- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sốc là một tình trạng đe dọa tính mạng của suy tuần hoàn, khiến việc cung cấp oxy không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào và yêu cầu tiêu thụ oxy, tạo ra tình trạng thiếu oxy tế bào và mô. Tác động của sốc ban đầu có thể đảo ngược, nhưng nhanh chóng trở nên không thể đảo ngược, dẫn đến suy đa cơ quan (MOF) và tử vong. Khi một bệnh nhân bị sốc không phân biệt, điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng ngay lập tức bắt đầu trị liệu trong khi nhanh chóng xác định nguyên nhân để có thể điều trị dứt điểm để sốc ngược và ngăn ngừa MOF và tử vong.
Sốc được định nghĩa là tình trạng thiếu oxy tế bào và mô do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ hoặc kết hợp các quá trình này. Điều này thường xảy ra khi có suy tuần hoàn biểu hiện dưới dạng hạ huyết áp (nghĩa là giảm tưới máu mô); tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng một bệnh nhân bị sốc có thể biểu hiện tăng huyết áp, bình thường hoặc hạ huyết áp. Sốc ban đầu có thể đảo ngược, nhưng phải được nhận ra và điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tiến triển thành rối loạn chức năng cơ quan không hồi phục. "Sốc không phân biệt" đề cập đến tình huống sốc được nhận ra nhưng nguyên nhân không rõ ràng.
Sốc giảm thể tích là tình trạng sốc do giảm đột ngột thể tích tuần hoàn gây ra:
+ Giảm tưới máu tổ chức (thiếu oxy tế bào).
+ Rối loạn chuyển hóa tế bào.
Tình trạng thiếu oxy tế bào kéo dài dẫn đến tổn thương tế bào các tạng, nếu muộn gây sốc trơ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân thường do chảy máu nghiệm trọng, dễ nhận biết. Đôi khi sốc giảm thể tích do mất huyết tương hoặc do mất nước lớn, có nguồn gốc từ tiêu hóa, thận hoặc da.
Bệnh nặng thêm nếu có bệnh lí kết hợp: đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận...
Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Chẩn đoán xác định sốc giảm thể tích tuần hoàn
Mạch nhỏ khó bắt, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu < 90mmHg)
Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức.
Da niêm mạc lạnh, nhợt nhạt.
Thở nhanh, tím môi và đầu chi.
Đái ít, vô niệu.
Các triệu chứng mất máu nếu sốc mất máu.
Xét nghiệm: thường chậm.
+ Máu cô (hematocrit tăng, protid máu tăng) nếu sốc giảm thể tích đơn thuần.
+ Giảm hồng cầu, hematocrit nếu sốc mất máu.
+ Rối loạn nước điện giải.
+ Rối loạn thăng bằng toan kiềm: toan chuyển hóa trong trường hợp tiêu chảy hoặc sốc kéo dài, kiềm chuyền hoá trong trường hợp nôn nhiều.
Chẩn đoán phân biệt sốc giảm thể tích tuần hoàn
Sốc do tim: áp lực tĩnh mạch trung tâm thường tăng, cung lượng tim giảm.
+ Sốc nhiễm khuẩn: có sốt, có ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng...
+ Sốc phản vệ cũng có phần giảm thể tích tuần hoàn. Chẩn đoán khó nếu sốc muộn.
Chẩn đoán mức độ trong sốc mất máu
Bảng. Mức độ sóc mất máu
Chẩn đoán nguyên nhân
Sốc mất máu
Chấn thương (chảy máu ngoài, chảy máu trong): vỡ gan, lách, thận, vỡ xương chậu, chảy máu màng phổi, vết thương mạch máu...
Không do chấn thương: chảy máu đường tiêu hoá trên, chảy máu đường tiêu hoá dưới, có thai ngoài tử cung vỡ, vỡ động mạch chủ bụng, khối u gan vỡ...
Một số trường hợp đặc biệt, cần phải có các biện pháp chẩn đoán kết hợp như:
+ Chọc rửa ổ bụng: xác định lượng máu mất trong ổ phúc mạc.
+ Siêu âm bụng: để khám phá các ổ máu tụ sau phúc mạc.
+ Đặt ống thông dạ dày, ống thông hậu môn, theo dõi lượng phân đen, theo dõi chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng, trực tràng.
Sốc giảm thể tích đơn thuần, không kèm theo mất máu
Nguyên nhân tiêu hóa: nôn, tiêu chảy không được bù dịch, tắc ruột...
Nguyên nhân nội tiết: đái tháo nhạt, đa niệu thẩm thấu.
Nguyên nhân say nắng, say nóng, bỏng rộng, hội chứng Lyell -> sốc do mất một lượng huyết tương lớn.
Mất dịch vào khoang thứ ba: viêm tụy cấp, viêm phúc mạc, tắc ruột.
Điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn
Xử trí nhằm 2 mục đích: hồi sức và điều trị nguyên nhân
Bốn bước cơ bản trong xử trí bao gồm:
Đánh giá ngay các chức năng sống cơ bản.
Xác định nhanh chóng nguyên nhân.
Làm các xét nghiệm cơ bản, xác định ngay nhóm máu nếu sốc mất máu.
Truyền dịch thay thế ngay lập tức.
Hồi sức
Các động tác cấp cứu cơ bản
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, tuy nhiên chú ý phòng nguy cơ sặc vào phổi.
Thở O2 mũi 2 - 6l/phút.
Đặt nội khí quản nếu có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc có suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức.
Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) nếu có suy tim.
Giữ ấm cho bệnh nhân.
Đặt ống thông bàng quang theo dõi lượng nước tiểu.
Lấy máu làm xét nghiệm cơ bản, làm điện tim.
Hồi phục thể tích và chống sốc
Ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu là bù lại lượng dịch mất và tái hồi lại tình trạng huyết động.
Truyền dịch: natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat, truyền nhanh để đạt được 500ml trong 15 phút.
Khi huyết áp tâm thu lên đến 70 - 80mmHg giảm tốc độ truyền, ở đa số bệnh nhân truyền 1-2 lít dịch muối đẳng trương sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất.
Truyền dung dịch keo khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà bệnh nhân vẫn còn sốc.
Số lượng và tốc độ truyền phụ thuộc mức độ sốc, tình trạng tim mạch của bệnh nhân
Mục đích: bệnh nhân thoát sốc (da ấm, huyết áp tâm thu > 90, nước tiểu >50ml/giờ, hết kích thích).
Theo dõi sát mạch, huyết áp, nghe phổi, CVP, điện tâm đồ (nếu có) đặc biệt bệnh nhân có bệnh tim mạch.
Truyền máu: đối với sốc mất máu, truyền máu ngay. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhóm máu hiếm truyền ngay máu nhóm o trong khi chờ máu cùng nhóm.
Điều trị nguyên nhân
Giải quyết ổ chảy máu: là cơ bản, như cầm máu vết thương, tiêm xơ cầm máu trong giãn tĩnh mạch thực quản, cắt dạ dày, đặt ống thông Blakemore truyền terlipressine vasopressine, cắt lách, cắt bỏ tử cung...
Phòng bệnh sốc giảm thể tích tuần hoàn
Phòng không để sốc xảy ra dễ hơn điều trị sốc.
Giải quyết nhanh chóng các nguyên nhân dễ dẫn đến sốc mất máu: chảy máu do chấn thương...
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch
Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí
Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.
Sốc phản vệ: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại da hoặc niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp
Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu
Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.
Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.