- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tắc đường hô hấp trên cấp nếu được phát hiện và xử trí chậm có thể gây hậu quả nghiệm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Tắc đường hô hấp trên cấp là tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp trên bao gồm khí quản, thanh quản hoặc vùng họng.
Chẩn đoán xác định tắc đường hô hấp trên
Dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng theo mức độ tắc nghẽn từ nhẹ đến nặng.
Khó thở.
Tiếng rít thanh khí quản (stridor): tiếng rít thở vào đơn độc thường biểu hiện của tắc nghẽn trên hoặc tại sụn nắp trong khi tiếng rít thở ra đặc trưng cho tắc nghẽn dưới sụn lắp. Tiếng rít thanh khí quản thì thở vào nhiều khi bị nhầm với tiếng rít thở ra của phế quản.
Thở nhanh nông hoặc thở chậm. Trường hợp nặng có thể thấy biểu hiện ngạt thở, thở ngáp.
Vã mồ hôi.
Co kéo các cơ hô hấp phụ.
Tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn. Trường hợp nặng rối loạn ý thức, lú lẫn, mất ý thức.
Tím môi đầu chi (dấu hiệu muộn).
Khám thực thể có thể nghe thấy tiếng rít thanh khí quản (tắc bán phần) kèm theo nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm cả hai bên.
Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn đường hô hấp trên
Tắc nghẽn bán phần: bệnh nhân khó thở, thở có tiếng rít, vật vã kích thích, vã mồ hôi, thay đổi giọng nói, ho ông ổng, khó nuốt...
Tắc nghẽn hoàn toàn: bệnh nhân nhanh chóng mất ý thức trong vài giây đến vài phút.
L ư u ý: tắc nghẽn bán phần có thể tiến triển nhanh chóng thành tắc nghẽn hoàn toàn.
Chẩn đoán nguyên nhân
Nguyên nhân nội sinh
Do sập các tổ chức phần mềm vùng họng miệng (giảm trương lực cơ, gẫy xương hàm).
Phù thanh quản/co thắt thanh quản.
Viêm sụn nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, bạch hầu thanh quản.
Liệt dây thanh âm hai bên.
Dị ứng gây phù niêm mạc họng và khí quản, thường do phản ứng dị ứng khi bị ong đốt, kháng sinh hoặc các thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển).
Chấn thương thanh quản, khối u thanh quản.
Nguyên nhân ngoại sinh
Phù mạch kiểu Ludwig/Ổ mủ vùng hầu họng.
Khối máu tụ (do rối loạn đông máu, chấn thương, phẫu thuật).
U tuyến giáp.
U hạch.
U hoặc dị vật thực quản.
Di vật
Thức ăn.
Đồ chơi với trẻ em hoặc bất kì đồ vật gì với các bệnh nhân sa sút trí tuệ hoặc bệnh nhân tâm thần.
Các thăm dò giúp chẩn đoán nguyên nhân
Soi thanh quản.
Soi khí phế quản.
Chụp Xquang phổi.
Điều trị cấp cứu tắc đường hô hấp trên
Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn.
Trường hợp tắc nghẽn bán phần (không khí còn ra vào phổi được)
Giải thích để bệnh nhân yên tâm.
Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở.
Thở oxy có làm ẩm tốt.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Chuẩn bị sẵn sàng bộ đặt nội khí quản và dụng cụ hút đờm dãi.
Khí dung adrenalin pha loãng 1:1000. Liều dùng 1ml cho người lớn và 0,5ml cho trẻ em.
Kháng sinh: khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu tắc nghẽn hoàn toàn và bệnh nhân có dấu hiệu thiếu oxy (tím tái, thở ngáp cá, rối loạn ý thức) tiến hành kiểm soát đường thở
Khai thông đường thở: tư thế ngửa đầu nâng cằm.
Kiểm tra và lấy bỏ các dị vật bằng đèn soi thanh quản và kẹp Magill.
Hút sạch đờm, máu mủ trong miệng.
Đặt nội khí quản cấp cứu
Đặt nội khí quản qua đường miệng có dùng đèn.
Nếu khó khăn: đặt nội khí quản ngược dòng nhờ một dây dẫn đi qua màng nhẫn giáp.
Mờ khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp nếu không đặt được nội khí quản.
Phòng bệnh
Tránh các yếu tố gây tắc nghẽn đường hô hấp trên trên các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người sa sút trí tuệ, bệnh nhân tâm thần.
Phát hiện sớm và điều trị kịp các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Bài viết cùng chuyên mục
Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.
Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Khó thở cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Khó thở là một triệu chứng phổ biến, gây ra do mắc bệnh phổi, thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn chức năng, thiếu máu, rối loạn thần kinh cơ, béo phì
Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.
Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.
Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.