- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Suy giáp có thể xuất phát từ một khiếm khuyết ở bất cứ đâu trong trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến giáp. Trong phần lớn các trường hợp, nó được gây ra bởi bệnh tuyến giáp (suy giáp nguyên phát). Ít thường xuyên hơn là do giảm bài tiết hormone kích thích tuyến giáp (TSH) từ tuyến yên trước hoặc do giảm bài tiết hormone giải phóng thyrotropin (TRH) từ vùng dưới đồi.
Nguyên nhân gây suy giáp nên được xác định ở mọi bệnh nhân vì những lý do sau:
Suy giáp có thể thoáng qua và không cần hoặc chỉ điều trị ngắn hạn, như ở bệnh nhân viêm tuyến giáp không đau hoặc viêm tuyến giáp sau sinh.
Nó có thể được gây ra bởi một loại thuốc, chẳng hạn như lithium hoặc thuốc có chứa iốt và biến mất khi ngừng thuốc.
Đây có thể là biểu hiện đầu tiên hoặc duy nhất của bệnh vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.
Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có 0,1 %. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng lâm sàng
Bướu cổ: to, nhỏ hoặc sẹo mổ ở cổ. Bướu cổ có thể là triệu chứng định hướng chẩn đoán.
Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ.
Tổn thương da - niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm biến đổi hình thể. Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc. Da khô, vàng sáp. Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn.
Tóc khô dễ rụng.
Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kì/phút, huyết áp thấp, thể nặng có thê có tràn dịch màng tim. Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc không đều.
Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm đặc hiệu: FT3, FT4 giảm, TSFI tăng hoặc có thể bình thường.
Xét nghiệm không đặc hiệu:
+ Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to.
+ Sinh hoá máu: cholesterol, triglicerid tăng.
+ Glucose, natri giảm, CK, CKMB tăng.
+ Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp teo nhỏ hoặc không quan sát được nhu mô tuyến giáp trên siêu âm (trong các trường hợp suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp), đậm độ nhu mô tuyến giảm âm, có thể có nhiều xơ hoá (do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto).
+ Siêu âm tim: có thể phát hiện tràn dịch màng ngoài tim.
+ Chụp Xquang tim phổi: bóng tim to do thâm nhiễm cơ tim, có thể có tràn dịch màng tim.
+ Điện tâm đồ: nhịp chậm xoang, QRS điện thế thấp ở tất cả các chuyển đạo.
Chẩn đoán phân biệt
Theo thể lâm sàng
Khi có một số triệu chứng gợi ý suy giáp dù không đầy đù như: hội chứng trầm cảm, phụ nữ 50 tuổi có các triệu chứng mãn kinh nặng hoặc bệnh Alzheimer, nên định lượng hormon tuyến giáp để chẩn đoán.
Những người thiếu máu, dinh dưỡng kém.
Những người béo phì.
Hội chứng T3 giảm
Có thể gặp trong các bệnh cấp và mạn tính như nhiễm khuẩn năng, ung thư di căn, suy tim giai đoạn cuối, điều trị hồi sức tích cực lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi không có tảng TSH có thể loại trừ suy giáp.
Chẩn đoán nguyên nhân
Nguyên nhân của suy giáp tiên phát
Suy giáp tiên phát hay gặp nhất, chiếm 95% các trường hợp.
Nguyên nhân tại tuyến giáp: xét nghiệm: TSH tăng (chẩn đoán chắc chắn khi TSH > 10ụmol/l), FT4 giảm.
Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn cuối: chủ yếu gặp ở phụ nữ, tăng lên theo tuổi. Xét nghiệm anti - TPO hoặc anti - TG thường tăng cao. Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá hủy, thay vào đó là các tổ chức limpho bào.
Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.
Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.
Một số nguyên nhân hiếm gặp:
Khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng.
Rối loạn chuyển hoá lod: thừa hoặc thiếu lod.
Rối loạn gen tại tuyến giáp.
Không có tuyến giáp.
Nguyên nhân do điều trị
Sau phẫu thuật tuyến giáp (cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).
Sau điều trị Basedow bằng iod-131.
Điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.
Nguyên nhân của suy giáp thứ phát
Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.
Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.
Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (hội chứng Sheehan).
Chiếu tia xạ vào vùng tuyến yên.
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
Lâm sàng: ngoài triệu chứng lâm sàng của suy giáp, bệnh nhân có thể có triệu chứng của suy tuyến thượng thận và/hoặc suy sinh dục (xem thêm bài suy tuyến yên).
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm
TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm.
Định lượng hormon tuyến thượng thận và tuyến sinh dục có thể giảm.
Chụp MRI sọ não để phát hiện khối u tuyến yên (trong một số trường hợp nghi ngờ do nguyên nhân tuyến yên, kết hợp khám chuyên khoa mắt: đo thị trường, thị lực).
Điều trị
Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành.
Điều trị bằng hormon thay thế đường uống, vĩnh viễn.
Thuốc L-thyroxin (L-T4) là lựa chọn đầu tiên để điều trị suy giáp; hấp thu 60 - 80%, thời gian bán hủy dài, khoảng 7 ngày. Đóng dạng viên nén, hàm lượng 50μg và lOOμg (biệt dược Levothyrox, Thyrax...). uống 1 lần mỗi ngày, vào trước bữa ăn sáng 30 phút. Không được uống L-T4 cùng lúc với calci carbonat, viên sắt.
Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế hormon tuyến giáp.
Bệnh nhân không có bệnh lý mạch vành
Có thể điều trị ngoại trú. Mục đích là đạt được nồng độ TSH bình thường.
Liều tấn công ban đầu tương đối cao: L-thyroxin 1 - 2μg/kg/ngày (trung bình 1,6μg/kg/ngày). Tăng liều từ từ khoảng 25 - 50μg/mỗi 2 - 3 tuần, cho tới liều thích hợp (TSH về bình thường), liều thường dùng 75 - 150μg/ngày. Rồi duy trì liều ổn định.
Theo dõi: cần định lượng TSH 3 -6 tuần sau lần chỉnh thuốc lần cuối cùng.
Được gọi là điều trị có hiệu quả khi:
Lãm sàng: hết các triệu chứng cơ năng như mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón... các triệu chứng thâm nhiễm da, niêm mạc mất đi chậm hơn.
Xét nghiệm: TSH về bình thường.
Bệnh nhân lớn tuổi và/hoặc có nghi ngờ bệnh mạch vành
Nên điều trị tại bệnh viện.
Trước khi điều trị hormon thay thế cần kiểm tra và điều trị thiếu máu (nếu có), tăng liều thuốc điều trị đau thắt ngực đang dùng; nếu không có chống chỉ định thì dùng thuốc chẹn beta - giao cảm chọn lọc, chỉnh liều cho phù hợp với chức năng tim.
Điều trị suy giáp: nên bắt đầu với L-thyroxin liều tối thiểu (12,5μg/ngày), tăng liều từ từ 12,5μg/mỗi 2 -3 tuần, thậm chí còn thấp hơn.
Theo dõi:
Về tim mạch: triệu chứng đau thắt ngực, điện tim hàng ngày, enzym tim 2 lần/tuần.
Công thức máu: nếu có thiếu máu.
Nếu xuất hiện đau thắt ngực khi tăng liều hormon thay thế cần làm điện tim, định lượng enzym tim, tăng liều thuốc chống đau thắt ngực và ngừng tăng liều hormon giáp.
Mục tiêu điều trị: TSH ở giới hạn cao của bình thường. Nên duy trì liều L-thyroxin dưới liều điều trị để tránh cơn đau thắt ngực.
Điều trị phụ nữ suy giáp có thai
Khi có thai thì liều thuốc phải tăng 25 - 50% so với lúc chưa có thai. Đặc biệt phải lưu ý ở quý đầu của thai ki. Sau khi đẻ sẽ quay về liều như trước khi có thai.
Điều trị suy giáp thứ phát
Mục tiêu: duy trì FT4 ở giới hạn cao của chỉ số bình thường.
Nguyên tắc điều trị như ở trên.
Phải điều trị thay thế hormon tuyến thượng thận trước khi điều trị hormon tuyến giáp.
Phòng bệnh
Những bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có suy giáp lâm sàng thì phải theo dõi và xét nghiệm định kì hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp.
Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm hội chứng Sheehan.
Tiên lượng
Đa phần bệnh nhân có tiên lượng tốt khi chấp hành đúng và đủ liều điều trị.
Cần theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân suy giáp cao tuổi có bệnh lí mạch vành trong suốt quá trình điều trị.
Bài viết cùng chuyên mục
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu
Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong
Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não
Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai
Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.
Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Barbituric ức chế hệ thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu
Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu
Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi
Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân
Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo