- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của mỗi quả thận và thường sản xuất ba loại hormone: glucocorticoids, mineralocorticoids và androgen. Suy thượng thận xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất không đủ một hoặc nhiều loại hormone này.
Phát hiện sớm suy thượng thận có thể khó khăn, mặc dù điều trị thường thành công một khi nó được bắt đầu. Điều trị được điều chỉnh theo nguyên nhân cơ bản và, trong hầu hết các trường hợp, điều trị suốt đời là cần thiết. Với phương pháp điều trị thích hợp và một vài biện pháp phòng ngừa bổ sung, những người bị suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động và có tuổi thọ bình thường.
Suy thượng thận là rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, làm giảm sản xuất corticoid chuyển hóa đường (glucocorticoid), corticoid chuyền hóa muối nước và androgen.
Nguyên nhân của suy thượng thận được chia làm 2 loại:
Nguyên nhân tại tuyến (nguyên phát): viêm thượng thận tự miễn, nhiễm khuẩn, nhồi máu hoặc xuất huyết tuyến thượng thận, phá hủy thượng thận hai bên, thâm nhiễm, ung thư xâm lấn tuyến thượng thận, loạn dưỡng chất trắng vỏ thượng thận, suy thượng thận có tính chất gia đình, hội chứng đề kháng corticoid, các thuốc làm giảm tổng hợp cortisol như ketoconazol, aminoglutethimid...
Nguyên nhân suy thượng thận tại tuyến yên hay vùng dưới đồi (thứ phát hoặc tam phát): do uống glucocorticoid liều cao, kéo dài để điều trị một số mạn tính như bệnh khớp, hen phế quản, dị ứng... là nguyên nhân hay gặp nhất; ngoài ra suy thượng thận do tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên như: hoại tử tuyến yên sau đẻ mất máu, khối u, viêm, nhiễm khuẩn, tự miễn, thâm nhiễm hạt, chấn thương, teo, phẫu thuật, xạ trị,...
Chẩn đoán xác định
Suy thượng thận mạn
Lâm sàng có các triệu chứng biểu hiện của thiếu glucocorticoid, corticoid chuyển hỏa muối nước và androgen của suy thượng thận nguyên phát mạn tính:
Mệt: thể chất, tinh íhần và sinh dục.
Gầy từ từ, do mất nước, mất muối, kém ăn.
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
Sạm da (chỉ có trong suy TT nguyên phát): gặp vùng hở, vùng tiếp xúc với ánh nắng, sẹo, mặt, cổ, nếp gấp bàn tay, núm vú. Sạm niêm mạc: má, lợi, lưỡi, sàn miệng...
Huyết áp thấp, hạ huyết áp tư thế.
Hạ đường huyết, chuột rút, thèm ăn muối...
Xét nghiệm: chứng tỏ tiết không đủ cortisol.
Cortisol máu nền 8 giờ thấp: nếu < 83nmol/l (3mcg/dl) gợi ý suy thượng thận.
Nghiệm pháp kích thích ACTH (test Synacthene nhanh): tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 ống Synacthene 250 microgam, định lượng cortisol máu sau 30, 60 phút. Nếu cortisol > 550nmol/l (20mcg/dl): loại trừ suy thượng thận nguyên phát và hầu hết là suy thượng thận thử phát.
Suy thượng thận cấp
Triệu chứng suy thượng thận cấp: xuất hiện trên nền suy thượng thận mạn tính có tăng nhu cầu corticoid như: nhiễm khuẩn nặng, stress cấp tính hay xuất huyết thượng thận hai bên, dừng glucocorticoid đột ngột, các bệnh nhân co bệnh lí tuyến yên, tiền sử mổ u tuyến yên... nên nghĩ đến suy thượng thận cấp.
Sốt, trụy mạch không lí giải được do các bệnh lí khác.
Triệu chứng thần kinh hay tâm thần do hạ đường huyết, hạ natri máu, mất nước như: suy nhược, kích động, lú lẫn, tăng nhiệt, đau cơ, chuột rút,...
Bệnh cảnh viêm dạ dày - ruột cấp như buồn nôn, nôn hay đau bụng cấp.
Xét nghiệm:
Cần định lượng cortisol máu nền và ACTH. Khi nghi ngờ suy thượng thận cấp cần điều trị tiêm tĩnh mạch dexamethason để tránh phản ứng chéo với xét nghiệm cortisol.
Cortisol máu nền > 700nmol/l (25mcg/dl) thường không nghĩ đến suy thượng thận. Khi tình trạng bệnh qua giai đoạn cấp tính cần làm thêm test Synacthene nhanh như trên để khẳng định chẩn đoán.
Các rối loạn khác như: rối loạn/điện giải nặng, có cô đặc máu, protid máu tăng, hematocrit tăng, suy thận chức năng, toan chuyền hóa.
Chẩn đoán phân biệt suy thượng thận nguyên phát với thứ phát
Bảng. Phân biệt suy thượng thận nguyên phát và suy thượng thận thứ phát
* Test hạ đường huyết với insulin là tiêu chuẩn vàng để phân biệt suy thượng thận nguyên phát và thứ phát: nguyên li dùng Insulin gây hạ đường huyết sẽ kích thích vùng duới đồi yên tiết ra CRH và ACTH từ đó làm tăng tiết cortisol máu. Tuy nhiên test này nguy hiểm đặc biệt chổng chỉ định ở người già, tiền sử bệnh tim mạch, bệnh tâm thần và phải được theo dõi cản thận nén chỉ nên áp dụng tại tuyến chuyên khoa.
Chẩn đoán nguyên nhân
Suy thượng thận nguyên phát
Hay gặp nguyên nhân do bệnh tự miễn, lao, tiền sử hoặc đang điều trị HC Cushing hay thuốc chống nấm như Nizoral. Triệu chứng lâm sàng có sạm da, biểu hiện của thiếu glucocorticoid, corticoid chuyển hóa muối nước và androgen. CT scan ổ bụng có thể thấy chảy máu thượng thận, calci hóa trong lao thượng thận hay di căn ung thư...
Suy thượng thận thứ phát
Hay gặp ở các bệnh nhân dùng corticoid kéo dài hoặc liều cao giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột, bệnh nhân có tiền sử mất máu sau đẻ trong hội chứng Sheehan, adenoma tuyến yên, u sọ hầu, tổn thương phá hủy do chấn thương, teo, sau phẫu thuật, xạ trị, chảy máu vùng dưới đồi tuyến yên... lâm sàng biểu hiện của suy thượng thận nhưng không có sạm da, CT hoặc cộng hường từ sọ não có thể thấy tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.
Xét nghiệm đặc hiệu
Cortisol máu nền, nghiệm pháp kích thích ACTH.
Xét nghiệm khác
Công thức máu: thiếu máu nhược sẳc, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan.
Đường huyết đói: có thể thấp.
Điện giải đồ: natri máu giảm, natri niệu tăng, kali máu tăng.
Tăng ure, creatinin do suy thận chức năng, toan máu nhẹ, tăng calci máu từ nhẹ đến trung bình.
Chẩn đoán hình ảnh
Chì tiến hành khi đã có các xét nghiệm nội tiết và đã có chẩn đoán.
Cộng hưởng từ sọ não, CT scan: tiến hành khi nghi ngờ u tuyến yên (nên chụp cộng hưởng từ sọ não hơn là CT scan).
Siêu âm ổ bụng và CT thượng thận: phát hiện ra u thượng thận, kích thước và tính chất khối u: calci hóa thường do lao, u do nấm, di căn ung thư, u lympho hay AIDS.
Xquang tim phổi thẳng: phát hiện có lao phổi kèm theo, u hay ung thư gây di căn.
Điểu trị tại tuyến tỉnh và trung ương
Khẩu phần ăn muối bình thường.
Glucocorticoid liều thay thế
Hydrocortison: là thuốc điều trị tốt nhất. Liều từ 10 - 30mg/ngày chia 2 lần (2/3 tồng liều sau ăn sáng và 1/3 sau ăn chiều).
Hoặc prednison: 5mg - 7,5mg một lần/ngày.
Các chế phẩm corticoid nên dùng sau ăn.
Corticoid chuyền hóa muồi nước
Fludrocortison 50 - 300mcg một lần/ngày
Điều trị suy TT thứ phát hoặc tam phát: tương tự như suy TT nguyên phát ít khi cần bù corticoid chuyển hóa muối nước.
Khi ốm hoặc phẫu thuật
Điều chỉnh điện giải, huyết áp, bù đù dịch.
Tiêm hydrocortison natri succinat tĩnh mạch 50 - 100mg mỗi 6 -8 giờ. Giảm liều dần trong 1 -3 ngày và chuyển dần thành liều uống. Duy trì hoặc tăng liều hydrocortison đến 200 - 400mg/ngày nếu có sốt, hạ huyết áp hay biến chứng khác xảy ra. Nếu không có hydrocortison natri succinat, có thể dùng thay thế bằng methylprednisolon 40mg tiêm TM.
Phòng ngừa suy thượng thận mất bù
Giáo dục bệnh nhân hiểu li do điều trị thay thế suốt đời, không được bỏ thuốc điều trị, chế độ ăn muối bình thường. Đặc biệt biết cách tăng liều thuốc 2 - 3 lần hoặc tiêm hydrocortison khi ốm bệnh.
Với các bệnh nhân phải dùng corticoid kéo dài hoặc liều cao để điều trị một số bệnh mạn tính cần tránh giảm hay ngừng liều đột ngột để tránh suy thượng thận cấp.
Điều trị suy thượng thận cấp
Bù nước vả điện giải đường tĩnh mạch để hồi phục thể tích dịch thiếu: 2 - 3 lít NaCI 9%0 hoặc glucose 5% pha thêm NaCI nếu đường huyết thấp.
Khi chẩn đoán chưa rõ dexamethason 4mg tĩnh mạch trước khi làm nghiệm pháp Synacthene, hydrocortison natri succinat: tiêm tĩnh mạch 50 - 100mg mỗi 6 - 8 giờ ngay khi chẩn đoán, giảm liều dần trong 1 - 3 ngày và chuyển thành liều uống duy trì nếu có thể.
Mineralocorticoid: thường ít dùng trong suy thượng thận cấp. Bù natri đủ có thể chỉ bằng truyền muối tĩnh mạch, cũng có thể dùng khi hết truyền muối.
Theo dõi đường máu và truyền glucose ưu trương nếu cần.
Điều trị nguyên nhân gây khởi phát suy thượng thận cấp.
Bài viết cùng chuyên mục
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình
Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.
Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.
Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán
Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.
Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện
Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.
Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống
Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.