẩy, cấu trúc đường giữa bị thay đổi

+ Não thất giãn: do tắc nghẽn.sự lưu thông của dịch não tuỷ.

+ Có thể thấy: chảy máu não, thiếu máu não, u não, áp xe não, ...

MRI sọ não: cho biết rõ hơn về tổn thương não.

Chụp động mạch não: xác định được dị dạng mạch não.

Chọc dò tuỳ sống: khi nghi ngờ viêm màng não, để cho dịch não tuỷ chảy ra từ từ.

Chẩn đoán nguyên nhân

Chấn thương sọ não.

Chảy máu não: trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện.

U não.

Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Não úng thuỷ.

Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:

+ Tăng C02 máu; giảm oxy máu.

+ Thông khí nhân tạo có sử dụng PEEP.

+ Tăng thân nhiệt.

+ Hạ natri máu.

+ Tình trạng co giật.

Chẩn đoán phân biệt

Hôn mê: hôn mê tăng thẩm thấu, toan ceton, hạ đường máu, hôn mê gan, ...

Nhìn mờ: các bệnh lí thực thể ở mắt.

Đau đầu: các nguyên nhân do thần kinh ngoại biên, rối loạn vận mạch. I.

Điều trị

Điều trị nội khoa

Cho bệnh nhân nằm yên tĩnh nếu tỉnh.

Đầu cao 30°-45°C.

Đảm bảo hô hấp: thở oxy. Bệnh nhân hôn mê, rối loạn hô hấp cần phải đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo (tránh sử dụng PEEP), duy trì PaCO2 từ 26 - 30mmHg.

Hồi sức tuần hoàn:

Cần chú ý: duy trì huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức bình thường hoặc huyết áp nền (huyết áp tâm thu 140-180mmHg, huyết áp tâm trương < 120mmHg) để đảm bảo áp lực tưới máu não (áp lực tưới máu não: 65-70mmHg), giữ áp lực thẩm thấu máu 295 đến 305mOsm/l.

Nếu hạ huyết áp:

+ Truyền đủ dịch: dựa vào áp lực tưới máu não, không truyền glucose 5% và NaCI 0,45%.

+ Huyết áp vẫn không đạt được yêu cầu: sử dụng dopamin truyền tĩnh mạch.

+ Điều trị tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120mmHg kèm theo suy thận.

+ Nếu huyết áp tâm thu > 230mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 140mmHg:

Nitroprussid truyền tĩnh mạch: 0,1 - 0,5μg/kg/phút, tối đa 10μg/kg/phút.

Nicardipin (Loxen) truyền tĩnh mạch: 5 - 15mg/giờ.

+ Nếu huyết áp tâm thu: 180 - 230mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 105 - 140mmHg: uống chẹn ß: Labetalol (nếu nhịp tim không chậm < 60 chu kì/phút).

+ Nếu huyết áp tâm thu < 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu < 105mmHg: uống chẹn ß (nếu nhịp tim không chậm < 60 chu kì/phút. Hoặc ức chế men chuyển như: Enalaprin 10mg/viên; Perldoprìl 5mg/viên.

+ Lợi tiểu íurosemid tiêm tĩnh mạch nhiều lần nếu các thuốc hạ HA không kết quả.

Manitol chỉ dùng khi có phù não: 0,25 - 1 g/kg/6 giờ truyền tĩnh mạch trong 30 phút; không dùng quá 3 ngày.

Thuốc an thần truyền tĩnh mạch: Thiopental (50-100mg/giờ); Propofol (5 - 80mcg/kg/phút).

+ Liều gây mê: giảm phù não, giảm nhu cầu sử dụng oxy ở não.

+ Làm hôn mê sâu hơn, hạ huyết áp. cần theo dõi sát ý thức và huyết áp.

Corticosteroid: chỉ định trong: u não, áp xe não. Không dùng khi có tăng huyết áp.

+ Methylprednisolon: 40-120mg tiêm tĩnh mạch, duy trì 40mg/6 giờ.

+ Dexamethason: 8mg tiêm bắp hoặc TM, duy trì 4mg/6 giờ.

Điều chỉnh nước điện giải:

Điều trị tăng thân nhiệt: paracetamol bơm qua xông hoặc truyền tĩnh mạch.

Điều trị ngoại khoa

Khi biết rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa không kết quả.

Não úng thuỷ: mổ dẫn lưu não thất.

Khối máu tụ lớn: lấy khối máu tụ, giải quyết chảy máu do vỡ dị dạng.

U não: thường khó khăn.

Áp xe não: sau khi đã điều trị nội khoa ổn định, áp xe khu trú lại.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.