- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cạp nia thuộc họ rắn hổ (Elapidae). Rắn cạp nia nhỏ, ngắn hơn rắn cạp nong, dài khoảng 1m (ít khi gặp loại dài trên 1,30m), màu da đen xanh có những khoanh trắng, khoanh đen rõ nét nối tiếp nhau.
Rắn cạp nia sống hoang dại ở cả 2 miền Bắc và Nam là loại rắn độc nhất trong các loại rắn.
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ.
Peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận gây đái nhiều và mất natri. Tác dụng của nọc rắn còn độc với hệ thần kinh thực vật.
Chẩn đoán xác định
Đặc điểm rắn
Người nhà hoặc bệnh nhân khai nhìn thấy rắn cạp nia cắn, có bằng chứng.
Hỏi bệnh, khám
Tại chỗ: đau ít, không sưng nề hoại từ, tìm thấy vết móc độc như kim châm hoặc không thấy (đa số không tìm thấy móc độc vì móc độc của cạp nia rất nhỏ).
Toàn thân: dấu hiệu sớm: đau người, đau họng, sụp mi, há miệng hạn chế sau đó nuốt khó, liệt các cơ hô hấp và liệt chi, ngọn chi thường liệt cuối cùng. Liệt với tính chất liệt ngoại biên, đối xứng hai bên, liệt kiểu lan xuống (từ đầu trở xuống), khi hồi phục thì ngọn chi thường là nơi hồi phục trước.
Giãn đồng tử hai bên, phản xạ kém hoặc không có phản xạ ánh sáng.
Mạch nhanh (nhịp nhanh xoang), huyết áp có thể tăng, cầu bàng quang (+).
Xét nghiệm cận lâm sàng, giúp đánh giá, theo dõi
Xét nghiệm máu, nước tiểu: ure, đường, creatinin, điện giải máu, điện giải niệu, ALTT máu, niệu làm hàng ngày. Khi có hạ natri máu làm điện giải máu 2 - 4 lần/ngày để điều chỉnh. Protid, albumin, AST, ALT, bilirubin, khí máu, AI TT máu, niệu. Công thức máu, cấy đờm, nước tiểu nếu cần.
Chẩn đoán hình ảnh: Xquang phổi, CT sọ não khi bệnh nhân Hệt hoàn toàn không phân biệt được với hôn mê do bất thường cấu trúc.
Chẩn đoán phân biệt
Với các loại rắn hổ khác: rắn hổ mang, rắn hổ chúa.
Bệnh thần kinh gây liệt cơ: bệnh Guilain Barre, rối loạn chuyển hóa porphyrin,...
Tai biến mạch máu não.
Mất não.
Điều trị
Hồi sức và điều trị triệu chứng
Động viên để bệnh nhân yên tâm.
Băng ép, sau đó có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch rồi sát trùng.
Theo dõi sát nhịp thở, sụp mi, đau họng, liệt cơ hô hầp.
Đặt nội khí quản, thở máy kiểm soát thể tích với Vt cao tăng dần tới 15ml/kg.
Truyền dịch: natri clorua 9%o: 1000ml/ngày + KCI 2g/ngày. Hạn chế dịch truyền nếu không có chỉ định bù dịch.
Theo dõi Na máu mỗi 24 giờ để phát hiện kịp thời hạ Na máu. Điều trị hạ Natri máu bằng dung dịch Natri clorua 2% (phác đồ dưới đây).
Phòng và điều trị viêm phổi bệnh viện.
Chăm sóc mẳt: nếu bệnh nhân thở máy: ngay từ khi vào phải rửa mắt bằng natri clorua 0,9%, băng mắt, nhò dầu vitamin A 3 giờ/lần, tra kháng sinh khi có viêm giác mạc, kết mạc.
Dinh dưỡng: 35Kcalo/kg/ngày.
Huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia
Huyết thanh kháng nọc: khi có triệu chứng toàn thân nên dùng sớm ngay. Thử test 01 lọ, pha với NaCI 9%0 với tỉ lệ 1/10. Lấy 0,01-0,02m! làm test trong da. Với những bệnh nhân nhạy cảm hoặc đã tiêm huyết thanh trước đó nên pha loãng thành 1/100. Test dương tính khi thấy da vùng thử đỏ, sưng nề và có quầng trong khoảng 30 phút sau test. Nếu test âm tính cho truyền Huyết thanh kháng nọc 10 lọ pha trong 250ml NaCI 0%o hoặc pha với tỉ lệ 5-10ml/kg truyền trong 60-90 phút, tối đa 30 lọ.
Với bệnh nhân có test Huyết thanh kháng nọc dương tính: cân nhắc việc lợi hại của dùng Huyết thanh kháng nọc với nguy cơ sốc phản vệ. Nếu tình trạng bệnh nhân rất nặng cần Huyết thanh kháng nọc thì cho diphenhydramln, kháng H2 và cortlcoid trước đó (methylprednisolon 40mg, tiêm tĩnh mạch 1-2 ống, tiêm bắp Dimedrol hoặc Pipolphen), sau đó chỉ định Huyết thanh kháng nọc bắt đầu với tốc độ lúc đầu 3-5ml/giờ nếu không có biểu hiện gì thi tăng lên 120-180ml/giờ.
Phòng bệnh
Rắn cạp nia cắn thường ở đồng ruộng, các khu vực có nước hoặc gần nước, do nằm ngủ trên nền đất, do đó:
Đi găng, ủng khi làm việc dưới nước.
Đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài và dùng đèn khi đi trong đêm tối, qua bụi cây.
Không đưa tay vào các hang hốc, bụi có nếu không nhìn rõ.
Không nằm ngủ trên nền đất, kể cả trong nhà.
Không tắm ở sông, hồ, ao, thận trọng khi lội nước vào ban đêm, tối.
Thận trọng khi bắt rắn trong lưới: dễ nhầm đuôi với đầu rắn, khó bắt và dễ bị cắn.
Không bắt rắn, trêu rắn hoặc chơi với rắn.
Chú ý: liệt cơ do rắn cạp nia thường kéo dài, bệnh nhân dễ tử vong do hạ natri máu nếu không phát hiện kịp thời. Hạ natri có thể xảy ra sớm ngay trong ngày đầu bị cắn, thông thường hạ natri gặp nhiều nhất và ngày thứ 2 và 3 sau bị cắn và kéo dài nhiều tuần.
Khi có hạ natri máu, xét nghiệm natri máu 4 lần/ngày và điều chỉnh natri:
Điều chỉnh hạ natri máu cho bệnh nhân rắn cạp nia cắn bằng dung dịch natri clorua 2%
Pha 500 ml dung dịch natri clorua 2%:
Chai NaCI 9%0 loại 500ml rút ra 60ml.
Pha 12 ống NaC110% loại 5ml/ống (60ml) vào chai NaCI 9%0.
Kết quả được 500ml dịch NaCI 2% có 170mmol Na.
Pha 1000ml natri clorua 2%:
Chai NaCI 9%0 loại 1000ml rút ra 120ml.
Pha vào 24 ống NaCI 10% loại 5ml.
Kết quả được 1 lít dịch NaCI 2% có 340mmol Na.
Cách bù qua đường tiêu hóa
NaCI loại gỏi 10g: pha với 60ml nước lọc bơm qua ống thông hoặc cho uống 6 lần/ngày.
Điều chỉnh Na cho bệnh nhân rắn cạp nia cắn có hạ Na máu
Na > 130mmol/l: muối ăn 10g chia 6 bữa.
Na < 130mmol/l: NaCI 2% truyền tĩnh mạch 80ml/giờ, muối ăn 10g/24giờ.
Nếu hạ Na cấp gây co giật: bù 500ml trong 3 giờ, duy trì 80ml/giờ, muối ăn 10g/24, nếu sau 3 giờ Na không đạt mục tiêu thì tăng tốc độ truyền NaCI 2% lên 100-120ml/giờ.
Na = 130mmol/l truyền duy trì NaCI 2% 40ml/giờ, theo dõi và điều chỉnh cho đến khi Na máu bình thường.
Theo dõi
Theo dõi Na máu 6-8 giờ/lần.
Theo dõi Na niệu 24giờ hằng ngày.
Theo dõi áp lực thẩm thấu máu, niệu 1 lần/ngày.
Xét nghiệm cơ bản khác tùy tình huống bệnh nhân.
Bài viết cùng chuyên mục
Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức
Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng
Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu
Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động
Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ: điều trị hồi sức tích cực
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase, đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này
Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.
Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.
Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn
U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.
Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi
Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội
Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.